Trắc nghiệm Lực từ Lo - ren -xơ - Có đáp án

Cập nhật lúc: 16:28 31-01-2018 Mục tin: Vật lý lớp 11


Trắc nghiệm Lực từ Lo - ren -xơ - Có đáp án là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức và học tập tốt hơn.

TRẮC NGHIỆM LỰC TỪ LO – REN – XƠ

 

Câu 1: Một proton chuyển động với vận tốc  vào trong từ trường theo phương // với đường sức từ:

A. động năng của proton tăng             B. tốc độ không đổi nhưng hướng chuyển động của proton thay đổi

C. vận tốc của proton tăng                  D. hướng chuyển động của proton không đổi                      

Câu 2: Lực Lorenxơ tác dụng lên một điện tích q chuyển động tròn trong từ trường  có đặc điểm:

A. luôn hướng về tâm của quỹ đạo                             B. luôn tiếp tuyến với quỹ đạo 

C. chỉ hướng vào tâm khi q >0                                   D. chưa kết luận được vì phụ thuộc vào hướng của .

Câu 3:  Lực Lorenxơ là

A. lực Trái Đất tác dụng lên vật.        B. lực điện tác dụng lên điện tích.

C. lực từ tác dụng lên dòng điện.       D. lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường.

Câu 4: Chọn một đáp án sai :

A. Từ trường không tác dụng lực lên một điện tích chuyển động song song với đường sức từ

B. Lực từ sẽ đạt giá trị cực đại khi điện tích chuyển động vuông góc với từ trường

C. Quỹ đạo chuyển động của electron trong từ trường là một đường tròn

D. Độ lớn của lực Lorenxơ tỉ lệ thuận với q và v

Câu 5: Đưa một nam châm mạnh lại gần ống phóng điện tử của máy thu hình thì hình ảnh trên màn hình bị nhiễu. Giải thích nào là đúng:

A. Từ trường của nam châm tác dụng lên sóng điện từ của đài truyền hình

B. Từ trường của nam châm tác dụng lên dòng điện trong dây dẫn

C. Nam châm làm lệch đường đi của ánh sáng trong máy thu hình

D. Từ trường của nam châm làm lệch đường đi của các electron trong đèn hình

Câu 6: Hỏi một hạt mang điện có thể chuyển động thẳng với vận tốc không đổi trong từ trường đều được không?            

A. Có thể, nếu hạt chuyển động vuông góc với đường sức từ của từ trường đều

B. Không thể, vì nếu hạt chuyển động luôn chịu lực tác dụng vuông góc với vận tốc

C. Có thể, nếu hạt chuyển động dọc theo đường sức của từ trường đều

D. Có thể, nếu hạt chuyển động hợp với đường sức từ trường một góc không đổi

Câu 7: Đáp án nào sau đây là sai:

A. Lực tương tác giữa hai dòng điện song song bao giờ cũng nằm trong mặt phẳng chứa hai dòng điện đó

B. Điện tích chuyển động trong từ trường đều, lực Lorenxơ nằm trong mp chứa véctơ vận tốc của hạt

C. Lực từ tác dụng lên khung dây có dòng điện đặt // với đường sức từ, có xu hướng làm quay khung

D. Lực từ tác dụng lên đoạn dây mang dòng điện có phương vuông góc với đoạn dây đó

Câu 8: Thành phần nằm ngang của từ trường trái đất bằng 3.10-5T, thành phần thẳng đứng rất nhỏ. Một proton chuyển động theo phương ngang theo chiều từ Tây sang Đông thì lực Lorenxơ tác dụng lên nó bằng trọng lượng của nó; khối lượng của nó 1,67.10-27kg, điện tích 1,6.10-19C. Lấy g = 10m/s2, tính vận tốc của proton: 

A. 3.10-3m/s                 B. 2,5.10-3m/s               C. 1,5.10-3m/s             D. 3,5.10-3m/s

Câu 9: Một hạt mang điện chuyển động trong từ trường đều, mặt phẳng quỹ đạo của hạt vuông góc với đường sức từ. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v1 = 1,8.106m/s thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt là 2.10-6N. Hỏi nếu hạt chuyển động với vận tốc v2 = 4,5.107m/s thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có độ lớn bằng bao nhiêu:  

A. 5.10-5N                    B. 4.10-5N                  C. 3.10-5N                                D. 2.10-5N

Câu 10: Một điện tích q = 3,2.10-19C đang chuyển động với vận tốc v = 5.106m/s thì gặp miền không gian từ trường đều B = 0,036T có hướng vuông góc với vận tốc. Tính độ lớn lực Lorenxơ tác dụng lên điện tích: 

A. 5,76.10-14N               B. 5,76.10-15N                       C. 2,88.10-14N                         D. 2,88.10-15N

Câu 11: Một proton bay vào trong từ trường đều theo phương hợp với đường sức 300 với vận tốc ban đầu 3.107m/s, từ trường B = 1,5T. Lực Lorenxơ tác dụng lên hạt đó là:

A. 36.1012N                 B. 0,36.10-12N                          C. 3,6.10-12 N                         D. 1,8.10-12N

Câu 12: Một hạt mang điện 3,2.10-19C bay vào trong từ trường đều có B = 0,5T hợp với hướng của đường sức từ 300. Lực Lorenxơ tác dụng lên hạt là 8.10-14N. Vận tốc của hạt đó khi bắt đầu vào trong từ trường là:

A. 107m/s                          B. 5.106m/s                              C. 0,5.106m/s                          D. 106m/s

Câu 13: Một electron chuyển động với vận tốc 2.106m/s vào trong từ trường đều B = 0,01T chịu tác dụng của lực Lorenxơ 16.10-16N. Góc hợp bởi véctơ vận tốc và hướng đường sức từ trường là:

A. 600                          B. 300                                       C. 900                                     D.450

Câu 14: Một e được tăng tốc bởi hiệu điện thế 103V, rồi cho bay vào trong từ trường đều B=2T, theo phương vuông góc với các đường sức từ. Tính lực Lorenxơ, biết vận tốc của hạt trước khi tăng tốc rất nhỏ:  

A. 6.10-11N                              B. 6.10-12N                  C. 2,3.10-12N                          D. 2.10-12

Câu 15: Một hạt mang điện 3,2.10-19C được tăng tốc bởi hiệu điện thế 1000V rồi cho bay vào trong từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức từ. Tính lực Lorenxơ tác dụng lên nó biết m = 6,67.10-27kg, B = 2T, vận tốc của hạt trước khi tăng tốc rất nhỏ.        

A. 1,2.10-13N                           B. 1,98.10-13N              C. 3,21.10-13N                         D. 3,4.10-13N

Câu 16: Một electron chuyển động thẳng đều trong miền có cả từ trường đều

và điện trường đều. Véctơ vận tốc của hạt và hướng đường sức từ như hình vẽ.

B = 0,004T, v = 2.106m/s, xác định hướng và cường độ điện trường :

A.  hướng lên, E = 6000V/m            B.  hướng xuống, E = 6000V/m  

C.  hướng xuống, E = 8000V/m      D.   hướng lên, E = 8000V/m   

Câu 17: Một proton chuyển động thẳng đều trong miền có cả từ trường đều

và điện trường đều. Véctơ vận tốc của hạt và hướng đường sức điện trường như hình vẽ.

E = 8000V/m, v = 2.106m/s, xác định hướng và độ lớn :

A.  hướng ra. B = 0,002T                 B.  hướng vào. B = 0,003T 

C.   hướng xuống. B = 0,004T         D.  hướng lên. B = 0,004T

Câu 18: Phát biểu nào sai phương của lực Lorenxơ

A. vuông góc với véc tơ vận tốc của điện tích.                                  B. vuông góc với véc tơ cảm ứng từ.

C. vuông góc với mp chứa véc tơ vận tốc và véc tơ cảm ứng từ.       D. vuông góc với mp thẳng đứng.

Câu 19: Trong một từ trường có chiều từ trong ra ngoài, một điện tích âm chuyển đồng theo phương ngang chiều từ trái sang phải. Nó chịu lực Lorenxơ có chiều

A. từ dưới lên trên.                             B. từ trên xuống dưới.

C. từ trong ra ngoài.                           D. từ trái sang phải.

Câu 20: Khi độ lớn của cảm ứng từ, vận tốc và điện tích cùng tăng 2 lần thì độ lớn lực Lorenxơ

A. tăng 8 lần.              B. tăng 2 lần.               C. không đổi.              D. giảm 2 lần.

Câu 21: Một điện tích chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực Lorenxơ, bán kính quỹ đạo của điện tích không phụ thuộc vào đại lượng nào của điện tích:

A. khối lượng.                        B. vận tốc.                               C.độ lớn.                     D.kích thước.

Câu 22: Một điện tích chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực Lorenxơ, khi vận tốc của điện tích và độ lớn cảm ứng từ cùng tăng 2 lần thì bán kính quỹ đạo của điện tích

A. tăng 4 lần.                          B. tăng 2 lần.                           C. không đổi.              D. giảm 2 lần.

Câu 23: Một điện tích có độ lớn 10 μC bay với vận tốc 105 m/s vuông góc với các đường sức vào một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ bằng 1 T. Độ lớn lực Lorenxơ tác dụng lên điện tích là

A. 1 N.                                    B. 104 N.                                 C. 0,1 N.                     D. 0 N.

Câu 24: Một electron bay vuông góc với các đường sức vào một từ trường đều độ lớn 1 mT thì chịu một lực Lorenxơ có độ lớn 1,6.10-12 N. Vận tốc của electron là

A. 109 m/s.                              B. 106 m/s.                               C. 1,6.106 m/s.            D.1,6.109 m/s.

Câu 25: Một điện tích 10-6 C bay với vận tốc 104 m/s  xiên góc 300  so với các đường sức từ vào một từ trường đều có độ lớn 0,5 T. Độ lớn lực Lorenxơ tác dụng lên điện tích là

A. 2,5 mN.                              B. 25 mN.                         C. 25 N.                      D. 2,5 N.

Câu 26:  Một điện tích bay vào một từ trường đều với vận tốc 2.105 m/s thì chịu một lực Lorenxơ có độ lớn là 10 mN. Nếu điện tích đó giữ nguyên hướng và bay với vận tốc 5.105 m/s vào thì độ lớn lực Lorenxơ là:   

A. 25 mN.                               B. 4 mN.                                 C. 5 mN.                     D. 10 mN.

Câu 27: Một điện tích 1 mC có khối lượng  10 mg bay với vận tốc 1200 m/s vuông góc với các đường sức từ vào một từ trường đều có độ lớn 1,2 T, bỏ qua trọng lực tác dụng lên điện tích. Bán kính quỹ đạo của nó là:

A. 0,5 m.                                 B. 1 m.                                                C. 10 m.                      D. 0,1 mm.

Câu 28: Hai điện tích độ lớn, cùng khối lượng  bay vuông với các đường cảm ứng vào cùng một từ trường đều. Bỏ qua độ lớn của trọng lực. Điện tích một bay với vận tốc 1000 m/s thì có bán kính quỹ đạo 20 cm. Điện tích 2 bay với vận tốc 1200 m/s thì có bán kính quỹ đạo

A. 20 cm.                                B. 21 cm.                                 C. 22 cm.                    D. 200/11 cm.

Câu 29: Hai điện tích q1 = 10μC và điện tích q2 bay cùng hướng, cùng vận tốc vào một từ trường đều. Lực Lorenxơ tác dụng lần lượt lên q1 và q2 là 2.10-8 N và 5.10-8 N. Độ lớn của điện tích q2 là:

A. 25 μC.                                B. 2,5 μC.                               C. 4 μC.                      D. 10 μC.

Câu 30:  Độ lớn của lực Lorenxơ không phụ thuộc vào đại lượng nào:

A. giá trị của điện tích.        B. độ lớn vận tốc.         C. độ lớn cảm ứng từ.      D. khối lượng điện tích.

Câu 31: Hai điện tích q1 = 8 μC và q2 = - 2 μC có cùng khối lượng và ban đầu chúng bay cùng hướng cùng vận tốc vào một từ trường đều. Điện tích q1 chuyển động cùng chiều kim đồng hồ với bán kính quỹ đạo 4 cm. Điện tích q2 chuyển động

A. ngược chiều kim đồng hồ với bán kính 16 cm.    B. cùng chiều kim đồng hồ với bán kính 16 cm.

C. ngược chiều kim đồng hồ với bán kính 8 cm.      D. cùng chiều kim đồng hồ với bán kính 8 cm.

Câu 32: Người ta cho một electron có vận tốc 3,2.106 m/s bay vuông góc với các đường sức từ vào một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là 0,91 mT thì bán kính quỹ đạo của nó là 2 cm. Biết độ lớn điện tích của electron là 1,6.10-19 C. Khối lượng của electron là

A. 9,1.10-31 kg.            B. 9,1.10-29 kg.                        C. 10-31 kg.                  D. 10 – 29 ­kg.

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN – Tuyensinh247.com

1.D

2.A

3.D

4.C

5.D

6.C

7.B

8.D

9.A

10.A

11.C

12.D

13.B

14.B

15.B

16.C

17.C

18.D

19.A

20.A

21.D

22.C

23.A

24.B

25.A

26.A

27.B

28.B

29.A

30.D

31.A

32.A

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

2k7 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập mễn phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 11 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021