Cập nhật lúc: 21:19 05-08-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12
Xem thêm: Bài tập trắc nghiệm lý thuyết hạt nhân nguyên tử hay và khó có đáp án
150 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT VỀ HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ ( HAY )
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ HẠT NHÂN
Câu :1. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ
A. các electron B. các electron và prôtôn
C. các prôton và nơtron D. các electron và nơtron
Câu :2. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ
A. các electron B. các prôton C. các nơtron D. các nuclôn
Câu :3. Cho hạt nhân nguyên tử \(_{92}^{238}\textrm{U}\) , kết luận nào sau đây là sai.
A. hạt nhân nguyên tử có 238 nuclôn B. hạt nhân nguyên tử có 92 electron
C. hạt nhân nguyên tử có 92 prôton D. hạt nhân nguyên tử có 146 nơtron
Câu :4. Mô tả đúng cấu tạo của hạt nhân nguyên tử \(_{92}^{238}\textrm{U}\).
A. có 235 prôton và 92 nơtron B. có 92 prôton và 235 nơtron
C. có 92 prôton và 134 nơtron D. có 134 prôton và 92 nơtron
Câu :5. Kết luận nào sau đây là sai khi nói về các đồng vị. Những nguyên tử đồng vị là những nguyên tử có
A. cùng số proton B. cùng số nơtron
C. cùng vị trí trong bảng tuần hoàn D. số nơtron khác nhau
Câu :6. Các đồng vị có đặc điểm
A. cùng số proton Z và cùng số khối A
B. cùng số nơtron N và khác số proton Z
C. cùng số proton Z và khác số khối A
D. cùng số nơtron N và cùng số proton Z
Câu :7. Các đồng vị có cùng
A. số nuclôn A B. số prôton Z
C. số nơtron N D. bán kính hạt nhân R
Câu 8. Các hạt nhân đồng khối (có cùng số A và khác số Z) có cùng
A. điện tích B. số nơtron C. số prôton D. bán kính
Câu 9. Tỉ số bán kính của hai hạt nhân là \(\frac{r_{1}}{r_{2}}\) = 2. Tỉ số khối lượng của hai hạt nhân đó (tính theo đơn vị u) bằng bao nhiêu. Bán kính hạt nhân được tính theo công thức \(r=r_{0}.A^{\sqrt{3}}\) với r0 là hằng số, A là số khối
A. 2 lần B. 4 lần C. 6 lần D. 8 lần
Câu 10. Thể tích của hạt nhân U238 lớn hơn thể tích của hạt nhân heli \(_{2}^{4}\textrm{He}\)
A. 595 lần B. 59,5 lần C. 5,95 lần D. 0,595 lần
Câu 11 . Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về đơn vị khối lượng nguyên tử. Trị số của đơn vị khối lượng nguyên tử u bằng.
A. \(\frac{1}{12}\) khối lượng đồng vị Cacbon \(_{6}^{12}\textrm{C}\)
B. 12 lần khối lượng đồng vị Cacbon \(_{6}^{12}\textrm{C}\)
C. khối lượng đồng vị Cacbon \(_{6}^{12}\textrm{C}\)
D. 2 lần khối lượng đồng vị Cacbon \(_{6}^{12}\textrm{C}\)
Câu 12. Tìm so sánh sai giữa các đơn vị khối lượng
A. 1u = \(\frac{1}{12}.\frac{12}{6,022.10^{26}}\) kg = 1,66055.10-27 kg B. 1\(\frac{MeV}{c^{2}}\) = 931,5 u
C. 1u = 931,5\(\frac{MeV}{c^{2}}\) D. 1\(\frac{MeV}{c^{2}}\) = 1,7827.10-30 kg
Câu 13. Tìm phát biểu sai về đơn vị khối lượng nguyên tử.
A. Đơn vị khối lượng nguyên tử u có trị số bằng \(\frac{1}{12}\) khối lượng của đồng vị Cacbon \(_{6}^{12}\textrm{C}\) ,1u = \(\frac{1}{12}.\frac{12}{6,022.10^{26}}\) g = 1,66.10-27 kg
B. Đồng vị \(_{6}^{12}\textrm{C}\) có 12 nuclôn nên khối lượng của một nuclôn bằng đúng u
C. Hệ thức Anhx-tanh \(m=\frac{E}{c^{2}}\) cho thấy khối lượng còn đo bằng đơn vị của năng lượng chia cho c2.
D. Ta thường dùng đơn vị \(\frac{MeV}{c^{2}}\). Với 1u = \(\frac{1}{1,07356.10^{-3}}\) = 931,5\(\frac{MeV}{c^{2}}\)
Câu 14. Chọn phương án đúng
A. 1u = 931,5 \(\frac{MeV}{c^{2}}\) B. 1u = 93,15\(\frac{MeV}{c^{2}}\)
C. 1u = 9,315 \(\frac{MeV}{c^{2}}\) D. 1u = 0,9315\(\frac{MeV}{c^{2}}\)
Câu 15. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về lực hạt nhân. Lực hạt nhân là lực tương tác giữa
A. các hạt prôton trong hạt nhân nguyên tử
B. các hạt nơtron trong hạt nhân nguyên tử
C. các hạt nuclôn trong hạt nhân nguyên tử
D. các hạt prôton và electron trong hạt nhân nguyên tử
Câu 16. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về lực hạt nhân
A. lực hạt nhân là lực hút
B. lực hạt nhân là lực có cường độ rất lớn
C. bán kính tác dụng của lực hạt nhân khoảng 10-15m
D. bản chất của lực hạt nhân là lực điện từ
Câu 17. Độ hụt khối của hạt nhân nguyên tử được xác định
A. \(\Delta m=\left [ Z.m_{p}+(A-Z).m_{n} \right ]+m\) B. \(\Delta m=\left [ Z.m_{p}+(A+Z).m_{n} \right ]-m\)
C. \(\Delta m=\left [ Z.m_{p}+(A+Z).m_{n} \right ]+m\) D.\(\Delta m=\left [ Z.m_{p}+(A-Z).m_{n} \right ]-m\)
Câu 18. Năng lượng liên kết của hạt nhân nguyên tử được xác định
A.\(\Delta E=\Delta m.c^{2}\) B.\(\Delta E =m.c^{2}\) C.\(\Delta E=\Delta m.c\) D.\(\Delta E=\Delta m^{2}c^{2}\)
Câu 19. CHọn hệ thức đúng liên hệ giữa các đơn vị năng lượng
A. 1MeV = 1,6.10-19 J
B. 1uc2 =\(\frac{1}{931,5}\) MeV = 1,07356.10-3MeV
C. 1uc2 =931,5 MeV= 1,49.10-10 J
D. 1MeV = 931,5 uc2
Câu 20. Tìm phát biểu sai về năng lượng liên kết
A. Theo thuyết tương đối, hệ các nuclôn ban đầu có năng lượng E0 = [ Z.mp + (A – Z).mn ].c2
B. Hạt nhân được tạo thành có khối lượng m ứng với năng lượng E nhỏ hơn E = m.c2 < E0
C. Vì năng lượng toàn phần được bảo toàn, nên đã có một năng lượng W = E0 – E = Dm.c2tỏa ra khi hệ các nuclôn tạo thành hạt nhân. W gọi là năng lượng liên kết của hạt nhân
D. W càng lớn, hạt nhân càng dễ bị phá vỡ
Câu 21. Tìm phát biểu sai về độ hụt khối và năng lượng liên kết của hạt nhân
A. Mọi hạt nhân đều có khối lượng m ( \(_{Z}^{A}\textrm{X}\) ) nhỏ hơn tổng khối lượng các nuclôn khi còn riêng rẽ
B. Độ hụt khối Δm của các hạt nhân đều luôn dương Δm = Z.mp + (A – Z).mn - m( \(_{Z}^{A}\textrm{X}\) ) > 0
C. Năng lượng liên kết của hạt nhân tương ứng với Wlk = Δm.c2
D. Năng lượng liên kết dương và càng lớn thì hạt nhân càng bền. Năng lượng liên kết âm thì hạt nhân không bền, tự phân rã.
Câu 22. Năng lượng liên kết riêng tính cho một nuclôn
A. \(\frac{\Delta E}{Z}\) B. \(\frac{\Delta E}{A}\) C. \(\frac{\Delta E}{N}\) D.\(\frac{\Delta E}{\Delta N}\)
Câu 23. Năng lượng liên kết riêng tính cho mỗi nuclôn \(\frac{W_{lk}}{A}\). Phát biểu nào sau đây là sai
A. Năng lượng liên kết riêng càng lớn thì hạt nhân càng bền vững
B. Để so sánh mức độ bền vững của các hạt nhân, ta phải so sánh năng lượng liên kết riêng của chúng
C. Các nguyên tố nhẹ ở đầu bảng tuần hoàn và các nguyên tố năng ở cuối bảng tuàn hoàn có Năng lượng liên kết riêng lớn nên hạt nhân bền vững hơn các nguyên tố ở giữa bảng tuần hoàn
D. Năng lượng liên kết riêng của các nguyên tố đều nhỏ hơn 9MeV/nuclôn
Câu 24. Tìm phát biểu sai về độ bền vững của các hạt nhân
A. Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng \(\frac{W_{lk}}{A}\) càng lớn thì hạt nhân càng bền vững
B. Hạt nhân của các nguyên tố ở đầu và ở cuối bảng tuần hoàn bền vững nhất
C. Các hạt nhân bền vững có \(\frac{W_{lk}}{A}\) lớn nhất cỡ 8,8MeV/ nuclôn, đó là những hạt nhân nằm ở khoảng giữa bảng tuần hoàn với 50 < A < 70
D. Ta thấy \(\frac{W_{lk}}{A}\) lớn hơn rất nhiều năng lượng liên kết của electron trong nguyên tử ( 10 – 103 eV). Điều này cũng chứng tỏ tương tác hạt nhân giữa các nuclôn mạnh hơn rất nhiều so với tương tác tĩnh điện giữa các electron với hạt nhân
Câu 25. Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì
A. càng dễ bị phá vỡ B. năng lượng liên kết càng nhỏ
C. năng lượng liên kết càng lớn D. năng lượng liên kết riêng càng nhỏ
Câu 26. Năng lượng liên kết riêng của một hạt nhân là
A. năng lượng liên kết tính trung bình cho mỗi nuclôn trong hạt nhân
B. năng lượng cần thiết để tách một nuclôn khỏi hạt nhân
C. năng lượng trung bình của một nuclôn trong hạt nhân
D. năng lượng cần thiết để tách rời tất cả các nuclôn trong hạt nhân ra xa nhau
PHÓNG XẠ
Câu 27. CHọn phát biểu đúng về hiện tượng phóng xạ
A. Phóng xạ là một quá trình biến đổi hạt nhân, là một phản ứng hạt nhân
B. Xác suất phân rã phóng xạ tỉ lệ với nhiệt độ
C. Tốc độ phân rã phóng xạ tăng theo hàm bậc hai với áp suất môi trường
D. Với một hạt nhân phóng xạ cho trước, thời điểm phân rã phóng xạ có thể xác định được theo định luật phóng xạ
Câu 28. Tìm phát biểu sai về hiện tượng phóng xạ
A. Phóng xạ là một quá trình phân rã tự phát của các hạt nhân phóng xạ không bền vững
B. Phóng xạ là một quá trình biến đổi hạt nhân. Phân rã phóng xạ là một loại phản ứng hạt nhân, tuân theo các định luật bảo toàn của phản ứng hạt nhân
C. Muốn điều khiển quá trình phóng xạ ta phải dùng các yếu tố áp suất lớn, nhiệt độ cao hoặc các thanh hãm đặc biệt trong các lò phản ứng hạt nhân
D. Phân rã phóng xạ là một quá trình ngẫu nhiên
Câu 29. Xét quá trình phân rã phóng xạ của một hạt nhân mẹ X thành hạt nhân con Y và phát ra các tia phóng xạ. Chọn phát biểu đúng
A. Khối lượng hạt nhân mẹ mX lớn hơn hoặc bằng khối lượng hạt nhân con mY .
B. Khối lượng hạt nhân mẹ mX bằng khối lượng hạt nhân con mY .
C. Khối lượng hạt nhân mẹ mX lớn hơn khối lượng hạt nhân con mY .
D. Khối lượng hạt nhân mẹ mX nhỏ hơn khối lượng hạt nhân con mY .
Câu 30. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng phóng xạ
A. Khi tăng nhiệt độ thì hiện tượng phóng xạ xảy ra mạnh hơn
B. Khi tăng áp suất không khí xung quanh một chất phóng xạ, hiện tượng phóng xạ xảy ra mạnh hơn
C. Phóng xạ là hiện tượng một hạt nhân tự động phóng ra các tia phóng xạ
D. Muốn điều chỉnh quá trình phóng xạ phải dùng điện trường mạnh hoặc từ trường mạnh
Câu 141. Trong một phản ứng hạt nhân, tổng khối lượng của các hạt tham gia
A. được bảo toàn B. tăng
C. tăng hay giảm tùy phản ứng D. giảm
.....................................................................................................................................................................................
Câu 142. Phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng nếu độ hụt khối các hạt nhân tạo thành sau phản ứng
A. không đổi B. giảm đi C. lớn hơn một giá trị giới hạn D. tăng lên
Câu 143. Phản ứng tổng hợp các hạt nhân nhẹ xảy ra ở
A. nhiệt độ bình thường B. nhiệt độ thấp
C. nhiệt độ rất cao D. áp suất rất cao
Câu 144. Gọi k là hệ số nhân nơtron, thì điều kiện cần và đủ để phản ứng dây chuyền có thể xảy ra là
A. k > 1 B. k = 1 C. k < 1 D. k ≥ 1
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025