100 câu trắc nghiệm con lắc đơn có đáp án

Cập nhật lúc: 13:27 16-04-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12


100 câu hỏi con lắc đơn có đáp án giúp các em hệ thống hóa lại kiến thức về con lắc đơn.

Câu 1: Con lắc đơn l = 1,5(m). Dao động trong trọng trường g = \(\pi ^{2}\)(m/s2), khi dao động cứ dây treo thẳng đứng thì bị vướng vào một cái đinh ở trung điểm của dây. Chu kì dao động của con lắc sẽ là :

  A. \(\sqrt{6}\) (s).              B.  \(\sqrt{3}\) (s).    C. \(\frac{\sqrt{6}+\sqrt{3}}{2}\)  (s).              D. \(\frac{\sqrt{3}}{2}\) (s).

Câu 2: Cho một con lắc đơn gồm một vật nhỏ được treo trên một sợi dây chỉ nhẹ, không co giãn. Con lắc đang dao động với biên độ A nhỏ và đang đi qua vị trí cân bằng thì điểm giữa của sợi chỉ bị giữ lại. Biên độ dao động sau đó là

A.\(A'=A\sqrt{2}\) .             B. A’ = \(\frac{A}{^{\sqrt{2}}}\).           C. A’ = A.   D. A’ = A/2.

Câu 3: Một con lắc đơn có chiều dài l. Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng một góc \(\alpha _{0}\) = 300 rồi thả nhẹ cho dao động. Khi đi qua vị trí cân bằng dây treo bị vướng vào một chiếc đinh nằm trên đường thẳng đứng cách điểm treo con lắc một đoạn l/2. Tính biên độ góc β0 mà con lắc đạt được sau khi vướng đinh ?

 A. 340.                B. 300.                  C. 450.                 D. 430.

Câu 4: Một con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa với chu kỳ T1 khi qua vị trí cân bằng dây treo con lắc bị kẹp chặt  tại trung điểm của nó. Chu kỳ dao động mới tính theo chu kỳ ban đầu là bao nhiêu:

A. T1/ 2                B.\(\frac{T_{1}}{^{\sqrt{2}}}\)                 C.\(T_{1}\sqrt{2}\)                 D.\(T_{1}\left ( 1+\sqrt{2} \right )\).

Câu 5: Kéo con lắc đơn có chiều dài l = 1m ra khỏi vị trí cân bằng một góc nhỏ so với phương thẳng đứng rồi thả nhẹ cho dao động. Khi đi qua vị trí cân bằng, dây treo bị vướng vào một chiếc đinh đóng dưới điểm treo con lắc một đoạn 36cm. Lấy g = 10m/s2. Chu kì dao động của con lắc trước khi bị vướng đinh là

A. 3,6s.                  B. 2,2s.          C. 1,99s.                         D. 1,8s.

Câu 6:  Hai con lắc đơn treo cạnh nhau có chu kỳ dao động nhỏ là 4s và 4,8s. Kéo hai con lắc lệch một góc nhỏ như nhau rồi đồng thời buông nhẹ thì hai con lắc sẽ đồng thời trở lại vị trí này sau thời gian:

A.  8,8s                  B.  12/11 s      C.  6,248s                       D.  24s.

Câu 7:  Đặt con lắc đơn dài hơn dao động với chu kì T  gần 1 con lắc đơn khác có chu kì dao động T1=2(s). Cứ sau  ∆t = 200(s) thì trạng thái dao động của hai con lắc lại giống nhau. Chu kì dao động T của con lắc đơn là:

 A.1,98(s)                B. 2,30(s)        C. 2,02 (s)                      D. 1,89 (s)    .

Câu 8: Hai con lắc đơn có chu kì dao động lần lượt là T1 = 0,3 s  và T1 = 0,6 s  được kích thích cho bắt đầu dao động nhỏ cùng lúc. Chu kì dao động trùng phùng của bộ đôi con lắc này bằng:

 A. 1,2 s                   B. 0,9 s           C. 0,6 s                           D. 0,3 s.

Câu 9:  Hai con lắc A và B cùng dao động trong hai mặt phẳng song song. Trong thời gian dao động có lúc hai con lắc cùng qua vị trí cân bằng thẳng đứng và đi theo cùng chiều (gọi là trùng phùng). Thời gian gian hai lần trùng phùng liên tiếp là T = 13 phút 22 giây. Biết chu kì dao động con lắc A là TA = 2 s và con lắc B dao động chậm hơn con lắc A một chút. Chu kì dao động con lắc B là:

 A.2,002(s)              B. 2,005(s)       C.2,006 (s)                    D. 2,008 (s).

Câu 10: Một con lắc đơn có chu kì dao động T chưa biết dao động trước mặt một con lắc đồng hồ có chu kì  T0 = 2s. Con lắc đơn dao động chậm hơn con lắc đồng hồ một chút nên có những lần hai con lắc chuyển động cùng chiều và trùng nhau tại vị trí cân bằng của chúng ( gọi là những lần trùng phùng). Quan sát cho thấy khoảng thời gian giữa hai lần trùng phùng liên tiếp bằng 7 phút 30 giây. Hãy tính chu kì T của con lắc đơn và độ dài con lắc đơn.lấy g = 9.8 m/s2.    

   A. 1,98 s và 1 m                                    B. 2,009 s và 1 m  

   C. 2,009 s và 2 m                                  D. 1,98 s và 2 m                         

 ĐÁP ÁN:

1C – 2B – 3D – 4B – 5C – 6D – 7A – 8C – 9B – 10B

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025