115 bài tập trắc nghiệm hạt nhân nguyên tử hay

Cập nhật lúc: 15:29 06-08-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12


Bài tập trắc nghiệm hạt nhân nguyên tử giúp bạn củng cố kiến thức lý thuyết và rèn luyện kỹ năng thực hành.

115 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM  HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ HAY  

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng? Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ

     A. các hạt prôtôn và các hạt êlectrôn.        B. các hạt nơtrôn và các hạt êlectrôn.

     C. các hạt nuclôn.                                       D. các hạt prôtôn, nơtrôn và êlectrôn.

Câu 2. Hạt nhân côban \(_{27}^{60}\textrm{Co}\) có cấu tạo gồm

     A. 33 prôtôn và 27 nơtrôn.                         B. 27 prôtôn và 60 nơtrôn.

     C. 27 prôtôn và 33 nơtrôn.                         D. 33 prôtôn và 60 nơtrôn.

Câu 3. Hạt nhân uranium có 92 prôtôn và 146 nơtrôn, kí hiệu của hạt nhân này là

     A. \(_{92}^{238}\textrm{U}\).                   B. \(_{238}^{92}\textrm{U}\).                     C. \(_{92}^{146}\textrm{U}\).                     D. \(_{146}^{92}\textrm{U}\).

Câu 4. Các nguyên tử đồng vị thì có cùng

     A. vị trí trong bảng hệ thống tuần hoàn.     B. khối lượng nguyên tử.

     C. tổng số hạt nuclôn.                                 D. số hạt nơtrôn.

Câu 5. Biết khối lượng của hạt nhân beri \(_{4}^{10}\textrm{Be}\) là 10,0113 u; khối lượng của hạt prôtôn và hạt nơtrôn lần lượt là mp = 1,0073 u và mn = 1,0087 u (u là đơn vị khối lượng nguyên tử). Độ hụt khối của hạt nhân  \(_{4}^{10}\textrm{Be}\)  bằng

     A. 0,0224 u.              B. 0,0701 u.               C. 0,0811 u.              D. 0,0915 u.

Câu 6. Hạt nhân đơtơri \(_{1}^{2}\textrm{D}\) có khối lượng là 2,0136 u. Biết khối lượng của các hạt prôtôn và nơtrôn lần lượt là mp = 1,007276 u và mn = 1,008665 u, 1 u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng liên kết của hạt nhân \(_{1}^{2}\textrm{D}\) là

     A. 0,67 MeV.           B. 1,86 MeV.            C. 2,02 MeV.            D. 2,18 MeV.

Câu 7. Khối lượng của hạt nhân beri  \(_{4}^{10}\textrm{Be}\)  là 10,0113 u; khối lượng của hạt prôtôn là 1,0073 u và khối lượng của hạt nơtrôn là 1,0087 u, 1 u = 931 MeV/c2. Năng lượng liên kết của hạt nhân  \(_{4}^{10}\textrm{Be}\)  là

     A. 65,26 MeV.        B. 60,56 MeV.          C. 56,87 MeV.          D. 71,24 MeV.

Câu 8. Biết rằng khối lượng của hạt nhân Ytri (\(_{39}^{87}\textrm{Y}\)) là 86,9110 u; khối lượng của hạt prôtôn là mp = 1,0073 u; khối lượng của hạt nơtrôn là mn = 1,0087 u và 1 u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \(_{39}^{87}\textrm{Y}\) là

     A. 6,47 MeV.          B. 7,53 MeV.            C. 8,47 MeV.            D. 8,88 MeV.

Câu 9. Biết rằng năng lượng liên kết riêng của hạt nhân Môlipđen \(_{42}^{98}\textrm{Mo}\) là 8,45 MeV. Khối lượng của hạt prôtôn là mp = 1,0073 u, khối lượng của hạt nơtrôn là mn = 1,0087 u và 1 u = 931,5 MeV. Khối lượng của hạt nhân  \(_{42}^{98}\textrm{Mo}\)  là

     A. 97,9051 u.          B. 81,8760 u.            C. 87,5664 u.            D. 98,5030 u.

Câu 10. Biết rằng hạt \(\alpha\) chính là hạt nhân của nguyên tố hêli \(_{2}^{4}\textrm{He}\) có khối lượng là 4,0015 u; khối lượng của hạt prôtôn và hạt nơtrôn lần lượt là mp = 1,007276 u và mn = 1,008665 u; 1 u = 931,5 MeV. Năng lượng cần thiết để tách hạt \(\alpha\) thành các nuclôn riêng biệt là

     A. 28,3 MeV.        B. 2,73.1015 MeV.       C. 28,3 J.                 D. 2,73.1015 J.

Câu 11. Trong các hạt nhân: hêlium \(_{2}^{4}\textrm{He}\), sắt \(_{26}^{56}\textrm{Fe}\), plutôni \(_{94}^{238}\textrm{Po}\), uranium \(_{92}^{235}\textrm{U}\). Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng lớn nhất là

     A. \(_{2}^{4}\textrm{He}\).                   B. \(_{26}^{56}\textrm{Fe}\).                    C. \(_{94}^{238}\textrm{Po}\).                  D. \(_{92}^{235}\textrm{U}\).

Câu 12. Hạt nhân nitơ \(_{7}^{14}\textrm{N}\) có khối lượng là 14,0310 u. Biết khối lượng của prôtôn và nơtrôn lần lượt là mp = 1,0073 u; mn = 1,0087 u và 1 u = 931 MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \(_{7}^{14}\textrm{N}\) là

     A. 5,3856 MeV.      B. 75,3984 MeV.      C. 10,7730 MeV.      D. 7,0730 MeV.

Câu 13. Khối lượng của hạt nhân Cađimi (\(_{48}^{112}\textrm{Cd}\)) là 111,9028 u; khối lượng của prôtôn là mp = 1,0073 u; khối lượng của nơtrôn là mn = 1,0087 u, lấy 1 u \(\approx\) 931 MeV/c2. Năng lượng toả ra khi các nuclôn liên kết với nhau để tạo thành hạt nhân \(_{48}^{112}\textrm{Cd}\) là

     A. 935,0964 MeV.  B. 843,6490 MeV.    C. 917,9024 MeV.    D. 947,8703 MeV.

Câu 14. Biết năng lượng liên kết của hạt nhân hêli \(_{2}^{4}\textrm{He}\) là 28,3 MeV, số Avôgađrô NA = 6,02.1023 mol-1. Năng lượng toả ra khi tạo thành 1 mol hêli từ các nuclôn là

     A. 1,704.1025 J.      B. 2,7264.1012 J.       C. 2,7264.1012 MeV. D. 17,04.1025 MeV.

Câu 15. Lấy khối lượng của hạt nhân tính theo đơn vị u (với u là đơn vị khối lượng nguyên tử) xấp xỉ bằng số khối của chúng và số Avôgađrô là NA = 6,023.1023 hạt/mol. Số hạt nơtrôn có trong 119 g uranium \(_{92}^{238}\textrm{U}\) xấp xỉ là

     A. 4,4.1025.             B. 2,8.1025.                C. 7,2.1025.               D. 5,4.1025.

Câu 16. Khối lượng mol của cácbon \(_{6}^{12}\textrm{C}\) là m \(\approx\) 12 g/mol, số Avôgađrô là NA = 6,02.1023 mol-1. Số hạt prôtôn có trong 24 g \(_{6}^{12}\textrm{C}\) v xấp xỉ là

     A. 7,224.1024.         B. 1,4448.1025.          C. 7,224.1025.           D. 14,448.1023.

Câu 17. Một hạt khi đứng yên thì có khối lượng là m0 (gọi là khối lượng nghỉ). Khi hạt chuyển động với tốc độ bằng 0,6c (c là tốc độ của ánh sáng trong chân không) thì động năng của hạt là

     A. 0,18m0.c2.          B. 0,225m0.c2.           C. 0,25m0.c2.             D. 0,6m0.c2.

Câu 18. Pôlôni \(_{84}^{210}\textrm{Po}\) là chất phóng xạ có chu kì bán rã là 138 ngày đêm. Nó phóng ra tia a và biến đổi thành hạt nhân chì \(_{82}^{206}\textrm{Pb}\). Ban đầu mẫu pôlôni nguyên chất có khối lượng 0,168 g. Số nguyên tử pôlôno bị phân rã sau 414 ngày đêm kể từ thời điểm ban đầu là

     A. 2,425.1020.         B. 4,214.1020.            C. 4,214.1017.           D. 4,816.1020.

Câu 19. Hằng số phóng xạ của Rubiđi là 0,00077 s-1. Chu kì bán rã của Rubiđi là

     A. 15 phút.             B. 45 phút.                C. 90 phút.               D. 150 phút.

Câu 20. Một đồng vị phóng xạ X có chu kì bán rã là T. Ban đầu có N0 hạt nhân của đồng vị này. So với số hạt nhân ban đầu thì số hạt nhân còn lại sau khoảng thời gian t = 3T kể từ thời điểm ban đầu là

     A. 12,5%.               B. 25%.                     C. 50%.                     D. 75%.

Câu 21. Biết chu kì bán rã của Pôlôni là 138 ngày đêm. Khối lượng của mẫu Pôlôni có độ phóng xạ 2 Ci là

     A. 0,115 mg.           B. 0,422 mg.             C. 276 mg.                D. 383 mg.

Câu 22. Trong khoảng thời gian 4 giờ, 75% số hạt nhân ban đầu của một đồng vị phóng xạ bị phân rã hết. Chu kì bán rã của đồng vị phóng xạ đó là

     A. 1 giờ.                  B. 2 giờ.                    C. 3 giờ.                    D. 4 giờ.

Câu 23. Đồng vị \(_{6}^{14}\textrm{C}\) là chất phóng xạ \(\beta ^{-}\) có chu kì bán rã là 5700 năm. Ban đầu có một mẫu   nguyên chất thì sau bao lâu lượng chất cácbon  chỉ còn bằng \(_{6}^{14}\textrm{C}\) lượng ban đầu?

     A. 1900 năm.          B. 2850 năm.            C. 11400 năm.          D. 17100 năm.

Câu 24. Rađôn ( \(_{86}^{222}\textrm{Rn}\)) là chất phóng xạ có chu kì bán rã là 3,8 ngày đêm. Ban đầu mẫu rađôn nguyên chất có khối lượng 160 mg. Khối lượng của rađôn còn lại trong mẫu sau 19 ngày đêm kể từ thời điểm ban đầu là

     A. 155 mg.              B. 8 mg.                    C. 5 mg.                    D. 152 mg.

Câu 25. Iốt phóng xạ \(_{53}^{131}\textrm{I}\) dùng trong y tế có chu kì bán rã là 8 ngày đêm. Ban đầu có 200 g \(_{53}^{131}\textrm{I}\) nguyên chất. Khối lượng iốt còn lại sau 24 ngày đêm kể từ thời điểm ban đầu là

     A. 25 g.                   B. 50 g.                     C. 20 g.                     D. 30 g.

Câu 26. Đồng vị natri (\(_{11}^{24}\textrm{Na}\)) phóng xạ b- và tạo thành magiê (\(_{12}^{24}\textrm{Mg}\)).Ở thời điểm ban đầu mẫu natri nguyên chất có khối lượng 2,4 g. Sau 30 giờ thì khối lượng natri trong mẫu chỉ còn lại là 0,6 g chưa bị phân rã. Chu kì bãn rã của \(_{11}^{24}\textrm{Na}\) là

     A. 15 giờ.                B. 30 giờ.                  C. 45 giờ.                  D. 60 giờ.

Câu 27. Côban phóng xạ (\(_{27}^{60}\textrm{Co}\)) được sử dụng rộng rãi trong y học và kĩ thuật vì nó phát xạ tia \(\gamma\) và có chu kì bán rã là T = 5,27 năm. Ban đầu có một mẫu  \(_{27}^{60}\textrm{Co}\) nguyên chất. Để độ phóng xạ của mẫu  \(_{27}^{60}\textrm{Co}\) đó giảm đi e lần (e là cơ số tự nhiên, lne = 1) thì cần một khoảng thời gian là

     A. 7,6 năm.             B. 5,3 năm.               C. 9,7 năm.               D. 4,5 năm.

Câu 28. Một mẫu côban  \(_{27}^{60}\textrm{Co}\) nguyên chất có khối lượng 24 g. Biết rằng chu kì bãn rã của  \(_{27}^{60}\textrm{Co}\) là 5,27 năm. Khối lượng  \(_{27}^{60}\textrm{Co}\) đã bị phân rã trong khoảng thời gian 15,81 năm kể từ thời điểm ban đầu là

     A. 3 g.                     B. 21 g.                     C. 4 g.                       D. 20 g.

Câu 29. Một nguồn phóng xạ nhân tạo vừa được tạo thành có chu kì bán rã là T = 2 giờ, và có độ phóng xạ cao hơn mức cho phép 64 lần. Thời gian tối thiểu để ta có thể làm việc an toàn với nguồn phóng xạ này là

     A. 9 giờ.                  B. 12 giờ.                 C. 15 giờ.                  D. 24 giờ.

Câu 30. Một mẫu rađôn  \(_{86}^{222}\textrm{Rn}\) nguyên chất có khối lượng 15 g. Biết rằng chu kì bán rã của  \(_{86}^{222}\textrm{Rn}\) là 3,8 ngày đêm. Số nguyên tử  \(_{86}^{222}\textrm{Rn}\) trong mẫu đã bị phân rã sau 19 ngày đêm kể từ thời điểm ban đầu xấp xỉ là

     A. 3,6.1022.             B. 5,1.1021.              C. 4,1.1022.               D. 3,6.1021.

Câu 31. Một lượng chất  \(_{86}^{222}\textrm{Rn}\) nguyên chất có khối lượng 1 mg. Sau 15,2 ngày đêm thì độ phóng xạ của nó giảm 93,75%. Chu kì bán rã của  \(_{86}^{222}\textrm{Rn}\) là

     A. 3,0 ngày đêm.    B. 3,8 ngày đêm.       C. 2,7 ngày đêm.       D. 6,0 ngày đêm.

Câu 32 (ĐH – A2005). Phốt pho \(_{15}^{32}\textrm{P}\) là chất phóng xạ \(\beta ^{-}\) với chu kì bán rã là 14,2 ngày đêm và biến đổi thành hạt nhân lưu huỳnh \(_{16}^{32}\textrm{S}\). Ban đầu có một mẫu phốt pho nguyên chất thì sau 42,6 ngày đêm kể từ thời điểm ban đầu, khối lượng phốt pho \(_{15}^{32}\textrm{P}\) còn lại trong mẫu là 2,5 g. Khối lượng  ban đầu là

     A. 20 g.                   B. 7,5 g.                    C. 15 g.                     D. 5 g.

Câu 33 (ĐH – A2006). Pôlôni \(_{84}^{210}\textrm{Po}\) là chất phóng xạ \(\alpha\) và biến đổi thành hạt nhân chì  \(_{82}^{206}\textrm{Pb}\) (bền) với chu kì bán rã là 138 ngày đêm. Lấy khối lượng hạt nhân tính theo đơn vị u xấp xỉ bằng số khối của nó. Ban đầu có một mẫu pôlôni nguyên chất. Để tỉ lệ giưa khối lượng chì và khối lượng pôlôni trong mẫu là 0,7 thì cần khoảng thời gian là

     A. 107,3 ngày đêm.   B. 103 ngày đêm.    C. 150 ngày đêm.   D. 178 ngày đêm.

Câu 107 (ĐH2010). Khi nói về tia \(\alpha\), phát biểu nào sau đây là sai?

     A. Tia \(\alpha\) phóng ra từ hạt nhân với tốc độ bằng 2000 km/s.

     B. Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ điện, tia \(\alpha\) bị lệch về phía bản âm của tụ điện.

     C. Khi đi trong không khí, tia \(\alpha\) làm iôn hoá không khí và mất dần năng lượng.

     D. Tia \(\alpha\) là dòng các hạt nhân hêli \(_{2}^{4}\textrm{He}\).

Câu 108 (ĐH2010). So với hạt nhân \(_{14}^{29}\textrm{Si}\), hạt nhân \(_{20}^{40}\textrm{Ca}\) có nhiều hơn

     A. 11 nơtrôn và 6 prôtôn.                        B. 5 nơtrôn và 6 prôtôn.

     C. 6 nơtrôn và 5 prôtôn.                          D. 5 nơtrôn và 12 prôtôn.

Câu 109 (ĐH2010). Phản ứng nhiệt hạch là

     A. sự kết hợp hai hạt nhân có số khối trung bình tạo thành hạt nhân nặng hơn.

     B. phản ứng hạt nhân thu năng lượng.

     C. phản ứng trong đó một hạt nhân nặng vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn.

     D. phản ứng hạt nhân toả năng lượng.

Câu 110 (ĐH2010). Pôlôni  \(_{84}^{210}\textrm{Po}\) phóng xạ \(\alpha\) và biến đổi thành hạt nhân chì  \(_{82}^{206}\textrm{Pb}\). Biết khối lượng các hạt nhân Po; a; Pb lần lượt là: 209,937303 u; 4,001506 u; 205,929442 u và 1u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng toả ra khi một hạt nhân pôlôni phân rã xấp xỉ bằng

     A. 5,92 MeV.          B. 2,96 MeV.            C. 29,6 MeV.            D. 59,20 MeV.

Câu 111 (ĐH2011). Giả sử trong một phản ứng hạt nhân, tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng nhỏ hơn tổng khối lượng của các hạt sai phản ứng là 0,02 u, 1 u = 931,5 MeV/c2. Phản ứng này

     A. thu năng lượng 18,63 meV.                 B. thu năng lượng 1,863 MeV.

     C. toả năng lượng 1,863 MeV.                 D. toả năng lượng 18,63 MeV.

Câu 112 (ĐH2011). Bắn một prôtôn vào hạt nhân \(_{3}^{7}\textrm{Li}\) đứng yên. Phản ứng tạo ra hai hạt nhân X giống nhau bay ra với cùng tốc độ và theo các phương hợp với phương tới của prôtôn các góc bằng nhau là 600. Lấy khối lượng của mỗi hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của nó. Tỉ số giữa tốc độ của prôtôn và tốc độ của hạt nhân X là

     A. 4.                       B. 1/4.                         C. 2.                          D. 1/2.

Câu 113 (ĐH2011). Khi nói về tia \(\gamma\), phát biểu nào sau đây sai?

     A. Tia \(\gamma\) không phải là sóng điện từ.

     B. Tia \(\gamma\) có thể đâm xuyên mạnh hơn tia X.

     C. Tia \(\gamma\) không mang điện.

     D. Tia \(\gamma\) có tần số lớn hơn tần số của tia X.

Câu 114 (ĐH2011). Chất phóng xạ pôlôni \(_{84}^{210}\textrm{Po}\) phát ra tia  \(\alpha\) và biến đổi thành chì \(_{82}^{206}\textrm{Pb}\). Cho chu kì bán rã của  là 138 ngày. Ban đầu ( t = 0) có một mẫu pôlôni nguyên chất. Tại thời điểm t1, tỉ số giữa số hạt nhân pôlôni và số hạt nhân chì trong mẫu là . Tại thời điểm t2 = t1 + 276 ngày, tỉ số giữa số hạt nhân pôlôni và số hạt nhân chì trong mẫu là

     A. 1/15.                   B. 1/16.                       C. 1/9.                        D. 1/25.

Câu 115 (ĐH2011). Một hạt nhân X đứng yên, phóng xạ \(\alpha\) và biến thành hạt nhân Y. Gọi m1 và m2, v1 và v2, K1 và K2 tương ứng là khối lượng, tốc độ, động năng của hạt \(\alpha\) và hạt nhân Y. Hệ thức nào sau đây là đúng?

     A. \(\frac{V_{1}}{V_{2}}=\frac{m_{1}}{m_{2}}=\frac{K_{1}}{K_{2}}\).                                B. \(\frac{V_{2}}{V_{1}}=\frac{m_{2}}{m_{1}}=\frac{K_{2}}{K_{1}}\).     

    C. \(\frac{V_{1}}{V_{2}}=\frac{m_{2}}{m_{1}}=\frac{K_{1}}{K_{2}}\).                                 D. \(\frac{V_{1}}{V_{2}}=\frac{m_{2}}{m_{1}}=\frac{K_{2}}{K_{1}}\).

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021