Cập nhật lúc: 16:40 06-06-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12
Xem thêm: Sóng dừng
BÀI TẬP VỀ SÓNG DỪNG
Bài 1: Trên một sợi dây đàn hồi AB dài 25cm đang có sóng dừng, người ta thấy có 6 điểm nút kể cả hai đầu A và B. Hỏi có bao nhiêu điểm trên dây dao động cùng biên độ, cùng pha với điểm M cách A 1cm?
A. 10 điểm B. 9 C. 6 điểm D. 5 điểm
Giải
l = k \(\frac{\lambda }{2}\)----> 25 = 5 \(\frac{\lambda }{2}\) -----> λ = 10 cm
Biểu thức của sóng tại A là
uA = acosωt
Xét điểm M trên AB: AM = d ( 1≤ d ≤25)
Biểu thức sóng tổng hợi tại M
uM= 2asin\(\frac{2\pi d}{\lambda }\) cos(ωt + \(\frac{\pi }{2}\)).
Khi d = 1cm: biên độ aM = 2asin\(\frac{2\pi d}{\lambda }\) = 2asin\(\frac{2\pi .1}{10}\)= 2asin\(\frac{\pi }{5}\)
Các điểm dao độngs cùng biên độ và cùng pha với M
sin \(\frac{2\pi d}{\lambda }\) = sin \(\frac{\pi }{5}\)
-----> \(\frac{2\pi d}{\lambda }\) = \(\frac{\pi }{5}\) + 2kπ ----> d1 = 1 + 10k1 ; 1≤ d1 = 1 + 10k1 ≤ 25----> 0 ≤ k1 ≤2: có 3 điểm
\(\frac{2\pi d}{\lambda }\) = \(\frac{4\pi }{5}\) + 2kπ------> d2 = 4 + 10k2 ; 1≤ d1 = 4 + 10k2 ≤ 25----> 0 ≤ k2 ≤2: có 3 điểm
Như vậy ngoài điểm M còn 5 điểm dao động cùng biên độ, cùng pha với điểm M.
đáp án D
Bài 2. :Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây A là một điểm nút, B là một điểm bụng gần A nhất, AB = 14 cm, gọi C là một điểm trong khoảng AB có biên độ bằng một nửa biên độ của B. Khoảng cách AC là
A.14/3 B.7 C.3.5 D.1.75
Giả sử biểu thức sóng tại nguồn O (cách A: OA = l.) u = acosωt
Xét điểm C cách A: CA = d. Biên độ của sóng dừng tai C aC = 2asin\(\frac{2\pi d}{\lambda }\)
Để aC = a (bằng nửa biện độ của B là bụng sóng): sin\(\frac{2\pi d}{\lambda }\)= 0,5
-----> d = ( \( \frac{1}{12}\)+ k)λ . Với λ = 4AB = 56cm. Điểm C gần A nhất ứng với k = 0
d = AC = λ/12 = 56/12 = 14/3 cm.
đáp án A
Bài 3: Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, A là một điểm nút, B là điểm bụng gần A nhất với AB = 18 cm, M là một điểm trên dây cách B một khoảng 12 cm. Biết rằng trong một chu kỳ sóng, khoảng thời gian mà độ lớn vận tốc dao động của phần tử B nhỏ hơn vận tốc cực đại của phần tử M là 0,1s. Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A. 3,2 m/s. B. 5,6 m/s. C. 4,8 m/s. D. 2,4 m/s.
Giải:
AB = \( \frac{\lambda }{4}\) = 18cm-----> λ = 72 cm
Biểu thức của sóng dừng tại điểm M cách nút A, AM = d
uM = 2acos(\(\frac{2\pi d}{\lambda }\) + \(\frac{\pi }{2}\) )cos(ωt - kπ - \(\frac{\pi }{2}\) )
Khi AM = d = \( \frac{\lambda }{6}\)
uM = 2acos( \( \frac{2\pi \lambda }{6\lambda }\) + \(\frac{\pi }{2}\) )cos(ωt - kπ- \(\frac{\pi }{2}\) ) = 2acos( \( \frac{\pi }{3}\)+ \(\frac{\pi }{2}\))cos(ωt - kπ- \(\frac{\pi }{2}\) )
uM = - 2asin(\( \frac{\pi }{3}\) )cos(ωt - kπ- \(\frac{\pi }{2}\))
vM = 2aω\( \frac{\sqrt{3}}{2}\)sin(ωt - kπ- \(\frac{\pi }{2}\) )------> vM = aω\( \sqrt{3}\)sin(ωt - kπ - \(\frac{\pi }{2}\) )------>vMmax = aω\( \sqrt{3}\)
uB = 2acos(ωt - kπ- \(\frac{\pi }{2}\) ) ------> vB = -2aωsin(ωt - kπ- \(\frac{\pi }{2}\) )------>
| 2aωsin(ωt - kπ- \(\frac{\pi }{2}\) )| < aω\( \sqrt{3}\) -------> | sin(ωt - kπ- \(\frac{\pi }{2}\))| < \( \sqrt{3}\) /2
| cos(ωt - kπ) | < \( \sqrt{3}\)/2 = cos\( \frac{\pi }{3}\)
Trong một chu kì khoảng thời gian mà độ lớn
vận tốc dao động của phần tử B nhỏ hơn vận tốc
cực đại của phần tử M là t = 2t12 = 2x T/6 = T/3 = 0,1s
Do đó T = 0,3s -------->Tốc độ truyền sóng v = \( \frac{\lambda }{T}\) = 72/0,3 = 240cm/s = 2,4m/s
đáp án D
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025