Cập nhật lúc: 16:45 04-08-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12
BÀI TOÁN VỀ ĐỘNG NĂNG, VẬN TỐC TRONG PHẢN ỨNG HẠT NHÂN
A. LÝ THUYẾT
Chú ý:
Dạng bài tập tính góc giữa các hạt tạo thành.
Cho hạt X1bắn phá hạt X2(đứng yên p2 = 0) sinh ra hạt X3và X4 theo phương trình: X1 + X2 = X3 + X4
Theo định luật bảo toàn động lượng ta có: \(p_{1}=p_{3}+p_{4}\) (1)
Muốn tính góc giữa hai hạt nào thì ta quy về vectơ động lượng của hạt đó rồi áp dụng công thức:
+) Muốn tính góc giữa hạt X3 và X4 ta bình phương hai vế (1)
+) Muốn tính góc giữa hạt X1 và X3: Từ ( 1 )
Tương tự như vậy với các hạt bất kỳ .
Lưu ý: \(p^{2}=2mK\Leftrightarrow \left ( mv \right )^{2}=2mk\Rightarrow mv=\sqrt{2mK}\)
Ví dụ 1: Ta dùng prôtôn có 2,0 MeV vào Nhân 7Li đứng yên thì thu hai nhân X có cùng động năng. Năng lượng liên kết của hạt nhân X là 28,3 MeV và độ hụt khối của hạt 7Li là 0,0421u. Cho 1u = 931,5MeV/c2; khối lượng hạt nhân tính theo u xấp xỉ bằng số khối. Tốc độ của hạt nhân X bằng:
A. 1,96m/s. B. 2,20m/s. C. 2,16.107m/s. D. 1,93.107m/s.
Giải: Ta có phương trình phản ứng: \(_{1}^{1}\textrm{H}+_{3}^{7}\textrm{Li}\rightarrow 2_{2}^{4}\textrm{X}\)
ΔmX = 2mP + 2mn – mX \(\rightarrow\) mX = 2mP + 2mn - ΔmX với \(\Delta m_{X}=\frac{28,3}{931,5}=0,0304u\)
ΔmLi = 3mP + 4mn – mLi \(\rightarrow\) mLi = 3mP + 4mn - ΔmLi \(\Leftrightarrow\) 931,5= 0,0304u
ΔM = 2mX – (mLi + mP) = ΔmLi - 2ΔmX = - 0,0187u < 0; phản ứng tỏa năng lượng ΔE
ΔE = 0,0187. 931,5 MeV = 17,42MeV 2WđX = ΔE + KP = 19,42MeV \(\rightarrow \Delta m_{dX}=\frac{mv^{2}}{2}=9,71MeV\)
Ví dụ 2: Một nơtơron có động năng Wn = 1,1 MeV bắn vào hạt nhân Liti đứng yên gây ra phản ứng:
\(_{0}^{1}\textrm{n}+_{3}^{6}\textrm{Li}\rightarrow X+ _{2}^{4}\textrm{He}\). Cho mn = 1,00866 u; mX = 3,01600u ; mHe= 4,0016u; mLi = 6,00808u.
Biết hạt nhân He bay ra vuông góc với hạt nhân X. Động năng của hạt nhân X và He lần lượt là :
A. 0,12 MeV & 0,18 MeV B. 0,1 MeV & 0,2 MeV
C. 0,18 MeV & 0,12 MeV D. 0,2 MeV & 0,1 MeV
Giải: Ta có năng lượng của phản ứng: Q = ( mn + mLi ─ mX ─ mHe).c2 = - 0,8 MeV (đây là phản ứng thu năng lượng)
- Áp dụng định luật bảo toàn động lượng:
- Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng: Q =WX +W He ─Wn = -0,8 (2)
Từ (1),(2) ta có hệ phương trình:
Chọn B.
Ví dụ 3: Cho prôtôn có động năng KP = 2,25MeV bắn phá hạt nhân Liti \(_{3}^{7}\textrm{Li}\) đứng yên. Sau phản ứng xuất hiện hai hạt X giống nhau, có cùng động năng và có phương chuyển động hợp với phương chuyển động của prôtôn góc φ như nhau. Cho biết mP = 1,0073u; mLi = 7,0142u; mX = 4,0015u; 1u = 931,5 MeV/c2. Coi phản ứng không kèm theo phóng xạ gamma giá trị của góc φ là
A. 39,450 B. 41,350 C. 78,90. D. 82,70.
Giải:
Công thức liên hệ giữa động lượng và động năng của vật \(K=\frac{P^{2}}{2m}\Rightarrow P^{2}=2mK\)
Phương trình phản ứng: \(_{1}^{1}\textrm{H}+_{3}^{7}\textrm{Li}\rightarrow _{2}^{4}\textrm{X}+_{2}^{4}\textrm{X}\)
mP + mLi = 8,0215u ; 2mX = 8,0030u.
Năng lượng phản ứng toả ra:ΔE = (8,0215-8,0030)uc2 = 0,0185uc2 = 17,23MeV
2KX = KP + ΔE = 19,48 MeV→ KX =9,74 MeV.
Tam giác OMN: \(P_{X}^{2}=P_{X}^{2}+P_{X}^{2}-2P_{X}P_{P}cos\varphi\)
\(Cos\varphi =\frac{P_{P}}{2P_{X}}=\frac{1}{2}\sqrt{\frac{2m_{P}K_{P}}{2m_{X}K_{X}}}=\frac{1}{2}\sqrt{\frac{2.1,0073.2,25}{2.4,0015.9,74}}=0,1206\) Suy ra φ = 83,070
Ví dụ 4: Hạt α có động năng Kα = 3,1MeV đập vào hạt nhân nhôm đứng yên gây ra phản ứng
\(\alpha +_{13}^{27}\textrm{Al}\rightarrow _{15}^{30}\textrm{P}+n\), khối lượng của các hạt nhân là mα = 4,0015u, mAl = 26,97435u, mP = 29,97005u, mn = 1,008670u, 1u = 931,5MeV/c2 . Giả sử hai hạt sinh ra có cùng tốc độ. Động năng của hạt n là
A. Kn = 0,8716MeV. B. Kn = 0,9367MeV. C. Kn= 0,2367MeV. D. Kn = 0,0138MeV.
Giải Năng lượng phản ứng thu : ΔE = (mα + mAl - mP - mn ) uc2 = - 0,00287uc2 = - 2,672 MeV
KP + Kn = Kα + ΔE = 0,428 MeV; \(K_{P}=\frac{m_{P}V_{n}^{2}}{2}\) mà vP = vn
\(\rightarrow \frac{K_{n}}{K_{P}}=\frac{m_{n}}{m_{P}}=\frac{1}{30}\Rightarrow \frac{K_{n}}{K_{n}+K_{P}}=\frac{1}{1+30}\) \(\Rightarrow K_{n}= \frac{K_{n}+K_{P}}{31}=\frac{0,428}{31}=0,0138MeV\)
Đáp án D
Ví dụ 5: Người ta dùng hạt proton bắn vào hạt nhân đứng yên, để gây ra phản ứng \(_{1}^{1}\textrm{H}+_{3}^{7}\textrm{Li}\rightarrow 2\alpha\). Biết phản ứng tỏa năng lượng và hai hạt α có cùng động năng. Lấy khối lượng các hạt theo đơn vị u gần bằng số khối của chúng. Góc \(\varphi\) tạo bởi hướng của các hạt α có thể là:
A. Có giá trị bất kì. B. 600 C. 1600 D. 1200
Giải: Theo ĐL bảo toàn động lượng \(\overrightarrow{P_{P}}=\overrightarrow{P_{\alpha _{1}}}+\overrightarrow{P_{\alpha _{2}}}\) ; P2 = 2mK; K là động năng
KP = 2Kα + ΔE \(\rightarrow\) KP - ΔE = 2Kα \(\rightarrow\) KP > 2Kα
Do đó ta chọn đáp án C
Ví dụ 6: Bắn một hat anpha vào hạt nhân nito \(_{7}^{14}\textrm{N}\) đang đứng yên tạo ra phản ứng \(_{2}^{4}\textrm{He}+_{7}^{14}\textrm{N}\rightarrow _{1}^{1}\textrm{H}+_{8}^{17}\textrm{O}\). Năng lượng của phản ứng là ΔE =1,21MeV.Giả sử hai hạt sinh ra có cùng vecto vận tốc. Động năng của hạt anpha: (xem khối lượng hạt nhân tính theo đơn vị u gần bằng số khối của nó)
A.1,36MeV B.1,65MeV C.1.63MeV D.1.56MeV
Giải:
Phương trình phản ứng \(_{2}^{4}\textrm{He}+_{7}^{14}\textrm{N}\rightarrow _{1}^{1}\textrm{H}+_{8}^{17}\textrm{O}\). Phản ứng thu năng lượng ΔE = 1,21 MeV
Theo ĐL bảo toàn động lượng ta có;
mαvα = (mH + m0 )v (với v là vận tốc của hai hạt sau phản ứng)
\(\rightarrow v=\frac{m_{\alpha }v_{\alpha }}{m_{H}+m_{O}}=\frac{2}{9}v_{\alpha }\)
\(\rightarrow\) Kα= \(\frac{9}{7}\) ΔE = 1,5557 MeV = 1,56 MeV. Chọn đáp án D
B. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1: Cho phản ứng hạt nhân \(_{3}^{6}\textrm{Li}+_{0}^{1}\textrm{n}\rightarrow _{1}^{3}\textrm{T}+\)\(\alpha +4,9MeV\). Giả sử động năng của các hạt nơtron và Li rất nhỏ, động năng của hạt T và hạt α là
A. 2,5 MeV và 2,1 MeV. B. 2,8 MeV và 1,2 MeV.
C. 2,8 MeV và 2,1 MeV. D. 1,2 MeV và 2,8 MeV.
Câu 2: Hạt nhân Poloni đứng yên, phóng xạ α biến thành hạt nhân X. Cho \(m_{Po}\) = 209,9373u; mα = 4,0015u;
mX = 205,9294u; 1u = 931,5 MeV/c2. Vận tốc hạt α phóng ra là
A. 1,27.107m/s. B. 1,68.107m/s. C. 2,12.107m/s. D. 3,27.107m/s.
Câu 3: Một hạt α bắn vào hạt nhân đứng yên tạo ra hạt nơtron và hạt X. Cho \(m_{\alpha }\) = 4,0016u; mN = 1,00866u; mAl = 26,9744u; mX = 29,9701u; 1u = 931,5 MeV/c2. Các hạt nơtron và X có động năng là 4 MeV và 1,8 MeV. Động năng của hạt α là
A. 5,8 MeV. B. 8,5 MeV. C. 7,8 MeV. D. 7,2 MeV.
Câu 4: Một hạt proton có động năng 5,58 MeV bắn vào hạt nhân 23Na đứng yên, sinh ra hạt α và hạt X.
Cho mP = 1,0073u; mNa = 22,9854u; mα = 4,0015u; mX = 19,987u; 1u = 931 MeV/c2. Biết hạt α bay ra với động năng 6,6 MeV. Động năng của hạt X là
A. 2,89 MeV. B. 1,89 MeV. C. 3,9 MeV. D. 2,56 MeV.
Câu 5: Người ta dùng proton bắn phá hạt nhân Be đứng yên theo phương trình \(_{1}^{1}\textrm{p}+_{4}^{9}\textrm{Be}\rightarrow _{2}^{4}\textrm{He}+X\). Biết
proton có động năng KP = 5,45 MeV, Heli có vận tốc vuông góc với vận tốc của proton và có động năng K He = 4 MeV. Cho rằng độ lớn của khối lượng của một hạt nhân (đo bằng đơn vị u) xấp xỉ bằng số khối A của nó. Động năng của hạt X bằng
A. 1,225 MeV. B. 3,575 MeV. C. 6,225 MeV. D. 2,125 MeV.
Câu 6: Hạt proton có động năng 5,48 MeV được bắn vào hạt nhân đứng yên thì thấy tạo thành một hạt nhân \(_{3}^{6}\textrm{Li}\) và một hạt X bay ra với động năng 4 MeV theo hướng vuông góc với hướng chuyển động của hạt proton tới. Tính vận tốc của hạt nhân Li (lấy khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị u gần bằng số khối). Cho 1u = 931,5 MeV/c2
A. 10,7.106 m/s. B. 1,07.106 m/s. C. 8,24.106 m/s. D. 0,824.106 m/s.
Câu 7: Cho một chùm hạt α có động năng K α = 4 MeV bắn phá các hạt nhân nhôm \(_{13}^{27}\textrm{Al}\) đứng yên. Sau phản ứng, hai hạt sinh ra là X và nơtrôn. Hạt nơtrôn sinh ra chuyển động vuông góc với phương chuyển động của các hạt α. Cho mα = 4,0015u, mAl = 26,974u, mX = 29,970u, mN = 1,0087u, 1u = 931 MeV/c2. Động năng của hạt nhân X và nơtrôn có thể nhận các giá trị nào trong các giá trị sau đây ?
A. KX = 1,5490 MeV; KN = 0,5518 MeV. B. KX = 0,5168 MeV; KN = 0,5112 MeV.
C. KX = 0,5168 eV; KN = 0,5112 eV. D. KX = 0,5112 MeV; KN = 0,5168 MeV.
Câu 8: Một nơtron có động năng 1,15 MeV bắn vào hạt nhân \(_{3}^{6}\textrm{Li}\) đứng yên tạo ra hạt α và hạt X, hai hạt này bay ra với cùng vận tốc. Cho mα = 4,0016u; mN = 1,00866u; mLi = 6,00808u; mX = 3,016u; 1u = 931,5 MeV/c2. Động năng của hạt X trong phản ứng trên là
A. 0,42 MeV. B. 0,15 MeV. C. 0,56 MeV. D. 0,25 MeV.
Câu 9: Bắn hạt α có động năng Kα = 4 MeV vào hạt nhân nitơ đang đứng yên thu được hạt proton và \(_{7}^{14}\textrm{N}\) hạt X. Cho mα = 4,0015u, mX = 16,9947u, mN = 13,9992u, mN = 1,0073u, 1u = 931 MeV/c2. Biết rằng hai hạt sinh ra có cùng vận tốc thì động năng hạt prôtôn có giá trị là
A. KP = 0,156 MeV B. KP = 0,432 MeV C. KP = 0,187 MeV D. KP = 0,3 MeV.
Câu 10: Cho proton có động năng KP = 1,46 MeV bắn vào hạt nhân liti \(_{3}^{7}\textrm{Li}\) đứng yên. Hai hạt nhân X sinh ra giống nhau và có cùng động năng. Cho mLi = 7,0742u, mX = 4,0015u, mP = 1,0073u, 1u = 931 MeV/c2, e = 1,6.10-19 C. Động năng của một hạt nhân X sinh ra là
A. KX = 9,34 MeV. B. KX = 37,3 MeV. C. KX = 34,9 MeV. D. KX = 36,5 MeV
Câu 11: Một proton có động năng là 4,8 MeV bắn vào hạt nhân \(_{11}^{23}\textrm{Na}\) đứng yên tạo ra 2 hạt α và hạt X. Biết
động năng của hạt α là 3,2 MeV và vận tốc hạt α bằng 2 lần vận tốc hạt X. Năng lượng tỏa ra của phản ứng là
A. 1,5 MeV. B. 3,6 MeV. C. 1,2 MeV. D. 2,4 MeV.
Câu 12: Cho hạt prôtôn có động năng KP = 1,8MeV bắn vào hạt nhân \(_{3}^{7}\textrm{Li}\) đứng yên, sinh ra hai hạt α có cùng độ lớn vận tốc và không sinh ra tia γ và nhiệt năng. Cho biết: mP = 1,0073u; mỏ = 4,0015u; mLi = 7,0144u; 1u = 931MeV/c2 = 1,66.10-27 kg. Động năng của mỗi hạt mới sinh ra bằng bao nhiêu?
A. Kα = 8,70485 MeV. B. Kα = 9,60485 MeV.
C. Kα = 0,90000MeV. D. Kα = 7,80485MeV.
Câu 13: Cho hạt prôtôn có động năng KP = 1,8 MeV bắn vào hạt nhân đứng yên, sinh ra hai hạt α có cùng độ lớn vận tốc và không sinh ra tia γ và nhiệt năng. Cho biết: mP = 1,0073u; mỏ = 4,0015u; mLi = 7,0144u; 1u = 931MeV/c2 = 1,66.10-27kg. Độ lớn vận tốc của các hạt mới sinh ra bằng bao nhiêu?
A. vα = 2,18734615 m/s. B. vα = 15207118,6 m/s.
C. vα = 21506212,4 m/s. D. vα = 30414377,3 m/s.
Câu 14: Cho hạt prôtôn có động năng KP = 1,8 MeV bắn vào hạt nhân \(_{3}^{7}\textrm{Li}\) đứng yên, sinh ra hai hạt α có cùng độ lớn vận tốc và không sinh ra tia γ và nhiệt năng. Cho biết: mP = 1,0073u; mα = 4,0015u; mLi = 7,0144u; 1u = 931MeV/c2 = 1,66.10-27kg. Độ lớn vận tốc góc giữa vận tốc các hạt là bao nhiêu?
A. 83045’ B. 167030’ C. 88015’. D. 178030’.
Câu 15: Cho proton có động năng K = 1,46 MeV bắn vào hạt nhân 7 Li đứng yên sinh ra hai hạt α có cùng động năng. Biết khối lượng của các hạt nhân mP = 1,0073u; mLi = 7,0142u; mα = 4,0015u và 1u = 931 MeV/c2. Góc hợp bởi các véctơ vận tốc của hai hạt nhân α sau phản ứng là
A. 11029’ B. 78031’ C. 102029’ D. 168031’.
Câu 16: Đồng vị \(_{92}^{234}\textrm{U}\) phóng xạ α biến thành hạt nhân Th không kèm theo bức xạ γ .tính năng lượng của phản ứng và tìm động năng , vận tốc của Th? Cho m α = 4,0015u; mU =233,9904u; mTh=229,9737u; 1u = 931MeV/c2
A. thu 14,15 MeV; 0,242 MeV; 4,5.105 m/s
B. toả 14,15 MeV; 0,242 MeV; 4,5.105 m/s
C. toả 14,15 MeV; 0,422 MeV; 5,4.105 m/s
D. thu 14,15 MeV; 0,422 MeV; 5,4.105 m/s
Câu 17: \(_{88}^{226}\textrm{Ra}\) là hạt nhân phóng xạ sau một thời gian phân rã thành một hạt nhân con và tia α. Biết m Ra = 225,977 u; mcon = 221,970 u ; m α = 4,0015 u; 1u = 931,5 MeV/c2. Tính động năng hạt α và hạt nhân con khi phóng xạ Radi
A. 5,00372 MeV; 0,90062 MeV B. 0,90062 MeV; 5,00372 MeV
C. 5,02938 MeV; 0,09062 MeV D. 0,09062 MeV; 5,02938 MeV.
Câu 18: Pôlôni \(_{84}^{210}\textrm{Po}\) phóng xạ α và biến đổi thành chì PB. Biết khối lượng các hạt nhân Po; α; Pb lần lượt là: 209,937303 u; 4,001506 u; 205,929442 u và 1 u = 931,5MeV/c2 . Năng lượng tỏa ra khi một hạt nhân pôlôni phân rã xấp xỉ bằng
A. 5,92 MeV. B. 2,96 MeV. C. 29,60 MeV. D. 59,20 MeV.
Câu 19: Dùng hạt α bắn phá hạt nhân nitơ đang đứng yên thì thu được một hạt proton và hạt nhân ôxi theo phản ứng: \(\alpha +_{7}^{14}\textrm{N}\rightarrow _{8}^{17}\textrm{O}+_{1}^{1}\textrm{P}\). Biết khối lượng các hạt trong phản ứng trên là: mα = 4,0015 u; mN = 13,9992 u; mO= 16,9947 u; mP = 1,0073 u. Nếu bỏ qua động năng của các hạt sinh ra thì động năng tối thiểu của hạt α là
A. 1,503 MeV. B. 29,069 MeV. C. 1,211 MeV. D. 3,007 Mev.
Câu 20: Cho phản ứng hạt nhân \(_{1}^{2}\textrm{H}+_{3}^{6}\textrm{Li}\rightarrow _{2}^{4}\textrm{He}+_{2}^{4}\textrm{He}\). Biết khối lượng các hạt đơteri, liti, heli trong phản ứng trên lần lượt là 2,0136 u; 6,01702 u; 4,0015 u. Coi khối lượng của nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân của nó. Năng lượng tỏa ra khi có 1g heli được tạo thành theo phản ứng trên là
A. 3,1.1011 J B. 4, 2.1010 J C. 2,1.1010 J D. 6, 2.1011 J
Câu 21: Cho phản ứng hạt nhân: \(_{1}^{2}\textrm{D}+_{1}^{2}\textrm{D}\rightarrow _{2}^{3}\textrm{He}+_{0}^{1}\textrm{n}\). Biết khối lượng của \(_{1}^{2}\textrm{D}\), \(_{2}^{3}\textrm{He}\), \(_{0}^{1}\textrm{n}\) lần lượt là mD = 2,0135u; mHe = 3,0149 u; mn = 1,0087u. Năng lượng tỏa ra của phản ứng trên bằng
A. 1,8821 MeV. B. 2,7391 MeV. C. 7,4991 MeV. D. 3,1671 MeV.
Câu 22: Bắn một prôtôn vào hạt nhân \(_{3}^{7}\textrm{Li}\) đứng yên. Phản ứng tạo ra hai hạt nhân X giống nhau bay ra với cùng tốc độ và theo các phương hợp với phương tới của prôtôn các góc bằng nhau là 600. Lấy khối lượng của mỗi hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của nó. Tỉ số giữa tốc độ của prôtôn và tốc độ độ của hạt nhân X là
A. 4. B. 1/2. C. 2. D. 1/4.
Câu 23: Giả sử trong một phản ứng hạt nhân, tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng nhỏ hơn tổng khối lượng của các hạt sau phản ứng là 0,02 u. Phản ứng hạt nhân này
A. tỏa năng lượng 1,863 MeV. B. tỏa năng lượng 18,63 MeV.
C. thu năng lượng 1,863 MeV. D. thu năng lượng 18,63 MeV.
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025