Tuyển tập bài tập lý thuyết đề thi Đại học- Cao đẳng các năm

Cập nhật lúc: 19:50 14-08-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12


Lý thuyết cơ bản và cô đọng của các chương có trong đề thi Đại học- Cao đẳng giúp bạn hình dung được cách ra đề của BGD.

TUYỂN TẬP BÀI TẬP LÝ THUYẾT ĐỀ THI ĐH- CĐ CÁC NĂM

CHƯƠNG DAO ĐỘNG

1.lý thuyết cơ bản

Câu 1: Khi nói về một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây sai?

      A. Lực kéo về tác dụng lên vật biến thiên điều hòa theo thời gian.

      B. Động năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

      C. Vận tốc của vật biến thiên điều hòa theo thời gian.

      D. Cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian

Câu 2: Tại nơi có gia tốc trọng trường là g, một con lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao động đều hòa. Biết tại vị trí cân bằng của vật độ dãn của lò xo là ∆l . Chu kì dao động của con lắc này là

    A. \(2\pi \sqrt{\frac{g}{\Delta l}}\)               B. \(\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{\Delta l}{g}}\)                 C.\(\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{g}{\Delta l}}\)                  D.\(2\pi \sqrt{\frac{\Delta l}{g}}\)

Câu 3: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Vectơ gia tốc của chất điểm có

    A. độ lớn cực đại ở vị trí biên, chiều luôn hướng ra biên.

    B. độ lớn cực tiểu khi qua vị trí cân bằng luôn cùng chiều với vectơ vận tốc.

    C. độ lớn không đổi, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.

    D. độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.

Câu 4: Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây giảm liên tục theo thời gian?

     A. Biên độ và tốc độ                                         B. Li độ và tốc độ  

     C. Biên độ và gia tốc                                        D. Biên độ và cơ năng

Câu 5: Lực kéo về tác dụng lên một chất điểm dao động điều hòa có độ lớn

A. và hướng không đổi.

B. tỉ lệ với độ lớn của li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng.

C. tỉ lệ với bình phương biên độ.

D. không đổi nhưng hướng thay đổi.

Câu 6: Một dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là

A. biên độ và năng lượng                                     B. li độ và tốc độ

C. biên độ và tốc độ                                              D. biên độ và gia tốc

Câu 7: Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Biết lò xo có độ cứng 36 N/m và vật nhỏ có khối lượng 100g. Lấy π2 = 10. Động năng của con lắc biến thiên theo thời gian với tần số.

    A. 6 Hz.                      B. 3 Hz.                         C. 12 Hz.                  D. 1 Hz.

Câu 8: Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?

   A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.

   B. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.

   C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.

   D. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức

Câu 9: Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng) thì

   A. động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật có độ lớn cực đại.

   B. khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu.

   C. khi ở vị trí cân bằng, thế năng của vật bằng cơ năng.

   D. thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên

Câu 22: Sau khi xẩy ra hiện tượng cộng hưởng nếu

   A. giảm độ lớn lực ma sát thì T tăng.                   B. tăng độ lớn lực ma sát thì biên độ giảm.

   C. giảm độ lớn lực ma sát thì f tăng.                    D. tăng độ lớn lực ma sát thì biên độ tăng.

Câu 10: Trong DĐĐL của 1 vât thì vận tốc và gia tốc biến thiên theo thời gian:

   A. Lệch pha một lượng π/4.                                 B. Vuông pha với nhau.

   C. Cùng pha với nhau.                                         D. Ngược pha với nhau

Câu 11 . Giảm xóc của ôtô là một bộ phận ứng dụng tính chất của :

   A. dao động tắt dần                                             B. dao động điều hòa

   C. dao động duy trì                                              D. dao động cưỡng bức

2. Lý thuyết suy luận

Câu 1: Một vật dao động cưỡng bức dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên điều hòa với tần số f. Chu kì dao động của vật là

    A.\(\frac{1}{2\pi f}\) .                            B.\(\frac{2\pi }{f}\) .                        C. 2f.                         D.\(\frac{1}{f}\) .

Câu 2: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình \(x=6cos\pi t\) (x tính bằng cm, t tính bằng s). Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tốc độ cực đại của chất điểm là 18,8 cm/s.

B. Chu kì của dao động là 0,5 s.

C. Gia tốc của chất điểm có độ lớn cực đại là 113 cm/s2.

D. Tần số của dao động là 2 Hz.

CHƯƠNG SÓNG CƠ

1.lý thuyết cơ bản

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ?

      A. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

      B. Sóng cơ truyền trong chất rắn luôn là sóng dọc.

      C. Sóng cơ truyền trong chất lỏng luôn là sóng ngang.

      D. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

Câu 2: Khi nói về sự truyền sóng cơ trong một môi trường, phát biểu nào sau đây đúng?

    A. Những phần tử của môi trường cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha.

    B. Hai phần tử của môi trường cách nhau một phần tư bước sóng thì dao động lệch pha nhau 900.

    C. Những phần tử của môi trường trên cùng một hướng truyền sóng và cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha.

    D. Hai phần tử của môi trường cách nhau một nửa bước sóng thì dao động ngược pha.

Câu 3: Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động

A. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

B. cùng tần số, cùng phương

C. có cùng pha ban đầu và cùng biên độ.

D. cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

Câu 4: Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm

   A. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha.

   B. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

   C. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

   D. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

 Câu 5: Hai âm có cùng độ cao thì chúng có cùng:

  A:bước sóng.                    B. năng lượng.               C. cường độ âm.               D. tần số.

Câu 6. Xét hai dao động cùng phương, cùng tần số. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động sẽ không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây :

A. Biên độ dao động thứ nhất                                   B. Biên độ dao động thứ hai     

C. Tần số dao động                                                   D. Độ lệch pha hai dao động

 Lý thuyết suy luận

Câu 1. Điều kiện để nghe thấy âm thanh có tần só nằm trong miền nghe được là:

     A. cường độ âm  ≥ 0,2Io                                           B. mức cường độ âm ≥ 1dB

     C. cường độ âm  ≥ 0                                                  D. mức cường độ âm ≥ 0

CHƯƠNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

Câu 1: Đặt điện áp u = U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Gọi i là cường độ dòng điện tức thời trong đoạn mạch; u1, u2, u3 lần lượt là điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở, giữa hai đầu cuộn cảm và giữa hai đầu tụ điện. Hệ thức đúng là

A. \(i=\frac{u_{2}}{\omega L}\)                       B. \(i=\frac{u_{1}}{R}\)                        C. \(i=u_{3}\omega C\)               D.\(i=\frac{u}{R^{2}+(\omega L-\frac{1}{\omega C})^{2}}\)

Câu 2: Đặt điện áp u = U0cosωt vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là

A. \(i=\frac{U_{0}}{\omega L}cos(\omega t+\frac{\pi }{2})\)                                         B.\(i=\frac{U_{0}}{\omega L\sqrt{2}}cos(\omega t+\frac{\pi }{2})\)

C.\(i=\frac{U_{0}}{\omega L}cos(\omega L-\frac{\pi }{2})\)                                         D.\(i=\frac{U_{0}}{\omega L\sqrt{2}}cos(\omega t-\frac{\pi }{2})\)

Câu 3: Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu đoạn mạch AB gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp theo thứ tự trên. Gọi UL­, UR và UC_lần lượt là các điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mỗi phần tử. Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB lệch pha \(\frac{\pi }{2}\) so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch NB (đoạn mạch NB gồm R và C ). Hệ thức nào dưới đây là đúng?

     A. \(U^{2} ={U_{R}}^{2} +{U_{C}}^{2} +{U_{L}}^{2}\) .                             B. \({U_{C}}^{2} ={U_{R}}^{2}+{U_{L}}^{2} + U^{2}\). 

     C. \({U_{L}}^{2}={U_{R}}^{2} +{U_{C}}^{2} +U^{2}\)                               D.\({U_{R}}^{2} = {U_{C}}^{2} +{U_{L}}^{2} + U^{2}\)

Câu 4: Máy biến áp là thiết bị

   A. biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều.

   B. có khả năng biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.

   C. làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều.

    D. biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều

Câu 5. Đặt điện áp xoay chiều u=U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần. Gọi U là điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch; i, I0 và I lần lượt là giá trị tức thời, giá trị cực đại và giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện trong đoạn mạch. Hệ thức nào sau đây sai?

    A. \(\frac{U}{U_{0}}-\frac{I}{I_{0}}=0\) .              B. \(\frac{U}{U_{0}}+\frac{I}{I_{0}}=\sqrt{2}\).            C.\(\frac{u}{U}-\frac{i}{I}=0\) .          D. \(\frac{u}{U_{0}}+\frac{i}{I_{0}}=\sqrt{2}\)

CHƯƠNG SÓNG ĐIỆN TỪ

1.lý thuyết cơ bản

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?

      A. Khi sóng điện từ gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó có thể bị phản xạ và khúc xạ.

      B. Sóng điện từ truyền được trong chân không.

      C. Sóng điện từ là sóng ngang nên nó chỉ truyền được trong chất rắn.

      D. Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn đồng pha với nhau.

Câu 2: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm thuần biến thiên điều hòa theo thời gian

    A.luôn ngược pha nhau                                                       B. luôn cùng pha nhau

    C. với cùng biên độ                                                             D. với cùng tần số

Câu 3: Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai?

    A. Sóng điện từ mang năng lượng.

    B. Sóng điện từ tuân theo các quy luật giao thoa, nhiễu xạ.

    C. Sóng điện từ là sóng ngang.

    D. Sóng điện từ không truyền được trong chân không.

Câu 4: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm biến thiên điều hòa theo thời gian

   A. luôn ngược pha nhau.                                                      B. với cùng biên độ.

   C. luôn cùng pha nhau.                                                        D. với cùng tần số..

Câu 5: Khi nói về dao động điện từ trong mạch dao động LC lí tưởng, phát biểu nào sau đây sai?

   A. Cường độ dòng điện qua cuộn cảm và hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện biến thiên điều hòa theo thời gian với cùng tần số.

   B. Năng lượng điện từ của mạch gồm năng lượng từ trường và năng lượng điện trường.

   C. Điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch biến thiên điều hòa theo thời gian lệch pha nhau \(\frac{\pi }{2}\) .

   D. Năng lượng từ trường và năng lượng điện trường của mạch luôn cùng tăng hoặc luôn cùng giảm.

Câu 6: Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là:

   A. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.

   B. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn-ghen, tia tử ngoại.

   C. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.

    D. tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?

   A. Sóng điện từ là sóng ngang.

   B. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn vuông góc với vectơ cảm ứng từ.

   C. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn cùng phương với vectơ cảm ứng từ.

   D. Sóng điện từ lan truyền được trong chân không.

Câu 8: Bức xạ nào sau đây có tần số nhỏ nhất?

A. Tia X.                       B. Tia tử ngoại .                       C. Tia hồng ngoại.                D. Ánh sáng nhìn thấy.

Câu 9: Để truyền các tín hiệu truyền hình vô tuyến, người ta thường dùng các sóng điện từ cótần số vào khoảng

A.vài nghìn megahec (MHz) .                                       B. vài kilohec (kHz).

C. vài chục megahec (MHz).                                        D. vài megahec (MHz).

2. Lý thuyết suy luận

Câu 1: Một mạch dao động LC lý tưởng đang thực hiện dao động điện từ tự do. Biết điện tích cực đại của tụ điện là q0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0. Tại thời điểm cường độ dòng điện trong mạch bằng 0,5I0 thì điện tích của tụ điện có độ lớn:

A. \(\frac{q_{0}\sqrt{2}}{2}\)                             B. \(\frac{q_{0}\sqrt{3}}{2}\)                            C.\(\frac{q_{0}}{2}\)                             D.\(\frac{q_{0}\sqrt{5}}{2}\)

Câu 2: Các thao tác cơ bản khi sử dụng đồng hồ đa năng hiện số (hình vẽ) để đo điện áp xoay chiều cỡ 120 V gồm:

    a. Nhấn nút ON OFF để bật nguồn của đồng hồ.

    b. Cho hai đầu đo của hai dây đo tiếp xúc với hai đầu đoạn mạch cần đo điện áp.

    c. Vặn đầu đánh dấu của núm xoay tới chấm có ghi 200, trong vùng ACV.

    d. Cắm hai đầu nối của hai dây đo vào hai ổ COM và VΩ.

    e. Chờ cho các chữ số ổn định, đọc trị số của điện áp.

    g. Kết thúc các thao tác đo, nhấn nút ON OFF để tắt nguồn của đồng hồ.

Thứ tự đúng các thao tác là

    A. a, b, d, c, e, g.                                                      B. c, d, a, b, e, g.

    C. d, a, b, c, e, g.                                                      D. d, b, a, c, e, g.

Câu 3: Tại Hà Nội, một máy đang phát sóng điện từ. Xét một phương truyền có phương thẳng đứng hướng lên. Vào thời điểm t, tại điểm M trên phương truyền, vectơ cảm ứng từ đang có độ lớn cực đại và hướng về phía Nam. Khi đó vectơ cường độ điện trường có

    A. độ lớn cực đại và hướng về phía Tây.                  B. độ lớn cực đại và hướng về phía Đông.

    C. độ lớn bằng không.                                              D. độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025