Bài tập trắc nghiệm vật lý 12 có đáp án

Cập nhật lúc: 21:50 13-08-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12


Tài liệu bao gồm rất nhiều bài tập hay và khó của 7 chương trong chương trình vật lý 12 nhằm giúp bạn củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 12 CÓ ĐÁP ÁN

Chuyên đề 1. Đại cương về dao động điều hòa – Con lắc lò xo

  1. Đại cương về dao động điều hòa

Câu 1 Trong dao động điều hoà thì li độ, vận tốc và gia tốc là những đại lượng biến đổi theo hàm sin hoặc cosin theo t và

  A. cùng biên độ           B. cùng pha ban đầu      C. cùng chu kỳ        D. cùng pha dao động

Câu 2 Chu kì dao động là:

  A. Số dao động toàn phần vật thực hiện được trong 1s

  B. Khoảng thời gian dể vật đi từ bên này sang bên kia của quỹ đạo chuyển động.

  C. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại vị trí ban đầu.

  D. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại trạng thái ban đầu.

Câu 3 Một vật dao động điều hoà dọc theo trục Ox với phương trình x = Asinωt. Nếu chọn gốc toạ độ O

tại vị trí cân bằng của vật thì gốc thời gian t = 0 là lúc vật

  A. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần dương của trục Ox.

  B. qua vị trí cân bằng O ngược chiều dương của trục Ox.

  C. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần âm của trục Ox.

  D. qua vị trí cân bằng O theo chiều dương của trục Ox.

Câu 4 Trong dao động điều hoà

  A. Gia tốc có độ lớn cực đại khi vật đi qua VTCB                         

  B. Gia tốc của vật luôn cùng pha với vận tốc

  C. Gia tốc của vật luôn hướng về VTCB                       

  D. Gia tốc của vật bằng 0 khi vật ở biên

Câu 5 Phát biểu nào sau đâysai:

  A. Trong dao động điều hoà, biên độ và tần số góc phụ thuộc vào cách kích thích dao động.

  B. Pha ban đầu của dao động điều hoà phụ thuộc vào việc chọn chiều dương của trục và gốc thời gian.

  C. Gia tốc trong dao động điều hoà biến thiên theo thời gian theo quy luật dạng sin hoặc cosin.

  D. Chu kỳ của dao động điều hoà không phụ thuộc vào biên độ dao động.

Câu 6 Trong dao động điều hoà gia tốc biến đổi

  A. cùng pha với vận tốc.                                 B. sớm pha 900 so với vận tốc.

  C. ngược pha với vận tốc.                               D. trễ pha 900 so với vận tốc.

Câu 7 Hãy chỉ ra thông tin không đúng về chuyển động điều hòa của chất điểm

  A. Biên độ dao động là đại lượng không đổi   B. Động năng là đại lượng biến đổi

  C. Khi li độ giảm thì vận tốctăng                     D. Giá trị của lực hồi phục tỉ lệ thuận với li độ

Câu 8 Gia tốc trong dao động điều hòa cực đại khi:

  A. vận tốc dao động cực đại                             B. vận tốc dao động bằng không

  C. dao động qua vị trí cân bằng                       D. tần số dao động đạt giá trị lớn nhất.

Câu 9 Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Vectơ gia tốc của chất điểm có

  A. độ lớn cực đại ở vị trí biên, chiều luôn hướng ra biên.

  B. độ lớn cực tiểu khi qua vị trí cân bằng luôn cùng chiều với vectơ vận tốc.

  C. độ lớn không đổi, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.

  D. độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.

Câu 10 Khi nói về một vật đang dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây đúng?

  A. Vectơ gia tốc của vật đổi chiều khi vật có li độ cực đại.

  B. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động về phía vị trí cân bằng.

  C. Vectơ gia tốc của vật luôn hướng ra xa vị trí cân bằng.

  D. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động ra xa vị trí cân bằng.

Câu 11 Khi nói về vận tốc của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây sai?

  A. Vận tốc biến thiên điều hòa theo thời gian.

  B. Vận tốc cùng chiều với lực hồi phục khi vật chuyển động về vị trí cân bằng .

  C. Khi vận tốc và li độ cùng dấu vật chuyển động nhanh dần.

  D. Vận tốc cùng chiều với gia tốc khi vật chuyển động về vị trí cân bằng.

Câu 12 Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên về vị trí cân bằng là chuyển động

  A. nhanh dần đều.       B. chậm dần đều.         C. nhanh dần.          D. chậm dần.

Câu 13 Một vật dao động điều hòa. Khi vật đi từ vị trí có gia tốc cực tiểu đến vị trí có gia tốc cực đại thì vận tốc của vật

  A. giảm rồi tăng          B. tăng rồi giảm           C. giảm                    D. tăng

Câu 14 Một vật dao động trên đoạn đoạn thẳng, Trong một chu kỳ nó lần lượt rời xa và sau đó tiến lại gần điểm M nằm trên phương dao động. Tại thời điểm t1 vật xuất hiện gần điểm M nhất và tại thời điểm t2 xa điểm M nhất. Vận tốc của vật có đặc điểm:

  A. lớn nhất tại thời điểm t1                              B. lớn nhất tại thời điểm t2

  B. lớn nhất tại cả thời điểm t1và t2                  D. bằng không tại cả thời điểm t1 và t2

Câu 15 Đồ thị vận tốc - thời gian của một vật dao động cơ điều hoà được cho như hình v . Tìm phát biểu đúng. Tại thời điểm

 

   A. t2, gia tốc của vật có giá trị âm.

  B. t4, li độ của vật có giá trị dương.

  C. t3, li độ của vật có giá trị âm.

  D. t1, gia tốc của vật có giá trị dương.

Câu 16 Chọn câu sai

  A. Đồ thị mối quan hệ giữa tốc độ và ly độ là đường elip

  B. Đồ thị mối quan hệ giữa tốc độ và gia tốc là đường elip

  C. Đồ thị mối quan hệ giữa gia tốc và ly độ là đường thẳng

  D. Đồ thị mối quan hệ giữa gia tốc và ly độ là đường elip

Câu 17 Cho vật dao động điều hòa. Gọi v là tốc độ dao động tức thời, vm là tốc độ dao động khi vật ở vị trí cân bằng; a là gia tốc tức thời, am là gia tốc khi vật ở biên. Biểu thức nào sau đây là đúng:

A.  \(\frac{x^{2}}{{v_{m}}^{2}} + \frac{a^{2}}{{m_{m}}^{2}}=1\)                                      B. \(\frac{v}{{v_{m}}} + \frac{a}{{m_{m}}}=1\)               

C. \(\frac{a}{{a_{m}}} = \frac{v}{{v_{m}}}-\frac{\pi }{4}\)                                           D.\(\frac{v}{{v_{m}}} = \frac{a}{{m_{m}}}-\frac{\pi }{4}\)

Câu 18 Đồ thị quan hệ giữa ly độ và vận tốc của vật dao động điều hòa là đường

  A. hình sin                   B. thẳng                       C. hyperbol             D. elip

Câu 19 Một chất điểm dao động điều hòa. Khi tốc độ dao động là 4cm/s thì độ lớn gia tốc là a. Khi tốc độ dao động là 8cm/s thì độ lớn gia tốc là a/2. Tốc độ dao động cực đại của chất điểm là

A. 4\(\sqrt{5}\)cm/s                   B. 12 cm/s                   C. 8\(\sqrt{2}\)cm/s             D. 12\(\sqrt{2}\) cm/s

Câu 20 Một vật dao động điều hòa. Khi vận tốc của vật là \(\frac{v_{1}}{2\pi }\) thì gia tốc của vật là a1, khi vận tốc của vật là \(\frac{v_{2}}{2\pi }\) thì gia tốc của vật là a2.Chu kỳ dao động T của vật là

  A. \(T=2\pi \sqrt{\frac{{v_{1}}^{2}-{v_{2}}^{2}}{{a_{2}}^{2}-{a_{1}}^{2}}}\)                                B.\(T= \sqrt{\frac{{v_{1}}^{2}-{v_{2}}^{2}}{{a_{2}}^{2}-{a_{1}}^{2}}}\)             

  C. \(T= \sqrt{\frac{{a_{2}}^{2}-{a_{1}}^{2}}{{v_{1}}^{2}-{v_{2}}^{2}}}\)                                     D.\(T= 2\pi \sqrt{\frac{{a_{2}}^{2}-{a_{1}}^{2}}{{v_{1}}^{2}-{v_{2}}^{2}}}\)

Câu 21 Một vật thực hiện dao động điều hoà với chu kỳ dao động T=3,14s và biên độ dao động A=1m.

Tại thời điểm vật đi qua vị trí cân bằng, vận tốc của vật đó bằng bao nhiêu?

  A. 0.5m/s                      B. 1m/s                         C. 2m/s                    D. 3m/s

Câu 22 Một vật dao động điều hòa với biên độ A và tốc độ cực đại vmax.Chu kỳ dao động của vật là

  A. \(\frac{v_{max}}{A}\)                        B.  \(\frac{A}{v_{max}}\)                       C. \(\frac{v_{max}}{2\pi A}\)                    D.\(\frac{2\pi A}{v_{max}}\)

Câu 23 Một vật dao động điều hòa với tốc độ cực đại là α, gia tốc cực đại là β. Biên độ dao động được Tính

  A.  \(\frac{\alpha ^{2}}{\beta }\)                           B. \(\frac{\alpha }{\beta }\)                              C.  \(\frac{\alpha }{\beta ^{2}}\)                        D.\(\frac{\beta ^{2}}{\alpha }\)

Câu 24 Một vật dao động điều hòa với biên độ A. Khi ly độ của vật là x (cm) thì gia tốc của vật là 2a (cm/s2). Tốc độ dao động cực đại bằng

  A. \(A\sqrt{\frac{2a}{x}}\) π                 B. \(A\sqrt{\frac{a}{x}}\)                      C. \(\frac{2aA}{x}\)                     D.\(\frac{aA}{x}\)

Câu 25 Một vật dao động điều hoà theo phương nằm ngang vận tốc của vật tại vị trí cân bằng có độ lớn là vmax = 20π cm/s và gia tốc cực đại có độ lớn là amax =4m/s2 lấy π2 =10. Xác định biên độ và chu kỳ dao động?

A. A =10 cm; T =1 (s)                                          C. A =10 cm; T =0,1 (s)

B. A = 1cm; T=1 (s)                                              D A=0,1cm;T=0,2 (s). 

Câu 26 Một vật dao động điều hòa với chu kì T. Chọn gốc thời gian là lúc vật qua vị trí cân bằng, vận tốc của vật bằng 0 lần đầu tiên ở thời điểm

  A. \(\frac{T}{2}\).                              B.  \(\frac{T}{8}\)                             C.  \(\frac{T}{6}\)                        D.\(\frac{T}{4}\)

Câu 27 Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình x = 8cos(πt + π/4) (x tính bằng cm, t tính bằng s) thì

  A. lúc t = 0 chất điểm chuyển động theo chiều âm của trục Ox.

  B. chất điểm chuyển động trên đoạn thẳng dài 8 cm.

  C. chu kì dao động là 4s.

  D. vận tốc của chất điểm tại vị trí cân bằng là 8 cm/s.

Câu 28 Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 3cos(2πt - π/3), trong đó x tính bằng xentimét (cm) và t tính bằng giây (s). Gốc thời gian đã được chọn lúc vật có trạng thái chuyển động như thế nào?

  A. Đi qua vị trí có li độ x = 1,5cm và đang chuyển động theo chiều âm của trục Ox.

  B. Đi qua vị trí có li độ x = - 1,5cm và đang chuyển động theo chiều dương của trục Ox.

  C. Đi qua vị trí có li độ x = 1,5cm và đang chuyển động theo chiều dương của trục Ox.

  D. Đi qua vị trí có li độ x = - 1,5cm và đang chuyển động theo chiều âm của trục Ox.

Câu 29 Hai chất điểm dao dộng điều hòa trên cùng một quỹ đạo, biên độ A, cùng tần số. Hai chất điểm cùng đi qua vị trí 0,5A nhưng ngược chiều. Độ lệch pha của hai dao động là

  A. 0                             B. 2π/3                        C. π/6                      D. π/3

Câu 30 Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình vận tốc là v = 4πcos2πt (cm/s). Gốc tọa độ ở vị trí cân bằng. Mốc thời gian được chọn vào lúc chất điểm có li độ và vận tốc là:

  A. x = 2 cm, v = 0.      B. x = 0, v = 4π cm/s   C. x = -2 cm, v = 0  D. x = 0, v = -4π cm/s.

Câu 31 Một vật dao động điều hòa đi từ một điểm M trên quỹ đạo đến biên hết 3/8 chu kì, đi tiếp 1/2s được 4cm, đi thêm 3/4s nữa thì về M được 1 chu kì.Chu kì và biên độ dao động là:

  A. 1s; 4cm                   B. 2s; 4cm                   C. 1s; 2cm               D. 2s; 2cm

ĐỀ THI CĐ-ĐH CÁC NĂM

Câu 23(ĐH 2008): Hạt nhân A đang đứng yên thì phân rã thành hạt nhân B có khối lượng mB và hạt a có khối lượng ma. Tỉ số giữa động năng của hạt nhân B và động năng của hạt a ngay sau phân rã bằng

  A. \(\frac{m_{\alpha }}{m_{B}}\)                           B. \((\frac{m_{B}}{m_{\alpha }})^{2}\)                       C.  \(\frac{m_{B}}{m_{\alpha }}\)                              D.\((\frac{m_{\alpha }}{m_{B}})^{2}\)

Câu 24(ĐH CĐ 2010): Hạt nhân \(_{84}^{210}\textrm{Po}\) đang đứng yên thì phóng xạ α, ngay sau phóng xạ đó, động năng của hạt α

  A. lớn hơn động năng của hạt nhân con.

  B. chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng động năng của hạt nhân con.

  C. bằng động năng của hạt nhân con.

  D. nhỏ hơn động năng của hạt nhân con.

Câu 25(ĐH CĐ 2010): Dùng một prôtôn có động năng 5,45 MeV bắn vào hạt nhân \(_{4}^{9}\textrm{Be}\) đang đứng yên. Phản ứng tạo ra hạt nhân X và hạt α. Hạt α bay ra theo phương vuông góc với phương tới của prôtôn và có động năng 4 MeV. Khi tính động năng của các hạt, lấy khối lượng các hạt tính t heo đơn vị khối lượng nguyên tử bằng số khối của chúng. Năng lượng tỏa ra trong phản ứng này bằng

  A. 3,125 MeV.            B. 4,225 MeV.             C. 1,145 MeV.        D. 2,125 MeV.

Câu 26(ĐH CĐ 2010): Dùng hạt prôtôn có động năng 1,6 MeV bắn vào hạt nhân liti \(_{3}^{7}\textrm{Li}\) đứng yên. Giả sử sau phản ứng thu được hai hạt giống nhau có cùng động năng và không kèm theo tia γ. Biết năng lượng tỏa ra của phản ứng là 17,4 MeV. Động năng của mỗi hạt sinh ra là

  A. 19,0 MeV.              B. 15,8 MeV.               C. 9,5 MeV.            D. 7,9 MeV.

Câu 27(ĐH CĐ 2011): Bắn một prôtôn vào hạt nhân \(_{3}^{7}\textrm{Li}\) đứng yên. Phản ứng tạo ra hai hạt nhân X giống nhau bay ra với cùng tốc độ và theo các phương hợp với phương tới của prôtôn các góc bằng nhau là 600. Lấy khối lượng của mỗi hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của nó. Tỉ số giữa tốc độ của prôtôn và tốc độ của hạt nhân X là

  A. 4.                            B. \(\frac{1}{4}\).                           C. 2.                        D.\(\frac{1}{2}\)

Câu 28(ĐH CĐ 2011): Một hạt nhân X đứng yên, phóng xạ a và biến thành hạt nhân Y. Gọi m1 và m2, v1 và v2, K1 và K2 tương ứng là k.lượng, tốc độ, động năng của hạt a và hạt nhân Y. Hệ thức nào sau đây là đúng ?

  A.\(\frac{v_{1}}{v_{2}} =\frac{m_{1}}{m_{2}} =\frac{K_{1}}{K_{2}}\)                                     B. \(\frac{v_{2}}{v_{1}} =\frac{m_{2}}{m_{1}} =\frac{K_{2}}{K_{1}}\)           

  C.\(\frac{v_{1}}{v_{2}} =\frac{m_{2}}{m_{1}} =\frac{K_{1}}{K_{2}}\)                                     D.\(\frac{v_{1}}{v_{2}} =\frac{m_{2}}{m_{1}} =\frac{K_{2}}{K_{1}}\)

Câu 29(ĐH 2012): Một hạt nhân X, ban đầu đứng yên, phóng xạ α và biến thành hạt nhân Y. Biết hạt nhân X có số khối là A, hạt  α phát ra tốc độ v. Lấy khối lượng của hạt nhân bằng số khối của nó tính theo đơn vị u. Tốc độ của hạt nhân Y bằng

  A. \(\frac{4v}{A+4}\)                    B.  \(\frac{2v}{A-4}\)                 C.  \(\frac{4v}{A-4}\)                D.\(\frac{2v}{A+4}\)

Câu 30(ĐH 2013): Dùng một hạt α có động năng 7,7MeV bắn vào hạt nhân \(_{7}^{14}\textrm{N}\) đang đứng yên gây ra phản ứng \(\alpha +_{7}^{14}\textrm{N} \rightarrow _{1}^{1}\textrm{p} + _{8}^{17}\textrm{O}\) . Hạt proton bay ra theo phương vuông góc với phương bay tới của hạt α . Cho khối lượng các hạt nhân ma = 4,0015u; mp = 1,0073u; mN = 13,9992u; mO = 16,9947u. Biết . Động năng của hạt \(_{8}^{17}\textrm{O}\) là:

  A. 6,145MeV              B. 2,214MeV               C. 1,345MeV          D. 2,075MeV

Câu 31(CĐ 2014): Hạt nhân  \(_{84}^{210}\textrm{Po}\)(đứng yên) phóng xạ α  tạo ra hạt nhân con (không kèm bức xạ ɣ ). Ngay sau phóng xạ đó, động năng của hạt  α

  A. nhỏ hơn hoặc bằng động năng của hạt nhân con                       

  B. nhỏ hơn động năng của hạt nhân con

  C. lớn hơn động năng của hạt nhân con           

  D. bằng động năng của hạt nhân con

Câu 32(ĐH 2014): Bắn hạt  α vào hạt nhân nguyên tử nhôm đang đứng yên gây ra phản ứng: \(_{2}^{4}\textrm{He} + _{13}^{27}\textrm{Al} \rightarrow _{15}^{30}\textrm{P} + _{0}^{1}\textrm{n}\) . Biết phản ứng thu năng lượng là 2,70 MeV; giả sử hai hạt tạo thành bay ra với cùng vận tốc và phản ứng không kèm bức xạ  ɣ . Lấy khối lượng của các hạt tính theo đơn vị u có giá trị bằng số khối của chúng. Động năng của hạt  α  l

  A. 2,70 MeV               B. 3,10 MeV                C. 1,35 MeV           D. 1,55 MeV

ĐỀ THI CĐ-ĐH CÁC NĂM

Câu 23(ĐH 2008): Hạt nhân A đang đứng yên thì phân rã thành hạt nhân B có khối lượng mB và hạt a có khối lượng ma. Tỉ số giữa động năng của hạt nhân B và động năng của hạt a ngay sau phân rã bằng

  A. \(\frac{m_{\alpha }}{m_{B}}\)                        B. \((\frac{m_{B}}{m_{\alpha }})^{2}\)                      C. \(\frac{m_{B}}{m_{\alpha }}\)                   D.\((\frac{m_{\alpha }}{m_{B}})^{2}\)

Câu 24(ĐH CĐ 2010): Hạt nhân \(_{84}^{210}\textrm{Po}\) đang đứng yên thì phóng xạ α, ngay sau phóng xạ đó, động năng của hạt α

  A. lớn hơn động năng của hạt nhân con.

  B. chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng động năng của hạt nhân con.

  C. bằng động năng của hạt nhân con.

  D. nhỏ hơn động năng của hạt nhân con.

Câu 25(ĐH CĐ 2010): Dùng một prôtôn có động năng 5,45 MeV bắn vào hạt nhân \(_{4}^{9}\textrm{Be}\) đang đứng yên. Phản ứng tạo ra hạt nhân X và hạt α. Hạt α bay ra theo phương vuông góc với phương tới của prôtôn và có động năng 4 MeV. Khi tính động năng của các hạt, lấy khối lượng các hạt tính t heo đơn vị khối lượng nguyên tử bằng số khối của chúng. Năng lượng tỏa ra trong phản ứng này bằng

  A. 3,125 MeV.            B. 4,225 MeV.             C. 1,145 MeV.        D. 2,125 MeV.

Câu 26(ĐH CĐ 2010): Dùng hạt prôtôn có động năng 1,6 MeV bắn vào hạt nhân liti \(_{3}^{7}\textrm{Li}\) đứng yên. Giả sử sau phản ứng thu được hai hạt giống nhau có cùng động năng và không kèm theo tia γ. Biết năng lượng tỏa ra của phản ứng là 17,4 MeV. Động năng của mỗi hạt sinh ra là

  A. 19,0 MeV.              B. 15,8 MeV.               C. 9,5 MeV.            D. 7,9 MeV.

Câu 27(ĐH CĐ 2011): Bắn một prôtôn vào hạt nhân \(_{3}^{7}\textrm{Li}\)  đứng yên. Phản ứng tạo ra hai hạt nhân X giống nhau bay ra với cùng tốc độ và theo các phương hợp với phương tới của prôtôn các góc bằng nhau là 600. Lấy khối lượng của mỗi hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của nó. Tỉ số giữa tốc độ của prôtôn và tốc độ của hạt nhân X là

  A. 4.                            B. \(\frac{1}{4}\) .                           C. 2.                        D.\(\frac{1}{2}\)

Câu 28(ĐH CĐ 2011): Một hạt nhân X đứng yên, phóng xạ a và biến thành hạt nhân Y. Gọi m1 và m2, v1 và v2, K1 và K2 tương ứng là k.lượng, tốc độ, động năng của hạt a và hạt nhân Y. Hệ thức nào sau đây là đúng ?

 

  A. \(\frac{v_{1}}{v_{2}}=\frac{m_{1}}{m_{2}}=\frac{K_{1}}{K_{2}}\)                                      B. \(\frac{v_{2}}{v_{1}}=\frac{m_{2}}{m_{1}}=\frac{K_{2}}{K_{1}}\)           

  C.\(\frac{v_{1}}{v_{2}}=\frac{m_{2}}{m_{1}}=\frac{K_{1}}{K_{2}}\)                                       D.\(\frac{v_{1}}{v_{2}}=\frac{m_{2}}{m_{1}}=\frac{K_{2}}{K_{1}}\)

Câu 29(ĐH 2012): Một hạt nhân X, ban đầu đứng yên, phóng xạ α và biến thành hạt nhân Y. Biết hạt nhân X có số khối là A, hạt α phát ra tốc độ v. Lấy khối lượng của hạt nhân bằng số khối của nó tính theo đơn vị u. Tốc độ của hạt nhân Y bằng

  A.  \(\frac{4v}{A+4}\)                  B.\(\frac{2v}{A-4}\)                     C.\(\frac{4v}{A-4}\)                    D.\(\frac{2v}{A+4}\)

Câu 30(ĐH 2013): Dùng một hạt α có động năng 7,7MeV bắn vào hạt nhân \(_{7}^{14}\textrm{N}\) đang đứng yên gây ra phản ứng \(\alpha + _{7}^{14}\textrm{N}\rightarrow _{1}^{1}\textrm{p} + _{8}^{17}\textrm{O}\) . Hạt proton bay ra theo phương vuông góc với phương bay tới của hạt α . Cho khối lượng các hạt nhân ma = 4,0015u; mp = 1,0073u; mN = 13,9992u; mO = 16,9947u. Biết . Động năng của hạt \(_{8}^{17}\textrm{O}\)là:

  A. 6,145MeV             B. 2,214MeV              C. 1,345MeV               D. 2,075MeV

Câu 31(CĐ 2014): Hạt nhân \(_{84}^{210}\textrm{Po}\) (đứng yên) phóng xạ α tạo ra hạt nhân con (không kèm bức xạ ɣ ). Ngay sau phóng xạ đó, động năng của hạt α

  A. nhỏ hơn hoặc bằng động năng của hạt nhân con                       

  B. nhỏ hơn động năng của hạt nhân con

  C. lớn hơn động năng của hạt nhân con           

  D. bằng động năng của hạt nhân con

Câu 32(ĐH 2014): Bắn hạt  vào hạt nhân nguyên tử nhôm đang đứng yên gây ra phản ứng: \(_{2}^{4}\textrm{He} + _{13}^{27}\textrm{Al} \rightarrow _{15}^{30}\textrm{P} + _{0}^{1}\textrm{n}\) . Biết phản ứng thu năng lượng là 2,70 MeV; giả sử hai hạt tạo thành bay ra với cùng vận tốc và phản ứng không kèm bức xạ ɣ. Lấy khối lượng của các hạt tính theo đơn vị u có giá trị bằng số khối của chúng. Động năng của hạt α là

  A. 2,70 MeV               B. 3,10 MeV                C. 1,35 MeV           D. 1,55 MeV

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021