Cập nhật lúc: 16:21 22-06-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12
Xem thêm: Công suất- hệ số công suất của mạch điện xoay chiều
BÀI TẬP VỀ CÔNG SUẤT CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
Bài 1 :Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Biết L = CR2. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều ổn định, mạch có cùng hệ số công suất với hai giá trị của tần số góc \(\omega _{1}=50\pi\)(rad/s) và \(\omega _{2}=200\pi(rad/s)\) . Hệ số công suất của đoạn mạch bằng
A. \(\frac{2}{\sqrt{13}}\) . B. \(\frac{1}{2}\) . C. \(\frac{1}{\sqrt{2}}\) . D. a.
Giải: Áp dụng công thức: \(cos\varphi =\frac{R}{Z}=\frac{R}{\sqrt{R^{2}+(\omega L-\frac{1}{\omega C})^{2}}}\)
Do cosφ1 = cosφ2 ta có:
Theo bài ra L = CR2 (2)
Từ (1) và (2) ta có:
đáp án A
Bài 2.Mắc vào đoạn mạch RLC không phân nhánh gồm một nguồn điện xoay chiều có tần số thay đổi được. Ở tần số f1=60Hz, hệ số công suất đạt cực đại cos φ =1 . Ở tần số f2 =120Hz, hệ số công suất nhận giá trị cos φ =0,707 . Ở tần số f3=90Hz hệ số công suất của mạch bằng
A. 0,874. B. 0,486 C. 0,625 D. 0,781
Giải:
ZL1 = ZC1 ----> LC = \(\frac{1}{{\omega _{1}}^{2}}\)
cosφ2 = 0,707 ----->φ2 = 450 ----> tanφ2 = \(\frac{Z_{L2}-Z_{C2}}{R}\) = 1 -----> R = ZL2 - ZC2
----> R = ω2L - \(\frac{1}{\omega _{2}C}=\frac{{\omega _{2}}^{2}LC-1}{\omega _{2}C}\)
Suy ra :cosφ3 = 0,874.
đáp án A
Bài3.Cho một mạch điện gồm biến trở Rx mắc nối tiếp với tụ điện có \(C=63,8\mu F\)và một cuộn dây có điện trở thuần r = 70Ω, độ tự cảm \(L=\frac{1}{\pi }H\) . Đặt vào hai đầu một điện áp U=200V có tần số f = 50Hz. Giá trị của Rx để công suất của mạch cực đại và giá trị cực đại đó lần lượt là
A. 0Ω ;378,4W B. 20 Ω ;378,4W C. 10Ω ;78,4W D.30Ω ;100W
Giải:
Với R = Rx + r = Rx + 70 ≥ 70Ω
ZL = 2πfL = 100Ω; ZC = \(\frac{1}{2\pi fC}=\frac{1}{314.63,8.10^{-6}}=50\Omega\)
P = Pmax khi mẫu số y = R + \(\frac{3500}{R}\) có giá tri nhỏ nhất với R ≥ 70Ω
Xét sụ phụ thuộc của y vào R:
Lấy đạo hàm y’ theo R ta có y’ = 1 - \(\frac{3500}{R^{2}}\); y’ = 0 -----> R = 50 Ω
Khi R < 50 Ω thì nếu R tăng y giảm.( vì y’ < 0)
Khi R > 50Ω thì nếu R tăng thì y tăng’
Do đó khi R ≥ 70Ω thì mấu số y có giá trị nhỏ nhất khi R = 70Ω.
Công suất của mạch có giá trị lớn nhất khi Rx = R – r = 0
\(P_{cd}=\frac{U^{2}r}{r^{2}+(Z_{L}-Z_{C})^{2}}=378,4W\)
Chọn đáp án A Rx = 0, Pcđ = 378,4 W.
đáp án A
Bài 4.Cho mạch điện xoay chiều gồm R,L,C mắc nối tiếp. Tần số của hiệu điện thế thay đổi được. Khi tần số là f1 và 4f1 công suất trong mạch như nhau và bằng 80% công suất cực đại mà mạch có thể đạt được. Khi f=3.f1 thì hệ số công suất là:
A. 0,894 B. 0,853 C. 0,964 D. 0,47
Giải:
P1 = P1 -----> I1 = I2 -------> Z1 = Z2 ------->
(ZL1 – ZC1)2 = (ZL2 – ZC2)2. Do f2 = 4f1 ----> ZL1 – ZC1 = ZC2 – ZL2
ZL1 + ZL2 = ZC1 + ZC2 ---->2πL(f1 + f2) = \(\frac{1}{2\pi C}(\frac{1}{f_{1}}+\frac{1}{f_{2}})=\frac{1}{2\pi C}\frac{f_{1}+f_{2}}{f_{1}.f_{2}}\) (f2 = 4f1)
2πLf1 = \(\frac{1}{4.2\pi f_{1}C}\) ----> 4.ZL1 = ZC1
Gọi U là điện áp hiệu dụng đặt vào hai dầu mạch
P1 = I12R
Pmax = Imax2R
P1 = 0,8Pmax ---->I12 = 0,8Imax2
----> \(\frac{U^{2}}{R^{2}+(Z_{L1}-Z_{C1})^{2}}=\frac{0,8U^{2}}{R^{2}}\)----> 0,8(ZL1 – ZC1)2 = 0,2R2
0,8 (ZL1- 4ZL)2 = 7,2ZL12 = 0,2R2 -----> ZL1 = R/6 và ZC1 = 2R/3
Hệ số công suất của mạch khi f3 = 3f1
ZL3 = 3ZL1= R/2
ZC3 = ZC1/3 = 2R/9
Khi f = 3f1thì cosφ = 0,9635 = 0,964.
đáp án C
Bài 5: Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM chỉ có biến trở R, đoạn mạch MB gồm điện trở thuần r mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Đặt vào AB một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi. Điều chỉnh R đến giá trị 80Ω thì công suất tiêu thụ trên biến trở đạt cực đại và tổng trở của đoạn mạch AB chia hết cho 40Ω . Khi đó hệ số công suất của đoạn mạch MB và của đoạn mạch AB tương ứng là
A. \(\frac{3}{8}\) và \(\frac{5}{8}\). B. \(\frac{33}{118}\) và \(\frac{113}{160}\) . C. \(\frac{1}{17}\)và \(\frac{\sqrt{2}}{2}\) . D. \(\frac{1}{8}\). và \(\frac{3}{4}\)
Giải:
đáp án D.
Bài 6 : Cho đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM nt với MB. Biết đoạn AM gồm R nt với C và MB có cuộn cảm có độ tự cảm L và điện trở r. Đặt vào AB một điện áp xoay chiều u = U \(\sqrt{2}\)cosωt (v). Biết R = r = \(\sqrt{\frac{L}{C}}\) , điện áp hiệu dụng giữa hai đầu MB lớn gấp n = \(\sqrt{3}\) điện áp hai đầu AM. Hệ số công suất của đoạn mạch có giá trị là
A.0,887 B. 0,755 C.0,866 D. 0,975
Giải: Vẽ giản đồvéc tơ như hình vẽ
Từ R = r = \(\sqrt{\frac{L}{C}}\) ----->
R2 = r2 = ZL.ZC
(Vì ZL = ωL; ZC = \(\frac{1}{\omega C}\) ----> ZL.ZC = \(\frac{L}{C}\) )
\({U_{AM}}^{2}={R_{R}}^{2}+{U_{C}}^{2}\)= I2(R2 +ZC2)
\({U_{MB}}^{2}={R_{r}}^{2}+{U_{L}}^{2}\) = I2(r2+ ZL2) = I2(R2+ ZL2)
Xét tam giác OPQ
PQ = UL + UC
PQ2= (UL + UC )2 = I2(ZL +ZC)2 = I2(ZL2 +ZC2 +2ZLZC) = I2 (ZL2 +ZC2 +2R2) (1)
OP2 + OQ2 = \({U_{AM}}^{2}+{U_{MB}}^{2}=2{U_{R}}^{2}+{U_{L}}^{2}+{U_{C}}^{2}=I^{2}(2R^{2}+{Z_{L}}^{2}+{Z_{C}}^{2})(2)\)
Từ (1) và (2) ta thấy PQ2 = OP2 + OQ2 ------> tam giác OPQ vuông tại O
Từ UMB = nUAM = \(\sqrt{3}\) UAM
tan(\(\angle\)POE) = \(\frac{U_{AM}}{U_{MB}}=\frac{1}{\sqrt{3}}\) ------>\(\angle\) POE = 300. Tứ giác OPEQ là hình chữ nhật
\(\angle\) OQE = 600 ------>\(\angle\) QOE = 300
Do đó góc lệch pha giữa u và i trong mạch: φ= 900 – 600 = 300
Vì vậy cosφ = cos300= \(\frac{\sqrt{3}}{2}=0,866\) .
đáp án C
Bài7: Đặt một điện áp xoay chiều u = U0cosωt (V) vào hai đầu một đoạn mạch AB gồm điện trở R, cuộn dây cảm thuần L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Tụ C có điện dung thay đổi được.Thay đổi C, khi ZC = ZC1 thì cường độ dòng điện trễ pha \(\frac{\pi }{4}\) so với điện áp hai đầu đoạn mạch, khi ZC = ZC2 = 6,25ZC1 thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ đạt giá trị cực đại. Tính hệ số công suất của mạch.
A. 0,6 B. 0,7 C. 0,8 D. 0,9
Giải:
tanφ1 = \(\frac{Z_{L}-Z_{C1}}{R}=tan(\frac{\pi }{4})\)= 1-----> R = ZL – ZC1 -----> ZC1 = ZL - R
UC2 = Ucmax -------> ZC2 = \(\frac{R^{2}+{Z_{L}}^{2}}{Z_{L}}\) ------> 6,25ZC1ZL = R2 +ZL2
---> 6,25( ZL- R) ZL = R2 +ZL2 -----> 5,25ZL2 - 6,25RZL – R2 = 0
--------> 21ZL2- 25RZL – 4R2 = 0 ------> ZL = \(\frac{4R}{3}\)
ZC2 = \(\frac{R^{2}+{Z_{L}}^{2}}{Z_{L}}\) = \(\frac{R^{2}+\frac{16R^{2}}{9}}{\frac{4R}{3}}=\frac{25R}{12}\) = ------>
cosφ2 = \(\frac{R}{Z_{2}}=\frac{R}{\sqrt{R^{2}+(\frac{4R}{4}-\frac{25R}{12})^{2}}}=0,8\) = 0,8.
đáp án C
Bài 5: Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM chỉ có biến trở R, đoạn mạch MB gồm điện trở thuần r mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Đặt vào AB một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi. Điều chỉnh R đến giá trị 80 Ω thì công suất tiêu thụ trên biến trở đạt cực đại và tổng trở của đoạn mạch AB chia hết cho 40 Ω . Khi đó hệ số công suất của đoạn mạch MB và của đoạn mạch AB tương ứng là
A. \(\frac{3}{8}\) và \(\frac{5}{8}\). B. \(\frac{33}{118}\) và \(\frac{113}{160}\) . C. \(\frac{1}{17}\)và \(\frac{\sqrt{2}}{2}\) . D. \(\frac{1}{8}\). và \(\frac{3}{4}\)
Giải:
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025