Chinh phục điểm tối đa lý thuyết vật lý 12

Cập nhật lúc: 00:00 14-08-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12


Câu hỏi lý thuyết trong đề thi đại học chiếm khoảng 15 câu. vì vậy bạn đọc nên thực hành trắc nghiệm lý thuyết để có những phản xạ nhanh.

CHINH PHỤC ĐIỂM TỐI ĐA  LÝ THUYẾT VẬT LÝ 12

CHƯƠNG I: DAO ĐỘNG CƠ HỌC

PHẦN I:

Câu 1. Một hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn Fn = F0cos10πt thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Tần số dao động riêng của hệ phải là

  A. 10π Hz.                   B. 5π Hz.                    C. 5 Hz.                    D. 10 Hz.

Câu 2. Tại cùng một nơi trên Trái Đất, con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa với chu kì 2 s, con lắc đơn có chiều dài 2l dao động điều hòa với chu kì là

  A. 2 s.                          B. \(2\sqrt{2}\)  s.                  C. \(\sqrt{2}\)  s.                  D. 4 s.

Câu 3. Tại một nơi có gia tốc trọng trường g, con lắc đơn có chiều dài dây treo l dao động điều hoà với chu kì T, con lắc đơn có chiều dài dây treo 1/2 dao động điều hoà với chu kì

  A. \(\frac{T}{2}\)                            B. \(\sqrt{2}\) T                     C. 2T                         D. \(\frac{T}{\sqrt{2}}\)

Câu 4. Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k và hòn bi m gắn vào đầu lò xo, đầu kia của lò xo được treo vào một điểm cố định. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kì là

  A. \(\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{m}{k}}\)               B. \(2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}\)                C. \(2\pi \sqrt{\frac{k}{m}}\)               D. \(\frac{1}{2\pi} \sqrt{\frac{k}{m}}\)  

Câu 5.  Biểu thức li độ của vật dao động điều hòa có dạng x = Acos (ωt + φ), vận tốc của vật có giá trị cực đại là

  A. vmax = Aω            B. vmax = Aω2           C. vmax = 2Aω           D. vmax = A2ω

Câu 6. Tại một nơi xác định, chu kỳ dao động của con lắc đơn tỉ lệ thuận với

  A. căn bậc hai chiều dài con lắc                  B. chiều dài con lắc

  C. căn bậc hai gia tốc trọng trường              D. gia tốc trọng trường

Câu 7. Một con lắc lò xo gồm một lò xo có độ cứng k, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ khối lượng m. Con lắc này đang dao động điều hòa có cơ năng

  A. tỉ lệ với bình phương biên độ dao động.

  B. tỉ lệ với bình phương chu kì dao động.

  C. tỉ lệ nghịch với độ cứng k của lò xo.              

  D. tỉ lệ nghịch với khối lượng m của viên bi.

Câu 8. Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ. Con lắc này đang dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên viên bi luôn hướng

  A. theo chiều chuyển động của viên bi.       B. về vị trí cân bằng của viên bi.

  C. theo chiều dương quy ước                       D. theo chiều âm quy ước.

Câu 9. Hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình x1 = Acos(ωt +π/3) và x2 = Acos(ωt - 2π/3) là hai dao động

  A. lệch pha π/2           B. cùng pha.             C. ngược pha.             D. lệch pha π/3

Câu 10. Vật dao động điều hòa theo trục Ox. Phát biểu nào sau đây đúng?

  A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.                     

  B. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi.

  C. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình cos.

  D. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động.

Câu 11. Dao động tắt dần

  A. có biên độ giảm dần theo thời gian.       B. luôn có lợi.

  C. có biên độ không đổi theo thời gian.      D. luôn có hại.

Câu 12. Nói về một chất điểm dao động điều hòa, phát biểu nào dưới đây đúng?

  A. Ở vị trí biên, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc bằng không.

  B. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc cực đại.

  C. Ở VTCB, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc bằng không.

  D. Ở vị trí biên, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc cực đại.

Câu 13. Một vật nhỏ khối lượng m dao động điều hòa với phương trình li độ x = Acos(ωt + φ). Cơ năng của vật dao động này là

  A. mω2A2.                 B. mω2A2                C. mωA2.                  D. mω2A.

Câu 14. Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào là sai?

  A. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức.

  B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.

  C. Biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn khi tần số của lực cưỡng bức càng gần tần số riêng của hệ dao động.

  D. Tần số của dao động cưỡng bức lớn hơn tần số của lực cưỡng bức.

Câu 15.  Hai dao động điều hòa: x1 = A1cosωt và x2 = A2cos(ωt + π/2). Biên độ dao động tổng hợp của hai động này là

  A. \(A=\begin{vmatrix} A_{1}-A_{2} \end{vmatrix}\) .                                 B. \(A=\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}}\).

 C. A = A1 + A2.                                          D. \(A=\sqrt{\begin{vmatrix} A_{1}^{2}-A_{2}^{2} \end{vmatrix}}\).

Câu 16. Con lắc lò xo dao động điều hòa. Lực kéo về tác dụng vào vật luôn

  A. cùng chiều với chiều chuyển động của vật.             

  B. hướng về vị trí cân bằng.

  C. cùng chiều với chiều biến dạng của lò xo.               

  D. hướng về vị trí biên.

Câu 17. Tại cùng một vị trí địa lý, nếu chiều dài con lắc đơn tăng 4 lần thì chu kỳ dao động điều hoà của nó

  A. tăng 2 lần.            B. giảm 4 lần.            C. giảm 2 lần.             D. tăng 4 lần

Câu 18. Tại cùng một nơi trên Trái đất, nếu tần số dao động điều hòa của con lắc đơn chiều dài ℓ là f thì tần số dao động điều hòa của con lắc đơn chiều dài 4l là

  A. f/2                        B. 2ƒ                          C. 4ƒ                           D.  ƒ/4

Câu 19.  Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng?

  A. Lực cản của môi trường tác dụng lên vật càng nhỏ thì dao động tắt dần càng nhanh.

  B. Cơ năng của vật không thay đổi theo thời gian.

  C. Động năng của vật biến thiên theo hàm bậc nhất của thời gian.

  D. Biên độ dao động của vật giãm dần theo thời gian.

Câu 20. Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox. Khi đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì

  A. độ lớn vận tốc của chất điểm giãm                

  B. động năng của chất điểm giãm

  C. độ lớn gia tốc của chất điểm giãm.                

  D. độ lớn li độ của chất điểm tăng.

Câu 21.  Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, có biên độ là A1 và A2. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động trên có giá trị lớn nhất là

  A. A1 + A2               B. 2A1                       C. \(A=\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}}\)   D. 2A2

Câu 22. Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox. Trong các đại lượng sau của vật: biên độ, vận tốc, gia tốc, động năng thì đại lượng không thay đổi theo thời gian là

  A. vận tốc                B. động năng              C. gia tốc                  D. biên độ

Câu 23. Gia tốc của một chất điểm dao động điều hòa biến thiên

  A. khác tần số, cùng pha với li độ              B. cùng tần số, ngược pha với li độ

  C. khác tần số, ngược pha với li độ            D. ng tần số, cùng pha với li độ

Câu 24. Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox với tần số góc ω. Ở li độ x, vật có gia tốc là

  A. - \(\omega ^{2}x\)                  B. \(-\omega x^{2}\)                    C. \(\omega ^{2}x\)                       D. \(\omega x^{2}\)

Câu 25.   : Dao động của con lắc đồng hồ là

  A. dao động cưỡng bức                              B. dao động tắt dần

  C. dao động điện từ                                    D. dao động duy trì

Câu 26. Khi nói về dao động điều hoà của một chất điểm, phát biểu nào sau đây sai?

  A. Khi động năng của chất điểm giảm thì thế năng của nó tăng.

  B. Biên độ dao động của chất điểm không đổi trong quá trình dao động.

  C. Độ lớn vận tốc của chất điểm tỉ lệ thuận với độ lớn li độ của nó.

  D. Cơ năng của chất điểm được bảo toàn

Câu 27. Một vật nhỏ dao động điều hoà dọc theo trục Ox với tần số góc ω và có biên độ A. Biết gốc tọa độ O ở vị trí cân bằng của vật. Chọn gốc thời gian là lúc vật ở vị trí có li độ A/2 và đang chuyển động theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là:

  A. x = Acos(ωt - \(\frac{\pi }{3}\))     B. x = Acos(ωt - \(\frac{\pi }{4}\))    C. x = Acos(ωt + \(\frac{\pi }{4}\))   D. x = Acos(ωt + \(\frac{\pi }{3}\))

Câu 28. Chu kì dao động điều hoà của con lắc đơn có chiều dài l ở nơi có gia tốc trọng trường g là:

  A. \(2\pi \sqrt{\frac{g}{l}}\)                   B. \(\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{l}{g}}\)                  C. \(2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}\)                  D. \(\frac{1}{2\pi } \sqrt{\frac{g}{l}}\)

Câu 29. Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với chu kỳ 0,4 s. Biết trong mỗi chu kì dao động, thời gian lò xo bị dãn lớn gấp 2 lần thời gian lò xo bị nén. Lấy g = \(\pi\)2 m/s2. Chiều dài quỹ đạo của vật nhỏ của con lắc là:

  A. 8 cm                       B. 16 cm                      C. 4 cm                       D. 32 cm

Câu 30. Khi nói về dao động cơ, phát biểu nào sau đây sai?

  A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động duy trì.

  B. Dao động cưỡng bức có biên độ không phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.

  C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.

  D. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.

Câu 31. Một vật dao động điều hòa với biên độ 10 cm. Chọn mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Tại vị trí vật có li độ 5 cm, tỉ số giữa thế năng và động năng của vật là

  A. \(\frac{1}{2}\)                             B. \(\frac{1}{3}\)                             C. \(\frac{1}{4}\)                             D. 1

Câu 32. Khi nói về dao động điều hòa của con lắc lò xo, phát biểu nào sau đây đúng?

  A. Cơ năng của con lắc tỉ lệ thuận với biên độ dao động.

  B. Tần số dao động tỉ lệ nghịch với khối lượng vật nhỏ của con lắc.

  C. Chu kì dao động tỉ lệ thuận với độ cứng của lò xo.

  D. Tần số góc của dao động không phụ thuộc và biên độ dao động.

Câu 33. Một con lắc lò xo có tần số dao động riêng là fo chịu tác dụng của ngoại lực cưỡng bức Fh = Focos2πft. Dao động cưỡng bức của con lắc có tần số là :        

  A. |f – fo|.                    B. \(\frac{f+f_{0}}{2}\) .                  C. fo.                         D. f.

Câu 34. Khi nói về dao động điều hòa của một vật, phát biểu nào sau đây đúng?

  A. Khi vật ở vị trí biên, gia tốc của vật bằng không.

  B. Véctơ gia tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng.

  C. Véctơ vận tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng.

  D. Khi đi qua vị trí cân bằng, vận tốc của vật bằng không.

Câu 35. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với tần số góc ω. Cơ năng của con lắc là một đại lượng:

  A. không thay đổi theo thời gian.                      

  B. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số góc ω

  C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số góc 2ω               

  D. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số góc ω/2

Câu 36. Tại một nơi trên Trái Đất có gia tốc rơi tự do g , một con lắc đơn mà dây treo dài l đang dao động điều hòa. Thời gian ngắn nhất để vật nhỏ của con lắc đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng là :

  A. π \(\sqrt{\frac{l}{g}}\).                    B. π \(\sqrt{\frac{g}{l}}\).                   C. \(\frac{\pi }{2}\sqrt{\frac{l}{g}}\) .                  D. \(\frac{\pi }{2}\sqrt{\frac{g}{l}}\)  

PHẦN II:

Câu 1. Một vật nhỏ dao động điều hòa có biên độ A, chu kì dao động T, ở thời điểm ban đầu to = 0 vật đang ở vị trí biên. Quãng đường mà vật đi được từ thời điểm ban đầu đến thời điểm t = T/4

  A. A/2 .                       B. 2A .                       C. A/4 .                        D. A

Câu 2.  : Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Vectơ gia tốc của chất điểm có

  A. độ lớn cực đại ở vị trí biên, chiều luôn hướng ra biên.

  B. độ lớn cực tiểu khi qua VTCB luôn cùng chiều với vectơ vận tốc.

  C. độ lớn không đổi, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.

  D. độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.

Câu 3.  :  Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây giảm liên tục theo thời gian?

  A. Biên độ và tốc độ                                      B. Li độ và tốc độ

 C. Biên độ và gia tốc                                      D. Biên độ và cơ năng

Câu 4.  :  Một vật dao động điều hòa dọc theo trục tọa độ nằm ngang Ox với chu kì T, vị trí cân bằng và mốc thế năng ở gốc tọa độ. Tính từ lúc vật có li độ dương lớn nhất, thời điểm đầu tiên mà động năng và thế năng của vật bằng nhau là:

  A. T/4.                         B. T/8                       C. T/12                       D. T/6

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

PHẦN II:

Câu 1.  So với hạt nhân \(_{14}^{29}\textrm{Si}\), hạt nhân \(_{20}^{30}\textrm{Ca}\) có nhiều hơn

  A. 11 nơtrôn và 6 prôtôn.                             B. 5 nơtrôn và 6 prôtôn.

  C. 6 nơtrôn và 5 prôtôn.                               D. 5 nơtrôn và 12 prôtôn.

Câu 2.  Hạt nhân \(_{17}^{35}\textrm{Cl}\) có:

  A. 35 nơtron               B. 35 nuclôn              C. 17 nơtron              D. 18 proton.

Câu 3.  Phóng xạ β-

  A. phản ứng hạt nhân thu năng lượng.

  B. phản ứng hạt nhân không thu và không toả năng lượng.

  C. sự giải phóng êlectrôn (êlectron) từ lớp êlectrôn ngoài cùng của nguyên tử.

  D. phản ứng hạt nhân toả năng lượng.

Câu 4.  Hạt nhân Triti ( T13 ) có

  A. 3 nuclôn, trong đó có 1prôtôn.                 B. 3 nơtrôn(nơtron)và 1 prôtôn.

  C. 3 nuclôn, trong đó có 1 nơtrôn (nơtron).  D. 3 prôtôn và 1 nơtrôn (nơtron).

Câu 5.  Các phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn

  A. số nuclôn.                                                 B. số nơtrôn (nơtron).  

 C. khối lượng.                                                D. số prôtôn.

Câu 6.  Hạt nhân càng bền vững khi có

  A. số nuclôn càng nhỏ.                                  B. số nuclôn càng lớn.

  C. năng lượng liên kết càng lớn.                   D. năng lượng liên kết riêng càng lớn.

Câu 7.  Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết

  A. tính cho một nuclôn.                                 B. tính riêng cho hạt nhân ấy.

  C. của một cặp prôtôn-prôtôn.                      D. của một cặp prôtôn-nơtrôn

Câu 8. Trong quá trình phân rã hạt nhân U92238 thành hạt nhân U92234, đã phóng ra một hạt α và hai hạt

  A. nơtrôn (nơtron).                                        B. êlectrôn (êlectron).                    

  C. pôzitrôn (pôzitron).                                   D. prôtôn (prôton).

Câu 9.  Khi nói về sự phóng xạ, phát biểu nào dưới đây là đúng?

  A. Sự phóng xạ phụ thuộc vào áp suất tác dụng lên bề mặt của khối chất phóng xạ.

  B. Chu kì phóng xạ của một chất phụ thuộc vào khối lượng của chất đó.

  C. Phóng xạ là phản ứng hạt nhân toả năng lượng.

  D. Sự phóng xạ phụ thuộc vào nhiệt độ của chất phóng xạ.

Câu 10.  Phản ứng nhiệt hạch là

  A. nguồn gốc năng lượng của Mặt Trời.

  B. sự tách hạt nhân nặng thành các hạt nhân nhẹ nhờ nhiệt độ cao.

  C. phản ứng hạt nhân thu năng lượng.

  D. phản ứng kết hợp hai hạt nhân có khối lượng trung bình thành một hạt nhân nặng.

Câu 11.  Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng phóng xạ?

  A. Trong phóng xạ \(\alpha\), hạt nhân con có số nơtron nhỏ hơn số nơtron của hạt nhân mẹ.

  B. Trong phóng xạ \(\beta ^{-}\), hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số prôtôn khác nhau.

  C. Trong phóng xạ \(\beta\), có sự bảo toàn điện tích nên số prôtôn được bảo toàn.

  D. Trong phóng xạ \(\beta ^{+}\), hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số nơtron khác nhau.

Câu 12.  Khi nói về tia \(\alpha\), phát biểu nào sau đây là sai?

  A. Tia \(\alpha\) phóng ra từ hạt nhân với tốc độ bằng 2000 m/s.

  B. Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ điện, tia \(\alpha\) bị lệch về phía bản âm của tụ điện.

  C. Khi đi trong không khí, tia \(\alpha\) làm ion hóa không khí và mất dần năng lượng.

  D. Tia \(\alpha\) là dòng các hạt nhân heli ( \(_{2}^{4}\textrm{He}\) )

Câu 13.  Phản ứng nhiệt hạch là

  A. sự kết hợp hai hạt nhân có số khối trung bình tạo thành hạt nhân nặng hơn.

  B. phản ứng hạt nhân thu năng lượng .

  C. phản ứng trong đó một hạt nhân nặng vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn.

  D. phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

Câu 14.  Biết động năng tương đối tính của một hạt bằng năng lượng nghỉ của nó. Tốc độ của hạt này (tính theo tốc độ ánh sáng trong chân không c) bằng

  A. \(\frac{1}{2}\) c.                        B. \(\frac{\sqrt{2}}{2}\) c.                     C. \(\frac{\sqrt{3}}{2}\) c.                     D. \(\frac{\sqrt{3}}{4}\) c.

Câu 15.  Hai hạt nhân \(_{1}^{3}\textrm{T}\) và \(_{2}^{3}\textrm{He}\) có cùng

  A. số nơtron.              B. số nuclôn.              C. điện tích.                 D. số prôtôn.

Câu 16.   Cho phản ứng hạt nhân: \(X+_{9}^{19}\textrm{F}\rightarrow _{2}^{4}\textrm{He}+_{8}^{16}\textrm{O}\). Hạt X là

  A. anpha.                   B. nơtron.                   C. đơteri.                      D. prôtôn.

Câu 17.  Hạt nhân \(_{84}^{210}\textrm{Po}\) đang đứng yên thì phóng xạ α, ngay sau phóng xạ đó, động năng của hạt α

  A. lớn hơn động năng của hạt nhân con.            

  B. chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng động năng của hạt nhân con.

  C. bằng động năng của hạt nhân con.                

  D. nhỏ hơn động năng của hạt nhân con.

Câu 18.  Phóng xạ và phân hạch hạt nhân

  A. đều có sự hấp thụ nơtron chậm.                    

  B. đều là phản ứng hạt nhân thu năng lượng.

  C. đều không phải là phản ứng hạt nhân.          

  D. đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng

Câu 19.  Khi nói về tia α, phát biểu nào sau đây là sai?

  A. Tia α phóng ra từ hạt nhân với tốc độ bằng 2000 m/s.

  B. Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ điện, tia α bị lệch về phía bản âm của tụ điện.

  C. Khi đi trong không khí, tia α làm ion hóa không khí và mất dần năng lượng.

  D. Tia α là dòng các hạt nhân heli (\(_{2}^{4}\textrm{He}\)).

Câu 20.  Phản ứng nhiệt hạch là

  A. sự kết hợp hai hạt nhân có số khối trung bình tạo thành hạt nhân nặng hơn.

  B. phản ứng hạt nhân thu năng lượng .

  C. phản ứng trong đó một hạt nhân nặng vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn.

  D. phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

Câu 21.  Khi nói về tia \(\gamma\), phát biểu nào sau đây sai?

  A. Tia \(\gamma\) không phải là sóng điện từ.

  B. Tia \(\gamma\) có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia X.

  C. Tia \(\gamma\) không mang điện.

  D. Tia \(\gamma\) có tần số lớn hơn tần số của tia X.

Câu 22.   Một hạt nhân X đứng yên, phóng xạ α và biến thành hạt nhân Y. Gọi m1 và m2, v1 và v2, K1 và K2 tương ứng là khối lượng, tốc độ, động năng của hạt α và hạt nhân Y. Hệ thức nào sau đây là đúng

  A. \(\frac{v_{1}}{v_{2}}=\frac{m_{1}}{m_{2}}=\frac{K_{1}}{K_{2}}\)                                    B. \(\frac{v_{2}}{v_{1}}=\frac{m_{2}}{m_{1}}=\frac{K_{2}}{K_{1}}\)     

 C. \(\frac{v_{1}}{v_{2}}=\frac{m_{2}}{m_{1}}=\frac{K_{1}}{K_{2}}\)                                     D. \(\frac{v_{1}}{v_{2}}=\frac{m_{2}}{m_{1}}=\frac{K_{2}}{K_{1}}\)

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025