Giải bài tập va chạm

Cập nhật lúc: 18:30 15-04-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12


Bài toán va chạm là một dạng khó trong chương dao động cơ. Nắm chắc kiến thức va chạm mềm và va chạm đàn hồi của Vật lý 12 sẽ giúp các em làm tốt bài toán này.

Câu 1 : Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang với chu kì T = 2π (s), vật nặng là một quả cầu có khối lượng m1. Khi lò xo có chiều dài cực đại và vật m1 có gia tốc – 2 cm/s2 thì một quả cầu có khối lượng \(m_{2}=\frac{m_{1}}{2}\) chuyển động dọc theo trục của lò xo đến va chạm đàn hồi xuyên tâm với m1 và có hướng làm cho lò xo bị nén lại. Vận tốc của m2 trước khi va chạm \(3\sqrt{3}cm/s\). Khoảng cách giữa hai vật kể từ lúc va chạm đến khi m1 đổi chiều chuyển động lần đầu tiên là

A: 3,63 cm                  B:  6 cm                     C:  9,63 cm           D:2,37cm

Giải: Biên độ dao động ban đầu của vât:  amax = ω2A0  \(; \omega =\frac{2\pi }{T}=\)  1 rad/s =>  A0 = 2cm

  Vận tốc của hai vật ngay sau khi va chạm là v1 và v2:

   m1v1 + m2v2 = m2v0 (1) với v0 = - \(3\sqrt{3}cm/s\)

  \(\frac{m_{1}{v_{1}}^{2}}{2}+\frac{m_{2}{v_{2}}^{2}}{2}=\frac{m_{2}{v_{0}}^{2}}{2}(2)\)

    2v1 + v2 = v0 (1’) ;  \(2{v_{1}}^{2}+{v_{2}}^{2} ={v_{0}}^{2} (2')\) 

Từ (1’) và (2’) :\(v_{1}=2\frac{v_{0}}{3}=-2\sqrt{3}cm/s; v_{2}=-\frac{v_{0}}{3}=\sqrt{3}cm/s\)

 Biên độ dao động của m1 sau va chạm:  A2 = A02 + \(\frac{{v_{1}}^{2}}{\omega ^{2}}\).= 0,022 + (0,02\(\sqrt{3}\))2 = 0,0016 (m2)

 => A = 0,04 m = 4cm. Thời gian từ lúc va chạm đến khi m1 đổi chiều chuyển động lần đầu tiên tức khi m1 ở vị trí biên âm; ( vật đi từ li độ \(\frac{A}{2}\)  đến li độ -A)  \(t=\frac{T}{12}+\frac{T}{4}=\frac{T}{3}=\frac{2\pi }{3}=2,1s\)

Quáng đường vật m1 đi được   S1 = 1,5A = 6cm

Sau va chạm m2 quay trở lại và đi được quãng đường S2 = v2t = \(\sqrt{3}\).2,1 = 3,63 cm

Khoảng cách giữa hai vật kể từ lúc va chạm đến khi m1 đổi chiều chuyển động lần đầu tiên là

  S = S1 + S2 = 9,63cm.

=>Đáp án C 

 Câu  2 Một vật nhỏ có khối lượng M = 0,9 (kg), gắn trên một lò xo nhẹ thẳng đứng có độ cứng 25(N/m) đầu dưới của lò xo cố định. Một vật nhỏ có khối lượng m=0,1 (kg) chuyển động theo phương thẳng đứng với tốc độ \(0,2\sqrt{2}\) m/s đến va chạm mềm với M. Sau va chạm hai vật dính vào nhau và cùng dao động điều hòa theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo. Lấy gia tốc trọng trường g=10m/s2. Biên độ dao động là:

    A 4,5 cm            B 4 cm            C \(4\sqrt{2}\) cm       D \(4\sqrt{3}cm\) 

Giải:  Vận tốc của hai vật sau va chạm:  (M + m)V = mv   

=>  V = 0,02\(\sqrt{2}\)  (m/s)

Tọa độ ban đầu của hệ hai vật  x0 =\(\frac{(M+m-M)g}{k}=\frac{mg}{k}\) = 0,04m = 4cm

\(A^{2}={x_{0}}^{2}+\frac{V^{2}}{\omega ^{2}}={x_{0}}^{2}+\frac{V^{2}(M+m)}{k}=0,0016\Rightarrow A=0,04m=4cm\)

  Đáp án B

  Câu 3 : Con lắc lò xo gồm vật nặng M = 300g, lò xo có độ cứng k = 200N/m, lồng vào một trục thẳng đứng như hình vẽ. Khi M đang ở vị trí cân bằng thì vật m = 200g từ độ cao h = 3,75cm so với M rơi tự do, va chạm mềm với M, coi ma sát là không đáng kể, lấy g = 10m/s2 Sau va chạm hai vật cùng dao động điều hòa, chọn gốc tọa độ tại vị trí cân bằng của hệ, chiều dương như hình vẽ, góc thời gian t = 0 là lúc va chạm. Phương trình dao động của hệ hai vật là 

A. x = 1,08cos(20t + 0,387)cm.           B. x = 2,13cos(20t + 1,093)cm.
C. x = 1,57cos(20t + 0,155)cm.           D. x = 2cos(20t + \(\frac{\pi }{3}\)) cm.

Giải: Vận tốc của vật m khi va chạm vào M

   \(v=\sqrt{2gh}\)

Vận tốc v0 của hệ hai vật sau va chạm:

  (M+m)v0  = mv => v0 =  \(\frac{m\sqrt{2gh}}{M+m}\) 

Khi đó vị trí của hệ hai vật cách vị trí cân bằng của hệ

  x0 = ∆l -  ∆l0 =\(\frac{(M+m)-M}{k}g=\frac{m}{k}g\)  = 0,01m = 1cm

Biên độ dao động của hệ:  A2 = x02 + \(\frac{{v_{0}}^{2}}{\omega ^{2}}\)

  Với   \(\omega =\sqrt{\frac{k}{M+m}}=\sqrt{\frac{200}{0,5}}\)= 20 (rad/s)

  A =\(\sqrt{{x_{0}}^{2}+\frac{{v_{0}}^{2}}{\omega ^{2}}}=\sqrt{0,01^{2}+\frac{0,12}{20^{2}}}\) = 0,02 m = 2cm

Phương trình dao động của hệ hai vật   x = Acos(20t +φ)

khi t = 0 =>  x = x0 = A/2 => cosφ = 0,5  \(\Rightarrow \varphi =\frac{\pi }{3}\)

=> x = 2cos(20t + \(\frac{\pi }{3}\)) cm.

=> Đáp án D

Bạn đọc tải file đính kèm tại đây:

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025