120 Bài tập trắc nghiệm tổng hợp phần lượng tử ánh sáng theo chuyên đề có đáp án

Cập nhật lúc: 15:59 15-07-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12


Bài viết trình bày bài tập trắc nghiệm hay và cụ thể theo chuyên đề, phân biệt rõ lý thuyết và bài tập để bạn đọc luyện tập dễ dàng hơn.

120 BÀI TẬP  TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP PHẦN LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG THEO CHUYÊN ĐỀ CÓ ĐÁP ÁN

I.HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN -THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

Lý thuyết :

Câu 1 . Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc vào tấm kẽm có giới hạn quang điện  0,35.Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra khi chùm bức xạ chiếu vào tấm kẽm có bước sóng là :

A. 0,1                                      B. 0,2                                    C. 0,3                                  D. 0,4

Câu 2 . Electron quang điện bị bứt ra khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu ánh sáng nếu :

A.Cường độ của chùm sáng rất lớn.                                        B. Bước sóng của ánh sáng lớn.

C.Tần số ánh sáng nhỏ.                                                          D. Bước sóng nhỏ hơn hay bằng một giới hạn xác định.

Câu 3 . Chọn câu đúng :  

A. Hiện tượng giao thoa dễ quan sát đối với ánh sáng có bước  sóng  ngắn .

B. Hiện tượng quang điện chứng tỏ tính chất sóng của ánh sáng .

C. Những sóng điện từ có tần số càng lớn thì tính  chất sóng thể hiện càng rõ .

D. Sóng điện từ có bước sóng lớn thì năng lượng phô-tôn nhỏ

Câu 4 . Trong các ánh sáng đơn sắc sau đây. Ánh sáng nào có khả năng gây ra hiện tượng quang điện mạnh nhất :

A. Ánh sáng tím                         B. Ánh sáng lam.                   C. Ánh sáng đỏ .                  D. Ánh sáng lục .

Câu 5 . Khi chiếu sóng điện từ xuống bề mặt tấm kim loại , hiện tượng quang điện xảy ra nếu

A. sóng điện từ có nhiệt độ đủ cao                                          B. sóng điện từ có bước sóng thích hợp

C. sóng điện từ có cường độ đủ lớn                                         D. sóng điện từ phải là ánh sáng nhìn thấy được

Câu 6. Công thức liên hệ giữa giới hạn quang điện \(\lambda _{0}\), công thoát A, hằng số Planck h và vận tốc ánh sáng c là :

A. \(\lambda _{0}=\frac{hA}{c}\)                             B. \(\lambda _{0}=\frac{A}{hc}\)                        C. \(\lambda _{0}=\frac{c}{hA}\)                      D. \(\lambda _{0}=\frac{hc}{A}\) 

Câu 7 . Phát biểu nào dưới đây về lưỡng tính sóng hạt là sai ?

A. Hiện tượng giao thoa ánh sáng thể hiện tính chất sóng.

B. Hiện tượng quang điện ánh sáng thể hiện tính chất hạt.

C. Sóng điện từ có bước sóng càng ngắn càng thể hiện rõ tính chất sóng.

D. Các sóng điện từ có bước sóng càng dài thì tính chất sóng càng thể hiện rõ hơn tính chất hạt.

Câu 8 . Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là :

A. Bước sóng dài nhất  của bức xạ chiếu vào kim loại đó để gây ra được hiện tượng quang điện

B. Bước sóng ngắn  nhất  của bức xạ chiếu vào kim loại đó để gây ra được hiện tượng quang điện

C. Công nhỏ nhất dùng để bứt electron ra khỏi kim loại đó

D. Công  lớn  nhất dùng để bứt electron ra khỏi kim loại đó

Câu 9 .  Phát biểu nào sau đây là không đúng theo thuyết lượng tử ánh sáng ?

A. Chùm ánh sáng là một chùm hạt, mỗi hạt được gọi là một photon mang năng lượng.

B. Cường độ chùm ánh sáng tỉ lệ thuận với số photon trong chùm.

C. Khi ánh sáng truyền đi các photon không đổi, không phụ thuộc vào khoảng cách đến nguồn sáng.

D. Các photon có năng lượng bằng nhau vì chúng lan truyền với tốc độ bằng nhau.

Câu 10 . Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng quang điện ?

A. Electron bức ra khỏi kim loại bị nung nóng

B. Electron bật ra khỏi kim loại khi ion đập vào

C. Electron bị bật ra khỏi kim loại khi kim loại có hiệu điện thế lớn 

D. Electron bật ra khỏi mặt kim loại khi chiếu tia tử ngoại vào kim loại

Câu 11. Hãy chọn câu đúng nhất. Chiếu chùm bức xạ có bước sóng λ vào kim loại có giới hạn quang điện λ0. Hiện tượng quang điện xảy ra khi :

A.  λ > λ0.                                  B.  λ < λ0.                             C.  λ = λ0.                           D. Cả câu B và C.      

Câu 12 . Chọn câu đúng. Nếu chiếu một chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm, thì :

A. Tấm kẽm mất dần điện tích dương.                                       B. Tấm kẽm mất dần điện tích âm.

C. Tấm kẽm trở nên trung hoà về điện.                                      D. Điện tích âm của tấm kẽm không đổi.

Câu 13. Để gây được hiệu ứng quang điện, bức xạ rọi vào kim loại được thoả mãn điều kiện nào sau đây ?

A. Tần số lớn hơn giới hạn quang điện.                                       B. Tần số nhỏ hơn giới hạn quang điện.

C. Bước sóng nhỏ hơn giới hạn quang điện.                                D. Bước sóng lớn hơn giới hạn quang điện.

Câu 14 . Giới hạn quang điện tuỳ thuộc vào

A. bản chất của kim loại.                                                            B. điện áp giữa anôt cà catôt của tế bào quang điện.

C. bước sóng của ánh sáng chiếu vào catôt.                                D. điện trường giữa anôt cà catôt.

Câu 15 . Chọn câu đúng. Theo thuyết phôtôn của Anh-xtanh, thì năng lượng :

A. của mọi phôtôn đều bằng nhau.                                              B. của một phôtôn bằng một lượng tử năng lượng.

C. giảm dần khi phôtôn ra xa dần nguồn sáng.                             D. của phôton không phụ thuộc vào bước sóng.

Câu 16 . Với ε1, ε2, ε3 lần lượt là năng lượng của phôtôn ứng với các bức xạ màu vàng, bức xạ tử ngoại

và bức xạ hồng ngoại thì

A. ε3 > ε1 > ε2                            B. ε2 > ε1 > ε3                        C. ε1 > ε2 > ε3                     D. ε2 > ε3 > ε1 

Câu 17 . Gọi bước sóng λo là giới hạn quang điện của một kim loại, λ là bước sóng ánh sáng kích thích chiếu vào kim loại đó, để hiện tượng quang điện xảy ra thì

A. chỉ cần điều kiện λ > λo.

B. phải có cả hai điều kiện: λ = λo và cường độ ánh sáng kích thích phải lớn.

C. phải có cả hai điều kiện: λ > λo và cường độ ánh sáng kích thích phải lớn.

D. chỉ cần điều kiện λλo.

Câu 18 . Kim loại Kali (K) có giới hạn quang điện là 0,55 μm. Hiện tượng quang điện không xảy ra khi chiếu vào kim loại đó bức xạ nằm trong vùng

A. ánh sáng màu tím.                    B. ánh sáng màu lam.                C. hồng ngoại.                     D. tử ngoại.

Câu 19 . Nếu quan niệm ánh sáng chỉ có tính chất sóng thì không thể giải thích được hiện tượng nào dưới đây ?

A. Khúc xạ ánh sáng.                   B. Giao thoa ánh sáng.              C. Quang điện.                    D. Phản xạ ánh sáng.

Câu 20 . Lần lượt chiếu hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,75 μm và λ2 = 0,25 μm vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện λ0 = 0,35 μm. Bức xạ nào gây ra hiện tượng quang điện ?

A. Không có bức xạ nào trong hai bức xạ trên                              B. Chỉ có bức xạ λ2

C. Chỉ có bức xạ λ1                                                                                             D. Cả hai bức xạ

Câu 21 . Trong thí nghiệm Hécxơ, nếu chiếu ánh sáng tím vào lá nhôm tích điện âm thì

A. điện tích âm của lá nhôm mất đi                                                 B. tấm nhôm sẽ trung hòa về điện

C. điện tích của tấm nhôm không thay đổi                                      D. tấm nhôm tích điện dương           

Câu 22 . Chiếu bức xạ có tần số f đến một tấm kim loại. Ta kí hiệu  \(f_{0}=\frac{c}{\lambda _{0}},\lambda _{0}\) là bước sóng giới hạn của kim loại .Hiện tượng quang điện xảy ra khi

A. \(f\geq f_{0}\)                                  B. \(f< f_{0}\)                                C. \(f\geq 0\)                            D. \(f\leq f_{0}\)          

Câu 23 . Chiếu ánh sáng vàng vào mặt một tấm vật liệu thì thấy có êlectrôn bị bật ra .Tấm vật liệu đó chắc chắn phải là :

A. kim loại                                  B. kim loại kiềm                         C. chất cách điện                  D. chất hữu cơ

Câu 24 . Chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc vào một tấm kẽm. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra nếu ánh sáng có bước sóng :

A. 0,1μm                                    B. 0,2μm                                   C. 0,3μm                              D. 0,4μm

Câu 25 . Khi chiếu vào kim loại một chùm ánh sáng mà không thấy các e- thoát ra vì

A. chùm ánh sáng có cường độ quá nhỏ.                                       B. công thoát e nhỏ hơn năng lượng phôtôn.

C. bước sóng ánh sáng lớn hơn giới hạn quang điện.                       D. kim loại hấp thụ quá ít ánh sáng đó.

Bài tập :

Câu 26 (. Một bức xạ điện từ có bước sóng λ = 0,2.10-6m. Tính lượng tử của bức xạ đó.

A. \(\varepsilon\) = 99,375.10-20J                  B. \(\varepsilon\) = 99,375.10-19J                  C. \(\varepsilon\) = 9,9375.10-20J             D. \(\varepsilon\) = 9,9375.10-19J

Câu 27 . Năng lượng của phôtôn là 2,8.10-19J. Cho hằng số Planck h = 6,625.10-34J.s; vận tốc của ánh sáng trong chân không là c = 3.108m/s. Bước sóng của ánh sáng này là :

A. 0,45μm                                  B. 0,58μm                                  C. 0,66μm                             D. 0,71μm

Câu 28 . Một ống phát ra tia Rơghen , phát ra bức xạ có bước sóng nhỏ nhất là 5.10-10m .Tính năng lượng của photôn tương ứng :

A. 3975.10-19J                           B. 3,975.10-19J                          C. 9375.10-19J                       D. 9,375.10-19J

Câu 29 . Năng lượng photôn của một bức xạ là 3,3.10-19J .Cho h = 6,6.10-34Js .Tần số của bức xạ bằng

A. 5.1016Hz                                B. 6.1016Hz                               C. 5.1014Hz                           D. 6.1014Hz

Câu 30 . Cho  hằng   số  Plăng   h = 6,625.10-34Js  và  tốc  độ  ánh  sáng  trong  chân  không c = 3.108m/s. Bứcxạ màu vàng của natri có bước sóng λ = 0,59μm. Năng lượng của phôtôn tương ứng có giá trị

A. 2,0eV                                   B. 2,1eV                                     C. 2,2eV                                D. 2.3eV

Câu 31 . Một kim loại có công thoát là 2,5eV. Tính giới hạn quang điện của kim loại đó :

A. 0,496μm                               B. 0,64μm                                   C. 0,32μm                             D. 0,22μm

Câu 32 Biết giới hạn quang điện của kim loại là 0,36μm; cho h = 6,625.10-34J.s; c = 3.108m/s. Tính công thoát electron

A. 0,552.10-19J                         B. 5,52.10-19J                              C. 55,2.10-19J                        D. Đáp án khác

.................................................................................................................................................................................


Câu 117 .  Chọn câu trả lời đúng. Nguyên tử hiđrô ở trạng thái có năng lượng En (n > 1) sẽ có khả năng phát ra:

A. Tối đa n vạch phổ                                                                     B. Tối đa n – 1 vạch phổ.

C. Tối đa n(n – 1) vạch phổ.                                                          D. Tối đa \(\frac{n.(n-1)}{2}\) vạch phổ.

Câu 118 . Chọn mệnh đề đúng khi nói  về quang phổ vạch của nguyên tử H

A.Bức xạ có bước sóng dài nhất ở dãy Banme ứng với sự di chuyển của e từ quỹ đạo M về quỹ đạo L.

B.Bức xạ có bước sóng dài nhất ở dãy Lyman ứng với sự di chuyển của e từ quỹ đạo P về quỹ đạo K

C.Bức xạ có bước sóng ngắn nhất ở dãy Lyman ứng với sự di chuyển của e từ quỹ đạo L về quỹ đạo K

D.Bức xạ có bước sóng ngắn nhất ở dãy Pasen ứng với sự di chuyển của e từ quỹ đạo N về quỹ đạo M

Câu 119 .  Nguyên tử H bị kích thích do chiếu xạ và e của nguyên tử đã chuyển từ quỹ đạo K lên quỹ đạo M. Sau khi ngừng chiếu xạ nguyên tử H phát xạ thứ cấp, phổ này gồm:

A.Hai vạch của dãy Ly man                                                            C. 1 vạch dãy Laiman và 1 vạch dãy Bamme

B. Hai vạch của dãy Ban me                                                           D. 1 vạch dãy Banme và 2 vạch  dãy Lyman

Câu 120 .   Nguyên tử hiđro được kích thích, khi chuyển các êlectron từ quỹ đạo dừng thứ 4 về quỹ đạo dừng thứ 2 thì bức xạ các phôtôn có năng lượng Ep = 4,04.10-19 (J). Xác định bước sóng của vạch quang phổ này.  Cho c = 3.108 (m/s) ; h = 6,625.10-34 (J.s).

    A. 0,531 μm                         B. 0,505 μm                                  C. 0,492 μm                         D. 0,453 μm 

Câu 121.  Đê bứt một êlectron ra khỏi nguyên tử ôxi cần thực hiện một công A = 14 (eV). Tìm tần số của bức xạ có thể tạo nên sự ôxi hoá này. Cho h = 6,625.10-34 (J.s).

    A. 3,38.1015 Hz                    B. 3,14.1015 Hz                            C. 2,84.1015 Hz                     D. 2,83.10-15 Hz 

V. SƠ LƯỢC VỀ LAZE 

Câu 122 . Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây ?

A. Độ đơn sắc cao                    B. Độ định hướng cao                    C. Cường độ lớn                    D. Công suất lớn

Câu 123 : Trong laze rubi có sự biến đổi của dạng năng lượng nào dưới đây thành quang năng ?

 A. Điện năng                            B. Cơ năng                                    C. Nhiệt năng                         D. Quang năng

Câu 124 . Chùm sáng do laze rubi phát ra có màu

A. trắng                                    B. xanh                                          C. đỏ                                      D. vàng

Câu 125 . Bút laze mà ta thường dùng để chỉ bảng thuộc loại laze nào ?

A. Khí                                       B. lỏng                                          C. rắn                                     D. bán dẫn

Câu 126 . Màu đỏ của rubi do ion nào phát ra ?

A. ion nhôm                               B. ion ô-xi                                     C. ion crôm                            D. ion khác

   

  

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021