Bài tập trắc nghiệm hạt nhân nguyên tử hay và khó theo chủ đề (có đáp án)

Cập nhật lúc: 16:49 05-08-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12


Hệ thống bài tập hạt nhân nguyên tử đầy đủ kiến thức của cả chương giúp bạn ghi nhớ kiến thức lý thuyết một cách hệ thống và rèn luyện kỹ năng giải bài tập.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ HAY VÀ KHÓ THEO CHỦ ĐỀ  ( CÓ ĐÁP ÁN)

CHỦ ĐỀ 1. CẤU TẠO HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ. ĐỘ HỤT KHỐI. NĂNG LƯỢNG LIÊN KẾT

Câu 1. Hạt nhân nguyên tử \(_{Z}^{A}\textrm{X}\)  được cấu tạo gồm

        A. Z nơtron và A prôtôn                             B. Z nơtron và A nơtron

       C. Z prôtôn và (A-Z) nơtron                        D. Z nơtron và (A-Z) prôton

Câu 2. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các hạt

        A. prôtôn                                                     B. nơtron               

       C. prôtôn và các nơtron                                D. prôtôn, nơtron và electron

Câu 3. Lực hạt nhân là

        A. lực điện                                                   B. lực từ                 

        C. lực giữa các nuclon                                 D. lực cơ học

Câu 4. Bản chất của lực tương tác giữa các nuclon trong hạt nhân là

        A. lực tĩnh điện          B. lực hấp dẫn           C. lực điện từ             D. lực tương tác mạnh

Câu 5. Phát biểu nào sau đây sai ? Lực hạt nhân

        A. là loại lực mạnh nhất trong các loại lực đã biết hiện nay

        B. chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi kích thước hạt nhân

        C. là lực hút rất mạnh nên có cùng bản chất với lực hấp dẫn nhưng khác bản chất với lực tĩnh điện

        D. không phụ thuộc vào điện tích

Câu 6. Phạm vi tác dụng của lực hạt nhân là

        A. 10-13cm                  B.  10-8 cm                 C.  10-10cm                D. vô hạn

Câu 7. Lực hạt nhân là loại lực

        A. Liên kết các nuclôn trong hạt nhân với nhau                           

        B. Là lọai lực mạnh nhất trong các loại lực đã biết

        C. Có bán kính tác dụng rất ngắn khoảng 10-15 m                        

        D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng

        A. Hiđrô có ba đồng vị là Hiđrô thường, Đơtêri và Triti              

        B. Đơtêri kết hợp với ôxi thành nước nặng

        C. Đơn vị khối lượng nguyên tử là khối lượng của một nguyên tử Cacbon

        D. Một số nguyên tố là hỗn hợp của nhiều đồng vị

Câu 9. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có

        A. Số khối A bằng nhau                             

        B. Số prôtôn bằng nhau và số nơtron khác nhau

        C. Số nơtron bằng nhau và số prôtôn khác nhau                         

        D. Khối lượng bằng nhau

Câu 10. Phát biểu nào là sai ?

        A. Các đồng vị phóng xạ đều không bền

        B. Các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số prôtôn nhưng có số nơtrôn (nơtron) khác nhau gọi là đồng vị

        C. Các đồng vị của cùng một nguyên tố có số nơtrôn khác nhau nên tính chất hóa học khác nhau

        D. Các đồng vị của cùng một nguyên tố có cùng vị trí trong bảng hệ thống tuần hoàn

Câu 11. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có

        A. số khối bằng nhau                                                        B. số proton bằng nhau, số notron khác nhau

        C. số notron bằng nhau, số proton khác nhau                   D. khối lượng bằng nhau

Câu 12. Các đồng vị của cùng một nguyên tố thì

        A. có cùng khối lượng                                                       B. cùng số Z, khác số A                              

        C. cùng số Z, cùng số A                                                    D. cùng số A

Câu 13. Tính số nguyên tử Hêli chứa trong 1g \(_{2}^{4}\textrm{He}\) là

          A. 1,5.1022 nguyên tử        B. 1,5.1023 nguyên tử         C. 1,5.1024 nguyên tử        D. 3.1022 nguyên 

Câu 14. Số nguyên tử có trong 2 gam \(_{5}^{10}\textrm{Bo}\) là

         A. 4,05.\(10^{23}\)                         B. 6,02.\(10^{23}\)                       C. 1,024.\(10^{23}\)                      D. 20,95.\(10^{23}\)

Câu 15. Số nguyên tử có trong khối lượng mo = 20g chất Rn ban đầu là

        A. No = 5,42.1020 hạt           B. No = 5,42.1022 hạt        C. No = 5,42.1024 hạt          D. Một giá trị khác

Câu 16. Biết số Avôgađro là NA = 6,023.1023mol-1. Số nguyên tử Oxi chứa trong 4,4g khí CO2

        A. N = 6,023.1022 hạt            B. N = 6,023.1023 hạt       C. N = 1,2046.1022 hạt         D. N = 1,2046.1023 hạt

Câu 17. Tính số lượng phân tử Nitơ có trong 1g Nitơ .Biết khối lượng nguyên tử lượng của nitơ là 13,999u .Biết 1u = 1,66.10-24 g

        A. 43.1021 phân tử                 B. 215.1020 phân tử          C. 43.1020 phân tử              D. 215.1021 phân tử

Câu 18. Một lượng khí Ôxi chứa 1,88.1023 nguyên tử. Biết 1mol nguyên tử chứa N = 6,022.1023 nguyên tử. Khối lượng khí là

        A. 20g                                     B. 10g                               C. 5g                                    D. 2,5g

Câu 19. Biết số Avôgađrô là 6,02.1023/mol, khối lượng mol của urani là 238 g/mol. Số nơtrôn (nơtron) trong 119 gam urani U238

        A. 8,8.1025                              B. 1,2.102                         C. 4,4.1025                          D. 2,2.1025

Câu 20. Trong hạt nhân nguyên tử \(_{6}^{14}\textrm{C}\) có

        A. 14 proton và 6 notron                                                  B. 6 proton và 14 notron        

        C. 6 proton và 8 notron                                                    D. 8 proton và 6 notron

Câu 21. Hạt nhân \(_{11}^{24}\textrm{Na}\) có

        A. 11 proton và 24 notron                                                B. 13 proton và 11 notron      

        C. 24 proton và 11 notron                                                D. 11 proton và 13 notron

Câu 22. Hạt nhân \(_{13}^{27}\textrm{Al}\) có

        A. 13 proton và 27 notron                                                B. 13 proton và 14 notron      

        C. 13 notron và 14 proton                                                D. 13 proton và 13 notron

Câu 23. Thành phần cấu tạo của hạt nhân Polôni \(_{84}^{210}\textrm{Po}\) là

        A. 84 nơtron và 210 nuclon và 84 electron                      B. 84 prôton và 210 nơtron

        C. 84 prôtôn và 126 nơtrôn                                              D. 84 nơtron và 210 nuclon

Câu 24. Hạt nhân  \(_{92}^{238}\textrm{U}\)có cấu tạo gồm

        A. 238 prôtôn và 92 nơtron                                              B. 92 prôtôn và 238 nơtron    

        C. 238 prôtôn và 146 nơtron                                            D. 92 prôtôn và 146 nơtron

Câu 25. Hạt nhân \(_{27}^{60}\textrm{Co}\) có cấu tạo gồm

        A. 33 prôtôn và 27 nơtron                                                B. 27 prôtôn và 60 nơtron      

        C. 27 prôtôn và 33 nơtron                                                D. 33 prôtôn và 27 nơtron

Câu 26. Thành phần cấu tạo của hạt nhân Urani \(_{92}^{235}\textrm{U}\) là

        A. 92 nơtron và 235 nuclon và 92 electron                      B. 92 prôtôn và 143 nơtron

        C. 92 prôtôn và 235 nơtron                                              D. 92 nơtron và 235 nuclon 

Câu 27. Hạt nhân Triti có

        A. 3 notron và 1 proton                                                    B. 3 nuclon, trong đó có 1 notron

        C. 3 nuclon, trong đó có 1 proton                                    D. 3 proton và 1 notron

Câu 28. Các đồng vị của hiđrô là

        A. Triti, đơtêri và hiđrô thường                                       B. Heli, triti và đơtêri     

        C. Hiđrô thường, heli và liti                                            D. Heli, triti và liti

Câu 29. So với hạt nhân \(_{14}^{29}\textrm{Si}\), hạt nhân \(_{20}^{40}\textrm{Ca}\)  có nhiều hơn

        A. 11 nơtrôn và 6 prôtôn.                                                B. 5 nơtrôn và 6 prôtôn 

        C. 6 nơtrôn và 5 prôtôn.                                                  D. 5 nơtrôn và 12 prôtôn

Câu 30. Kí hiệu của nguyên tử mà hạt nhân của nó chứa 8 prôtôn và 9 nơtron là

        A. \(_{8}^{17}\textrm{O}\)                              B. \(_{17}^{8}\textrm{O}\)                                   C. \(_{9}^{8}\textrm{O}\)                                  D.\(_{9}^{17}\textrm{O}\)

Câu 31. Kí hiệu của nguyên tử mà hạt nhân của nó chứa 15 prôtôn và 16 nơtron là

        A. \(_{15}^{16}\textrm{P}\)                               B.  \(_{16}^{15}\textrm{P}\)                                 C. \(_{15}^{31}\textrm{P}\)                                  D.\(_{31}^{15}\textrm{P}\)

Câu 32. Ký hiệu nguyên tử mà hạt nhân chứa 11 prôtôn và 13 nơtron là

        A.  \(_{11}^{13}\textrm{Na}\)                            B. \(_{13}^{11}\textrm{Al}\)                                C.  \(_{11}^{24}\textrm{Na}\)                               D. \(_{24}^{11}\textrm{Cr}\)

Câu 33. Đường kính hạt nhân nguyên tử vào khoảng

        A. 10-6 đến 10-9 m             B. 10-3m đến 10-8 m           C. 10-14m đến 10-15 m         D. 10-15m đến 10-20 m

Câu 34. Biết NA = 6,02.1023 mol-1. Trong 59,50 g \(_{92}^{238}\textrm{U}\)  có số nơtron xấp xỉ là

        A. 2,2.1024                         B. 2,20.1025                        C. 1,38.1025                          D. 3,58.1025

Câu 35. Với c là vận tốc ánh sáng trong chân không, hệ thức Anh – xtanh giữa năng lượng nghỉ E và khối lượng m của vật là

        A. \(E=mc^{2}\)                      B.    \(E=m^{2}c\)                   C.  \(m=Ec^{2}\)                       D.E=mc

Câu 36. Định nghĩa nào sau đây về đơn vị khối lượng nguyên tử (u ) là đúng? Một đơn vị khối lượng nguyên tử u bằng

        A. khối lượng của một nguyên tử hiđrô \(_{1}^{1}\textrm{H}\)

        B. khối lượng của một hạt nhân nguyên tử cacbon \(_{6}^{12}\textrm{C}\)

        C. khối lượng của một hạt nhân nguyên tử cacbon \(_{6}^{12}\textrm{C}\)          

        D. khối lượng của một nguyên tử cacbon \(_{6}^{12}\textrm{C}\)

Câu 37. Khối lượng nguyên tử của hạt nhân cacbon \(_{6}^{14}\textrm{C}\) xấp xỉ bằng

        A. 6u                                  B. 7u                                  C. 8u                                      D.14u

Câu 38. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của khối lượng

        A. kg                                  B. MeV/c                           C. eV/c2                                 D. U

Câu 39. Khối lượng proton mp = 1,007276u. Tính theo đơn vị kg thì

        A. \(m_{p}=1,762.10^{-27}kg\)                                          B. \(m_{p}=1,672.10^{-27}kg\)       

       C. \(m_{p}=16,72.10^{-27}kg\)                                           D.\(m_{p}=17.62.10^{-27}kg\)

Câu 40. Khối lượng của notron mn = 1,008665u. Tính theo đơn vị kg thì

        A. \(m_{n}=0,1674.10^{-27}kg\)                                       B. \(m_{n}=16,74.10^{-27}kg\)      

        C.\(m_{n}=1,674.10^{-27}kg\)                                           D.\(m_{n}=167,4.10^{-27}kg\)

Câu 41. Đơn vị đo khối lượng trong vật lý hạt nhân là

        A. kg                                     B. u                                  C. vị eV/c2 hoặc MeV/c2      D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 42. Năng lượng liên kết là

        A. toàn bộ năng lượng của nguyên tử gồm động năng và năng lượng nghỉ

        B. năng lượng tỏa ra khi các nuclôn liên kết với nhau tạo thành hạt nhân

        C. năng lượng toàn phần của nguyên tử tính trung bình trên số nuclôn

        D. năng lượng liên kết các electron và hạt nhân nguyên tử

Câu 43. Năng lượng liên kết là

        A. toàn bộ năng lượng của nguyên tử gồm động năng và năng lượng nghỉ

        B. năng lượng tối thiểu để phá vỡ hạt nhân thành các nuclon riêng biệt

        C. năng lượng toàn phần của nguyên tử tính trung bình trên số nuclon

        D. năng lượng liên kết các electron và hạt nhân nguyên tử

Câu 44. Năng lượng liên kết riêng

        A. giống nhau với mọi hạt nhân                  B. lớn nhất với các hạt nhân nhẹ

        C. lớn nhất với các hạt nhân trung bình      D. lớn nhất với các hạt nhân nặng

Câu 45. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân

        A. có thể dương hoặc âm                             B. càng lớn thì hạt nhân càng bền

        C. càng nhỏ thì hạt nhân càng bền              D. có thể bằng không với các hạt nhân đặc biệt

Câu 46. Đại lượng nào đặc trưng cho mức độ bền vững của một hạt nhân là

        A. năng lượng liên kết                                  B. năng lượng liên kết riêng

        C. số hạt proton                                            D. số hạt nuclon

Câu 47. Các hạt nhân bền vững có năng lượng liên kết riêng vào cỡ 8,8 MeV/nuclon, các hạt nhân đó có số khối trong phạm vi

        A. 50 < A < 70          B. 50 < A < 95           C. 60 < A < 95          D. 80 < A < 160

Câu 48. Hạt nhân nào sau đây có năng lượng liên kết riêng lớn nhất

        A. Hêli                       B. Cácbon                 C. Sắt                        D. Urani

Câu 49. Để so sánh độ bền vững giữa hai hạt nhân ta dựa vào đại lượng

        A. Số khối A                                                  B. Độ hụt khối      

        C. Năng lượng liên kết                                  D. Năng lượng liên kết riêng

Câu 50. Xét một tập hợp xác định gồm các nuclon đứng yên và chưa liên kết. Khi lực hạt nhân liên kết chúng lại với nhau thành một hạt nhân nguyên tử thì

        A. khối lượng hạt nhân bằng tổng khối lượng các nuclon ban đầu.

        B. năng lượng nghỉ của hạt nhân tạo thành nhỏ hơn năng lượng nghỉ của hệ các nuclon ban đầu

        C. khối lượng hạt nhân lớn hơn tổng khối lượng các nuclon ban đầu.

        D. năng lượng nghỉ của hạt nhân tạo thành bằng năng lượng nghỉ của hệ các nuclon ban đầu

Câu 51. Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì càng

        A. dễ phá vỡ                                                   B. bền vững           

       C. có năng lượng liên kết yếu                         D. có số lượng các nuclon lớn

Câu 52. Hạt nhân càng bền vững khi có

        A. Số nuclôn càng nhỏ                                   B. Số nuclôn càng lớn    

        C. Năng lượng liên kết lớn                            D.năng lượng liên kết riêng lớn

Câu 53. Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì

        A. Hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X   

        B. Hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y

        C. Năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau            

         D. Năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn

Câu 54. Cho ba hạt nhân X, Y và Z có số nuclôn tương ứng là AX, AY, AZ với AX = 2AY = 0,5AZ. Biết năng lượng liên kết của từng hạt nhân tương ứng là ΔEX, ΔEY, ΔEZ với ΔEZ < ΔEX < ΔEY. Sắp xếp các hạt nhân này theo thứ tự tính bền vững giảm dần là

        A. Y, X, Z                 B. Y, Z, X                  C. X, Y, Z                 D. Z, X, Y

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025