1000 bài tập dòng điện xoay chiều có đáp án ( rất hay)

Cập nhật lúc: 11:54 23-06-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12


Tổng hợp câu hỏi lý thuyế và bài tập nay và khó của chương dòng điện xoay chiều để các bạn tự luyện

1000 BÀI TẬP DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU CÓ ĐÁP ÁN

Câu 1:  Đặt hiệu điện thế u = U0cos ωt với  ω , U0  không đổi vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu điện trở thuần là 80 V, hai đầu cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) là 120 V và hai đầu tụ điện là 60 V. Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch này bằng

A. 140 V.                        B. 220 V.                        C. 100 V.                        D. 260 V.

Câu 2:  Lần lượt đặt hiệu điện thế xoay chiều u = 5√2cos (ωt)với  ω không đổi vào hai đầu mỗi phần tử: điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C thì dòng điện qua mỗi phần tử trên đều có giá trị hiệu dụng bằng 50 mA. Đặt hiệu điện thế này vào hai đầu đoạn mạch gồm các phần tử trên mắc nối tiếp thì tổng trở của đoạn mạch là

A.  Ω 3 100 .                   B. 100 Ω.                      C.  Ω 2 100 .                  D. 300 Ω.

Câu 3:  Đặt hiệu điện thế u = 125√2cos 100πt(V) lên hai đầu một đoạn mạch gồm điện trở thuần R = 30 Ω, cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) có độ tự cảm  L = 0,4/π H  và  ampe kế nhiệt mắc nối tiếp. Biết ampe kế có điện trở không đáng kể. Số chỉ của ampe kế là

A. 2,0 A.                        B. 2,5 A.                         C. 3,5 A.                        D. 1,8 A.

Câu 4:  Trong một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện thì hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch

A. sớm pha π/2 so với cường độ dòng điện.                    

B. sớm pha π/4 so với cường độ dòng điện.

C. trễ pha π/2 so với cường độ dòng điện.            

D. trễ pha π/4 so với cường độ dòng điện.

Câu 5:  Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện RLC không phân nhánh một hiệu điện thế xoay chiều có tần số 50 Hz. Biết điện trở thuần R = 25 Ω, cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) có L = 1/π H. Để hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch trễ pha π/4 so với cường độ dòng điện thì dung kháng của tụ điện là

A. 125 Ω.                       B. 150 Ω.                       C. 75 Ω.                         D. 100 Ω.

Câu 6: Đặt hiệu điện thế u = U0sinωt (U0 và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Biết độ tự cảm và điện dung được giữ không đổi. Điều chỉnh trị số điện trở R để công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt cực đại. Khi đó hệ số công suất của đoạn mạch bằng

A. 0,85.                          B. 0,5.                            C. 1.                               D. 1/√2

Câu 7: Một máy biến thế có cuộn sơ cấp 1000 vòng dây được mắc vào mạng điện xoay chiều có hiệu điện thế hiệu dụng 220 V. Khi đó hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 484 V. Bỏ qua mọi hao phí của máy biến thế. Số vòng dây của cuộn thứ cấp là

A. 2500.                         B. 1100.                          C. 2000.                         D. 2200.

Câu 8:  Đặt hiệu điện thế  u = 100√2cos 100πt(V) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh với C, R có độ lớn không đổi và  L = 1/π. H Khi đó hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu mỗi phần tử R, L và C có độ lớn như nhau. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là

A. 100 W.                       B. 200 W.                       C. 250 W.                       D. 350 W.

Câu 9:  Một đoạn mạch gồm tụ điện có điện dung C, điện trở thuần R, cuộn dây có điện trở trong r và hệ số tự cảm L mắc nối tiếp. Khi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế  u = U√2sinωt  (V) thì dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng là I. Biết cảm kháng và dung kháng trong mạch là khác nhau. Công suất tiêu thụ trong đoạn mạch này là

A. U2/(R + r).                 B. (r + R ) I2.                  C. I2R.                            D. UI.

Câu 10:  Khi đặt hiệu điện thế u = U0 sinωt (V) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh thì hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu điện trở, hai đầu cuộn dây và hai bản tụ điện lần lượt là 30 V, 120 V và 80 V. Giá trị của U0 bằng

A. 50 V.                          B. 30 V.                          C. 50√ 2  V.                  D. 30 √2 V.

Câu 11: Dòng điện có dạng i = sin100πt (A) chạy qua cuộn dây có điện trở thuần 10 Ω và hệ số tự cảm L. Công suất tiêu thụ trên cuộn dây là

A. 10 W.                        B. 9 W.                          C. 7 W.                          D. 5 W.

Câu 12: Một đoạn mạch gồm cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) mắc nối tiếp với điện trở thuần. Nếu đặt hiệu điện thế u = 15√2cos100πt (V) vào hai đầu đoạn mạch thì hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây là 5 V. Khi đó, hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu điện trở bằng

A. 5√2  V.                     B. 5 √3 V.                     C. 10 √2  V.                     D. 10√3 V.

Câu 13:  Một máy biến thế dùng làm máy giảm thế (hạ thế) gồm cuộn dây 100 vòng và cuộn dây 500 vòng. Bỏ qua mọi hao phí của máy biến thế. Khi nối hai đầu cuộn sơ cấp với hiệu điện thế   u  = 100√2cos 100π t (V) thì hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp bằng

A. 10 V.                        B. 20 V.                          C. 50 V.                          D. 500 V

Câu 14: Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện RLC không phân nhánh một hiệu điện thế \(u-=220\sqrt{2}cos(\omega t-\frac{\pi }{2})\)(V) thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch có biểu thức là \(i=2\sqrt{2}cos(\omega t-\frac{\pi }{4})\)(A). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch này là

A. 440W.                       B. \(220\sqrt{2}\)W.                    C. \(440\sqrt{2}\)W.               D. 220W.

Câu 15: Cho đoạn mạch gồm điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Khi dòng điện xoay chiều có tần số góc w chạy qua thì tổng trở của đoạn mạch là

A. \(\sqrt{R^{2}+(\frac{1}{\omega C})^{2}}\)              B.\(\sqrt{R^{2}-(\frac{1}{\omega C})^{2}}\)               C.\(\sqrt{R^{2}+(\omega C)^{2}}\)      D.\(\sqrt{R^{2}-(\omega C)^{2}}\)

Câu 16: Đặt điện áp \(u=100cos(\omega t+\frac{\pi }{6})\)(V) vào hai đầu đoạn mạch có điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp thì dòng điện qua mạch là \(i=2cos(\omega t+\frac{\pi }{3})\) (A). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là

A. 100\(\sqrt{3}\)W.                 B. 50 W.                      C. 50\(\sqrt{3}\) W.                 D. 100 W.

Câu 17:  Đặt điện áp \(u=100\sqrt{2}cos\omega t\) (V), có w thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần 200 Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(\frac{25}{36\pi }\) H và tụ điện có điện dung \(\frac{10^{-4}}{\pi }\)F mắc nối tiếp. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là 50 W. Giá trị của w là

A. 150 π rad/s.               B. 50π rad/s.                  C. 100π rad/s.                D.120π rad/s.

Câu 18:  Đặt điện áp \(u=U_{0}cos(\omega t+\frac{\pi }{4})\) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì cường độ dòng điện trong mạch là i = I0cos(ωt + φi). Giá trị của ji bằng

A. - \(\frac{\pi }{2}\).                            B.- \(\frac{3\pi }{4}\) .                          C.\(\frac{\pi }{2}\) .                              D.\(\frac{3\pi }{4}\) .

Câu 19: Một máy biến áp lí tưởng có cuộn sơ cấp gồm 2400 vòng dây, cuộn thứ cấp gồm 800 vòng dây. Nối hai đầu cuộn sơ cấp với điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 210 V. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp khi biến áp hoạt động không tải là

A. 0.                               B. 105 V.                       C. 630 V.                       D. 70 V.

Câu 20:  Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là rôto gồm 10 cặp cực (10 cực nam và 10 cực bắc). Rôto quay với tốc độ 300 vòng/phút. Suất điện động do máy sinh ra có tần số bằng

A. 3000 Hz.                    B. 50 Hz.                       C. 5 Hz.                         D. 30 Hz.

..........................................................................................


Câu 1008 : Cho biết biểu thức của cường độ dòng điện xoay chiều là i = I0sin (ωt +φ )  . Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều đó là

A. I = I0.\(\sqrt{2}\)                    B. I = 2I0                       C. I = I0/ \(\sqrt{2}\)                 D. I = I0/2

Câu 1009 : Một máy biến thế có cuộn sơ cấp gồm 1000 vòng dây, mắc vào mạng điện xoay chiều có hiệu điện thế U1 = 200V, khi đó hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là U2 = 10V. Bỏ qua hao phí của máy biến thế thì số vòng dây cuộn thứ cấp là

A. 100 vòng                     B. 50 vòng                    C. 500 vòng                    D. 25 vòng

Câu 1010 : Đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp. Điện trở thuần R = 10Ω , cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 1/(10π)H, tụ điện có điện dung C thay đổi được. Mắc vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế xoay chiều u = U0sin100 π t (V). Để hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch cùng pha với hiệu điện thế hai đầu điện trở R thì giá trị điện dung của tụ điện là

A. 10-3/(π)F                     B. 3,18μ F                      C. 10-4/(π)F  F                D. 10-4/(2π)F

Câu 1011: Phát biểu nào sau đây là đúng với mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn thuần cảm hệ số tự cảm L, tần số góc của dòng điện là ω ?

A. Hiệu điện thế trễ pha π/2 so với cường độ dòng điện.

B. Tổng trở của đọan mạch bằng 1/(ωL)

C. Mạch không tiêu thụ công suất

D. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch sớm pha hay trễ pha so với cường độ dòng điện tùy thuộc vào thời điểm ta xét.

Câu 1012: Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều u = U0sinω t thì độ lệch pha của hiệu điện thế u với cường độ dòng điện i trong mạch được tính theo công thức

A. tanφ = (ωL – 1/(ωC))/R                     B. tanφ = (ωC – 1/(ωL))/R

C. tanφ = (ωL – ωC)/R                          D. tanφ = (ωL + ωC)/R

Câu 1013: Một mạch điện xoay chiều không phân nhánh gồm: điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C. Đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế xoay chiều có tần số và hiệu điện thế hiệu dụng không đổi. Dùng vôn kế (vôn kế nhiệt) có điện trở rất lớn, lần lượt đo hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch, hai đầu tụ điện và hai đầu cuộn dây thì số chỉ của vôn kế tương ứng là U , UC  và  UL . Biết U = UC = 2UL. Hệ số công suất của mạch điện là

A. cosφ = 1/2                   B. cosφ = √3/2                     C. cosφ = √2/2               D. cosφ = 1 .

Câu 1014 : Tác dụng của cuộn cảm đối với dòng điện xoay chiều là

A. gây cảm kháng nhỏ nếu tần số dòng điện lớn.

B. gây cảm kháng lớn nếu tần số dòng điện lớn.

C. ngăn cản hoàn toàn dòng điện xoay chiều .

D. chỉ cho phép dòng điện đi qua theo một chiều

Câu 1015 :  Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch có biểu thức u=\(220cos100\pi t\) . Giá trị hiệu dụng của điện áp này là

A.  220√2v.                       B. 220V.                             C. 110V.                        D.  110√2V.

Câu 1016 : Đặt điện áp xoay chiều u = 100√2cosωt (V) vào hai đầu một đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện là 100 V và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch sớm pha so với cường độ dòng điện trong mạch. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm bằng

A. 200 V.                          B. 150 V.                             C. 50 V.                        D. 100√2 V.

Câu 1017 : Đặt hiệu điện thế u = U√2sinωt (với U  và ω  không đổi) vào hai đầu một đoạn mạch RLC không phân nhánh, xác định. Dòng điện chạy trong mạch có

A. giá trị tức thời thay đổi còn chiều không thay đổi theo thời gian.

B. chiều thay đổi nhưng giá trị tức thời không thay đổi theo thời gian.

C. giá trị tức thời phụ thuộc vào thời gian theo quy luật của hàm số sin hoặc cosin.

D. cường độ hiệu dụng thay đổi theo thời gian.

Câu 1018 : Một máy biến thế có hiệu suất xấp xỉ bằng 100%, có số vòng dây cuộn sơ cấp lớn hơn 10 lần số vòng dây cuộn thứ cấp. Máy biến thế này

A. làm tăng tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần.

B. là máy tăng thế.

C. làm giảm tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần.

D. là máy hạ thế.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021