Tuyển tập đề thi đại hoc cao đẳng các năm phần dòng điện xoay chiều

Cập nhật lúc: 16:35 24-06-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12


Từ năm 2007 đến năm 2014 có 90 bài tập trắc nghiệm trong đề thi ĐH-CĐ. Số lượng câu chong chương dao động và sóng điện từ khoảng 4-5 câu. Vì vậy trước khi thi bạn đọc hãy luyện bài tập này.

TUYỂN TẬP ĐỀ THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG CÁC NĂM  PHẦN DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

Câu 1(ĐH – 2007):  Đặt vào hai  đầu  đoạn mạch RLC không phân nhánh một hiệu  điện thế xoay chiều u = U0sinωt thì dòng điện trong mạch là i = I sin(ωt + π/6) . Đoạn mạch điện này luôn có

A. Zl < Zc.                            B. Zl = Zc.                          C. Zl = R.                     D. Zl > Zc.

Câu 2(ĐH – 2007): Trong một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện thì hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch

A. sớm pha π/2 so với cường độ dòng điện.          

B. sớm pha π/4 so với cường độ dòng điện.

C. trễ pha π/2 so với cường độ dòng điện.  

D. trễ pha π/4 so với cường độ dòng điện.

Câu 3(ĐH – 2007): Một tụ điện có điện dung 10 μF được tích điện đến một hiệu điện thế xác định. Sau đó nối hai bản tụ điện vào hai đầu một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 1 H. Bỏ qua điện trở của các dây nối, lấy π2 = 10. Sau khoảng thời gian ngắn nhất là bao nhiêu (kể từ lúc nối) điện tích trên tụ điện có giá trị bằng một nửa giá trị ban đầu?

A.   3/ 400s                             B. 1/600 s                           C. 1/300 s                       D. 1/1200 s

Câu 4(ĐH – 2007): Đặt hiệu  điện thế u = U0sinωt (U0 không  đổi) vào hai  đầu  đoạn mạch RLC không phân nhánh. Biết điện trở thuần của mạch không đổi. Khi có hiện tượng cộng hưởng điện trong đoạn mạch, phát biểu nào sau đây sai?      

A. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch đạt giá trị lớn nhất.

B. Hiệu điện thế tức thời ở hai đầu đoạn mạch cùng pha với hiệu điện thế tức thời ở hai đầu điện trở R.

C. Cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch bằng nhau.

D. Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu điện trở R nhỏ hơn hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch.

Câu 5(ĐH – 2007): Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện RLC không phân nhánh một hiệu điện thế xoay chiều có tần số 50 Hz. Biết điện trở thuần R = 25 Ω, cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) có L = 1/π H. Để hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch trễ pha π/4 so với cường độ dòng điện thì dung kháng của tụ điện là

A. 125 Ω.                              B. 150 Ω.                             C. 75 Ω.                      D. 100 Ω.

Câu 6(ĐH – 2007): Đặt hiệu điện thế u = U0sinωt (U0 và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Biết độ tự cảm và điện dung được giữ không đổi. Điều chỉnh trị số điện trở R để công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt cực đại. Khi đó hệ số công suất của đoạn mạch bằng

A. 0,85.                                 B. 0,5.                                   C. 1.                            D. 1/√2

Câu 7(ĐH – 2007): Một máy biến thế có cuộn sơ cấp 1000 vòng dây được mắc vào mạng điện xoay chiều có hiệu điện thế hiệu dụng 220 V. Khi đó hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 484 V. Bỏ qua mọi hao phí của máy biến thế. Số vòng dây của cuộn thứ cấp là

A. 2500.                                B. 1100.                                C. 2000.                       D. 2200.

Câu 8(ĐH – 2007): Trong một đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh, cường độ dòng điện sớm pha φ (với 0 < φ < 0,5π) so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch. Đoạn mạch đó

A. gồm điện trở thuần và tụ điện.                        

B. chỉ có cuộn cảm.

C. gồm cuộn thuần cảm (cảm thuần) và tụ điện.    

D. gồm điện trở thuần và cuộn thuần cảm (cảm thuần).

Câu 9(ĐH – 2007): Dòng điện chạy qua một đoạn mạch có biểu thức i = I0sin100πt. Trong khoảng thời gian từ 0 đến 0,01s cường độ dòng điện tức thời có giá trị bằng 0,5I0 vào những thời điểm

A.  1/300s và  2/300. s                                     B.1/400 s và  2/400. s 

C. 1/500 s và  3/500. S                                    D. 1/600 s và  5/600. s 

Câu 10(ĐH – 2007): Đặt hiệu điện thế  u = 100√2sin 100πt(V) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh với C, R có độ lớn không đổi và  L = 1/π H. Khi đó hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu mỗi phần tử R, L và C có độ lớn như nhau. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là

A. 100 W.                           B. 200 W.                       C. 250 W.                      D. 350 W. 

Câu 11(ĐH – 2008): Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây mắc nối tiếp với tụ điện. Độ lệch pha của hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây so với cường độ dòng điện trong mạch là \(\frac{\pi }{3}\). Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện bằng \(\sqrt{3}\) lần hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây. Độ lệch pha của hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây so với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch trên là

   A. 0.                                  B.\(\frac{\pi }{2}\) .                               C. - \(\frac{\pi }{3}\) .                           D. \(\frac{2\pi }{3}\) .

Câu 12(ĐH – 2008): Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây có điện trở thuần R, mắc nối tiếp với tụ điện. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây lệch pha \(\frac{\pi }{2}\) so với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch. Mối liên hệ giữa điện trở thuần R với cảm kháng ZL của cuộn dây và dung kháng ZC của tụ điện là

   A. R2 = ZC(ZL – ZC).                                     B. R2 = ZC(ZC – ZL).              

   C. R2 = ZL(ZC – ZL).                                      D. R2 = ZL(ZL – ZC).

Câu 13(ĐH – 2008): Một khung dây dẫn hình chữ nhật có 100 vòng, diện tích mỗi vòng 600 cm2, quay đều quanh trục đối xứng của khung với vận tốc góc 120 vòng/phút trong một từ trường đều có cảm ứng từ bằng 0,2T. Trục quay vuông góc với các đường cảm ứng từ. Chọn gốc thời gian lúc vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây ngược hướng với vectơ cảm ứng từ. Biểu thức suất điện động cảm ứng trong khung là

   A. \(e=48\pi sin(40\pi t-\frac{\pi }{2})(V)\)                         B. \(e=4,8\pi sin(4\pi t+\pi )(V)\)

   C. \(e=48\pi sin(4\pi t+\pi )(V)\)                           D.\(e=4,8\pi sin(40\pi t-\frac{\pi }{2})(V)\)

Câu 14(ĐH – 2008): Nếu trong một đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh, cường độ dòng điện trễ pha so với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch, thì đoạn mạch này gồm

   A. tụ điện và biến trở.                           

    B. cuộn dây thuần cảm và tụ điện với cảm kháng nhỏ hơn dung kháng.

   C. điện trở thuần và tụ điện.                    

   D. điện trở thuần và cuộn cảm.

Câu 15 (ĐH – 2008):  Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện xoay chiều ba pha ?

   A. Khi cường độ dòng điện trong một pha bằng không thì cường độ dòng điện trong hai pha còn lại khác không

   B. Chỉ có dòng điện xoay chiều ba pha mới tạo được từ trường quay

   C. Dòng điện xoay chiều ba pha là hệ thông gồm ba dòng điện xoay chiều một pha, lệch pha nhau góc \(\frac{\pi }{3}\)

   D. Khi cường độ dòng điện trong một pha cực đại thì cường độ dòng điện trong hai pha còn lại cực tiểu.

Câu 16(ĐH – 2008): Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện RLC không phân nhánh một hiệu điện thế \(u=220\sqrt{2}cos(\omega t-\frac{\pi }{2})\)(V) thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch có biểu thức là \(i=2\sqrt{2}cos(\omega t-\frac{\pi }{4})\)(A). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch này là

   A. 440W.                       B. 220\(\sqrt{2}\) W.                      C. 440\(\sqrt{2}\)W.                        D. 220W.

Câu 17(ĐH – 2008): Đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh gồm cuộn dây có độ tự cảm L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C. Khi dòng điện có tần số góc \(\frac{1}{\sqrt{LC}}\) chạy qua đoạn mạch thì hệ số công suất của đoạn mạch này

    A. phụ thuộc điện trở thuần của đoạn mạch.                         

    B. bằng 0.

    C. phụ thuộc tổng trở của đoạn mạch.  

    D. bằng 1.

Câu 18(ĐH – 2008): Cho đoạn mạch gồm điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Khi dòng điện xoay chiều có tần số góc w chạy qua thì tổng trở của đoạn mạch là

   A. \(\sqrt{R^{2}+(\frac{1}{\omega C})^{2}}\)             B. \(\sqrt{R^{2}-(\frac{1}{\omega C})^{2}}\)             C. \(\sqrt{R^{2}+(\omega C)^{2}}\)              D. \(\sqrt{R^{2}-(\omega C)^{2}}\)

Câu 19(ĐH – 2008): Đoạn mạch điện xoay chiều gồm biến trở R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Biết hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu đoạn mạch là U, cảm kháng ZL, dung kháng ZC (với ZC ¹ ZL) và tần số dòng điện trong mạch không đổi. Thay đổi R đến giá trị R0 thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt giá trị cực đại Pm, khi đó

   A. R0 = ZL + ZC.                  B. \(P_{m}=\frac{U^{2}}{R_{0}}\)                       C.\(P_{m}=\frac{{Z_{L}}^{2}}{Z_{C}}\)                       D.\(R_{0}=\left | Z_{L}-Z_{C} \right |\)

Câu 20(ĐH – 2009): Đặt điện áp u = Uo­cosωt vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Biết dung kháng của tụ điện bằng R\(\sqrt{3}\). Điều chỉnh L để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại, khi đó:

A. điện áp giữa hai đầu tụ điện lệch pha π/6 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

B. điện áp giữa hai đầu cuộn cảm lệch pha π/6 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

C. trong mạch có cộng hưởng điện.

D. điện áp giữa hai đầu điện trở lệch pha π/6 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

..................................................................................................................................................................................

Câu 80(ĐH 2014) : Dòng điện có cường độ \(i=2\sqrt{2}cos100\pi t(A)\)(A) chạy qua điện trở thuần 100Ω . Trong 30 giây, nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở là  

    A. 12 kJ                             B. 24 kJ                           C. 4243 J                        D. 8485 J

Câu 81(ĐH 2014) : Đặt điện áp \(u=U_{0}cos(100\pi t+\frac{\pi }{4})(V)\) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì cường độ dòng điện trong mạch là \(i=I_{0}cos(100\pi t+\varphi )(A)\) . Giá trị của  φ  bằng

   A.\(\frac{3\pi }{4}\) .                                 B.\(\frac{\pi }{2}\) .                               C. - \(\frac{3\pi }{4}\) .                          D. - \(\frac{\pi }{2}\) .

Câu 82(ĐH 2014) : Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với một cuộn cảm thuần có cảm kháng với giá trị bằng R. Độ lệch pha của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện trong mạch bằng

   A. \(\frac{\pi }{4}\).                                   B. 0.                               C. \(\frac{\pi }{2}\)                                 D. \(\frac{\pi }{3}\).

Câu 83(ĐH 2014) : Một động cơ điện tiêu thụ công suất điện 110 W, sinh ra công suất cơ học bằng 88 W. Tỉ số của công suất cơ học với công suất hao phí ở động cơ bằng

    A. 3.                                    B. 4.                              C. 2.                                  D. 5.

Câu 84(ĐH 2014) : Các thao tác cơ bản khi sử dụng đồng hồ đa năng hiện số (hình vẽ) để đo điện áp xoay chiều cỡ 120 V gồm:

    a. Nhấn nút ON OFF để bật nguồn của đồng hồ.

    b. Cho hai đầu đo của hai dây đo tiếp xúc với hai đầu đoạn mạch cần đo điện áp.

    c. Vặn đầu đánh dấu của núm xoay tới chấm có ghi 200, trong vùng ACV.

    d. Cắm hai đầu nối của hai dây đo vào hai ổ COM và VW.

    e. Chờ cho các chữ số ổn định, đọc trị số của điện áp.

    g. Kết thúc các thao tác đo, nhấn nút ON OFF để tắt nguồn của đồng hồ.

Thứ tự đúng các thao tác là

    A. a, b, d, c, e, g.                                            B. c, d, a, b, e, g.

    C. d, a, b, c, e, g.                                            D. d, b, a, c, e, g.

Câu 85(ĐH 2014) : Đặt điện áp u = \(180\sqrt{2}cos\omega t\) (V) (với ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB (hình vẽ). R là điện trở thuần, tụ điện có điện dung C, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch MB và độ lớn góc lệch pha của cường độ dòng điện so với điện áp u khi L=L1 là U và φ1, còn khi L = L2 thì tương ứng là \(\sqrt{8}\)U và φ2. Biết φ1 + φ2 = 900. Giá trị U bằng

    A. 135V.                               B. 180V.                           C. 90 V.                            D. 60 V.

Câu 86(ĐH 2014) : Đặt điện áp \(u=U\sqrt{2}cos\omega t\) (V) (với U và  không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm đèn sợi đốt có ghi 220V – 100W, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Khi đó đèn sáng đúng công suất định mức. Nếu nối tắt hai bản tụ điện thì đèn chỉ sáng với công suất bằng 50W. Trong hai trường hợp, coi điện trở của  đèn  như nhau, bỏ qua độ tự cảm của đèn. Dung kháng của tụ điện không thể là giá trị nào trong các giá trị sau?

   A. 345Ω.                                B. 484Ω.                            C. 475Ω.                          D. 274Ω.

*Câu 87(ĐH 2014) :Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 200 V và tần số không thay đổi vào hai đầu đoạn mạch AB (hình vẽ). Cuộn cảm thuần có độ tự cảm L xác định; R = 200Ω ; tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh điện dung C để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch MB đạt giá trị cực tiểu là U1 và giá trị cực đại là U2 = 400 V. Giá trị của U1

A. 173 V                                   B. 80 V                              C. 111 V                            D. 200 V

*Câu 88(ĐH 2014) : Đặt điện áp xoay chiều ổn định vào hai đầu đoạn mạch AB mắc nối tiếp (hình vẽ). Biết tụ điện có dung kháng ZC, cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL và 3ZL = 2ZC. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc vào thời gian của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AN và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch MB như hình vẽ. Điệp áp hiệu dụng giữa hai điểm M và N là

    A. 173V.                            B. 86 V.                               C. 122 V.                       D. 102 V.

*Câu 89(ĐH 2014): Một học sinh làm thực hành xác định số vòng dây của hai máy biến áp lí tưởng A và B có các duộn dây với số vòng dây (là số nguyên) lần lượt là N1A, N2A, N1B, N2B. Biết N2A = kN1A; N2B=2kN1B;  k > 1; N1A + N2A + N1B + N­2B = 3100 vòng và trong bốn cuộn dây có hai cuộn có số vòng dây đều bằng N. Dùng kết hợp hai máy biến áp này thì có thể tăng điện áp hiệu dụng U thành 18U hoặc 2U. Số vòng dây N là

    A. 600 hoặc 372.                B. 900 hoặc 372.                  C. 900 hoặc 750.           D. 750 hoặc 600.

*Câu 90(ĐH 2014): Đặt điện áp u = \(U\sqrt{2}cos2\pi ft\)  (f thay đổi được, U tỉ lệ thuận với f) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm đoạn mạch AM mắc nối tiếp với đoạn mạch MB. Đoạn mạch AM gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C, đoạn mạch MB chỉ có cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Biết 2L > R2C. Khi f = 60 Hz hoặc f = 90 Hz thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch có cùng giá trị. Khi f = 30 Hz hoặc f = 120 Hz thì điện áp  hiệu dụng hai đầu tụ điện có cùng giá trị. Khi f = f1 thì điện áp ở hai đầu đoạn mạch MB lệch pha một góc 1350 so  với điện áp ở hai đầu đoạn mạch AM. Giá trị của f1 bằng.

    A. 60 Hz                               B. 80 Hz                              C. 50 Hz                        D. 120 Hz

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021