Cập nhật lúc: 17:05 10-07-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12
Xem thêm: Bài tập trắc nghiệm lý thuyết dao động và sóng điện từ hay và khó có đáp án
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT SÓNG ĐIỆN TỪ
1. Hiệu điện thế trên hai bản tụ điện trong mạch dao động tự do LC biến thiên điều hòa với tần số góc:
A. \(\omega =\frac{1}{\sqrt{LC}}\) B. \(\omega =\frac{2}{\sqrt{LC}}\) C. \(\omega =\frac{1}{2\sqrt{LC}}\) D. \(\omega =\frac{1}{2\pi \sqrt{LC}}\)
2. Chu kì dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC được xác định bởi hệ thức nào sau đây.
A. \(T=2\pi \sqrt{LC}\) B. \(T=2\pi \sqrt{\frac{L}{C}}\) C. \(T=\pi \sqrt{\frac{C}{L}}\) D. \(T=\frac{2\pi }{\sqrt{LC}}\)
3. Chọn phát biểu đúng khi nói về sự biến thiên điện tích của tụ điện trong mạch dao động
A. Điện tích của tụ điện dao động điều hòa với tần số góc
B. Điện tích biến thiên theo hàm số mũ theo thời gian
C. Điện tích biến thiên tuần hoàn theo thời gian
D. Điện tích của tụ điện dao động điều hòa với tần số \(f =\frac{1}{2\pi \sqrt{LC}}\)
4. Mạch dao động gồm cuộn dây có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thực hiện dao động điện từ tự do. Điện tích cực đại trên mỗi bản tụ là Q0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0. Chu kì dao động điện từ của mạch là:
A. \(T=2\pi \frac{Q_{0}}{I_{0}}\) B. \(T=2\pi Q_{0}I_{0}\) C. \(T=2\pi \frac{I_{0}}{Q_{0}}\) D. \(T=2\pi \sqrt{LC}\)
5. Cường độ dòng điện chạy trong mạch dao động LC có đặc điểm là:
A. tần số lớn B. chu kì lớn C. cường độ lớn D. năng lượng lớn
6. Mạch dao động gồm tụ C1 và cuộn cảm L sẽ dao động với chu kì T1, thay tụ C1 bằng tụ C2 thì chu kì dao động của mạch là T2. Chu kì dao động của mạch khi thay tụ bằng bộ tụ gồm C1 mắc song song với C2 là:
A. \(T=\frac{T_{1}T_{2}}{T_{1}+T_{2}}\) B. \(T=\sqrt{{T_{1}}^{2}+{T_{2}}^{2}}\) C. \(T=\frac{T_{1}T_{2}}{\sqrt{{T_{1}}^{2}+{T_{2}}^{2}}}\) D. \(T=\frac{(T_{1}+T_{2})^{2}}{\sqrt{{T_{1}}^{2}+{T_{2}}^{2}}}\)
7. Mạch dao động gồm tụ C1 và cuộn cảm L sẽ dao động với chu kì T1, thay tụ C1 bằng tụ C2 thì chu kì dao động của mạch là T2. Chu kì dao động của mạch khi thay tụ bằng bộ tụ gồm C1 mắc nối tiếp với C2 là:
A. \(T=\frac{T_{1}T_{2}}{T_{1}+T_{2}}\) B. \(T=\sqrt{{T_{1}}^{2}+{T_{2}}^{2}}\) C. \(T=\frac{T_{1}T_{2}}{\sqrt{{T_{1}}^{2}+{T_{2}}^{2}}}\) D. \(T=\frac{T_{1}T_{2}}{\sqrt{{T_{1}}^{2}+{T_{2}}^{2}}}\)
8. Nếu đưa một lõi sắt non vào trong long cuộn cảm của mạch dao động LC thì chu kì dao động điện từ sẽ:
A. tăng B. giảm C. không đổi D. có thể tăng hoặc giảm
9. Dao động điện từ trong mạch dao động LC được hình thành là do hiện tượng nào sau đây.
A. hiện tượng cảm ứng điện từ B. hiện tượng tự cảm
C.hiện tượng cộng hưởng điện D. hiện tượng từ hóa
10. Độ lệch pha giữa dòng điện xoay chiều trong mạch dao động LC và điện tích biến thiên trên tụ là:
A. \(-\frac{\pi }{4}\) B. \(\frac{\pi }{3}\) C. \(\frac{\pi }{2}\) D. \(-\frac{\pi }{2}-\frac{\pi }{4}\)
11. Khi tụ điện dao động LC biến thiên theo phương trình q = Q0.cosωt thì biểu thức nào sau đây là sai.
A. Năng lượng điện: \(W_{C}=\frac{Cu^{2}}{2}=\frac{qu}{2}=\frac{q^{2}}{2C}=\frac{{Q_{0}}^{2}}{2C}.cos^{2}(\omega t)\)
B. Năng lượng từ: \(W_{C}=\frac{1}{2}Li^{2}=\frac{1}{2}{Q_{0}}^{2}.L.\omega ^{2}.sin(\omega t)=\frac{1}{2C}.{Q_{0}}^{2}.cos^{2}.(\omega t+\frac{\pi }{2})\)
C. Năng lượng toàn phần của mạch dao động: \(W=\frac{L{I_{0}}^{2}}{2}=\frac{L\omega ^{2}{Q_{0}}^{2}}{2}=\frac{{Q_{0}}^{2}}{2C}\)
D. Năng lượng điện từ : W = WC + WL= \(\frac{{Q_{0}}^{2}}{2C}\)
12. Gọi q0 là điện tích cực đại của tụ điện , công thức nào sau đây không phải là công thức tính năng lượng điện từ của một mạch dao động lí tưởng.
A. \(W=\frac{{q_{0}}^{2}}{2C}\) B. \(W=\frac{{q_{0}}^{2}}{2L}\) C. \(W=\frac{L{I_{0}}^{2}}{2}\) D. \(W=\frac{C{U_{0}}^{2}}{2}\)
13. Trong mạch dao động LC lí tưởng. Biểu thức nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa U0 và I0
A. \(I_{0}=U_{0}\sqrt{\frac{C}{L}}\) B. \(U_{0}=I_{0}\sqrt{\frac{C}{L}}\) C. \(U_{0}=I_{0}\sqrt{{C}{L}}\) D. \(I_{0}=U_{0}\sqrt{{C}{L}}\)
14. Mắc một tụ điện có điện dung C với một cuộn cảm có độ tụ cảm L ta được một mạch dao động. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là U0, cường độ dòng điện cực đại qua cuộn dây là I0. Mối liên hệ giữa U0 và I0
A. \(L{U_{0}}^{2}=C{I_{0}}^{2}\) B. \(\frac{{U_{0}}^{2}}{L}=\frac{C}{{I_{0}}^{2}}\) C. \({I_{0}}^{2}=LC{U_{0}}^{2}\) D. \(\frac{{U_{0}}^{2}}{L}=\frac{{I_{0}}^{2}}{C}\)
15. Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về năng lượng trong mạch dao động LC.
A. Năng lượng của mạch dao động gồm có năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm.
B. Khi năng lượng điện trường trong tụ giảm thì năng lượng từ trường trong cuộn cảm tăng lên.
C. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cùng biến thiên điều hòa với tần số của dòng điện xoay chiều trong mạch.
D. Tại mọi thời điểm, tổng năng lượng điện trường và năng lượng từ trường là không đổi.
16. Trong mạch dao động LC có sự biến thiên qua lại tuần hoàn giữa.
A. điện tích và dòng điện
B. điện trường và từ trường
C. hiệu điện thế và cường độ điện trường
D. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường
17. Mạch dao động LC lí tưởng, điện tích giữa hai bản tụ dao động với tần số f. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường trong mạch biến thiên tuần hoàn với tần số.
A. giống nhau và bằng 2f B. giống nhau và bằng f
C. giống nhau và bằng f/2 D. khác nhau
18. Mạch dao động LC lí tưởng có chu kì T. Năng lượng từ trường trong cuộn cảm.
A. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì 2T.
B. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì T.
C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì T/2.
D. Không biến thiên tuần hoàn theo thời gian
19. Trong mạch dao động LC lí tưởng, năng lượng điện từ của mạch dao động.
A. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì 2T.
B. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì T.
C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì T/2.
D. Không biến thiên theo thời gian
20 . Trong mạch dao động LC lí tưởng, cứ sau những khoảng thời gian như nhau t0 thì năng lượng trong cuộn cảm và tụ điện lại bằng nhau. Chu kì dao động của mạch là:
A. t0/2 B. t0/4 C. 2t0 D. 4t0
21. Một mạch dao động duy trì gồm cuôn dây mắc với một tụ điện. Do cuộn dây có điện trở R nên để duy trì dao động của mạch người ta cần phải cung cấp năng lượng cho mạch. Biết dòng điện cực đại qua cuộn cảm là I0. Tính công suất cần cung cấp cho mạch để mạch hoạt động bình thường.
A. \(P=\frac{1}{2}.R.{I_{0}}^{2}\) B. \(P=R.{I_{0}}^{2}\) C. \(P=2.R.{I_{0}}^{2}\) D. \(P=\frac{1}{\sqrt{2}}.R.{I_{0}}^{2}\)
22. Một mạch dao động duy trì gồm cuộn dây mắc với một tụ điện. Do cuộn dây có điện trở R nên để duy trì dao động của mạch người ta cần phải cung cấp năng lượng cho mạch . Biết điện tích cực đại của tụ là Q0, điện dung của tụ là C và hệ số tự cảm của cuộn dây là L. Tính công suất cần cung cấp cho mạch để mạch hoạt động ổn định.
A. \(P=LCR{Q_{0}}^{2}\) B. \(P=\frac{{Q_{0}}^{2}}{LC}R\) C. \(P=\frac{1}{2}LCR{Q_{0}}^{2}\) D. \(P=\frac{1}{2}\frac{{Q_{0}}^{2}}{LC}R\)
23. Một mạch dao động duy trì gồm cuộn dây mắc với một tụ điện. Do cuộn dây có điện trở R nên để duy trì dao động của mạch người ta cần phải cung cấp năng lượng cho mạch . Biết hiệu điện thế cực đại của tụ là U0, điện dung của tụ là C và hệ số tự cảm của cuộn dây là L. Tính công suất cần cung cấp cho mạch để mạch hoạt động ổn định.
A. \(P=\frac{C{U_{0}}^{2}}{L}R\) B. \(P=\frac{{U_{0}}^{2}}{LC}R\) C. \(P=\frac{1}{2}LCR{U_{0}}^{2}\) D. \(P=\frac{1}{2}\frac{C{U_{0}}^{2}}{L}R\)
Điện từ trường
24. Khi cho một dòng điện xoay chiều chạy qua một dây dẫn thẳng, xung quanh dây dẫn có:
A. có điện trường B. có từ trường
C. có điện từ trường D. không tồn tại vật chất nào cả.
25. Chọn phát biểu sai:
A. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian thì nó sinh ra một điện trường cảm ứng mà tự nó tồn tại trong không gian.
B. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian thì nó sinh ra một điện trường xoáy.
C. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian thì nó sinh ra một điện trường biến thiên và ngược lại sự biến thiên của điện trường sẽ sinh ra từ trường biến thiên.
D. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian thì nó sinh ra một điện trường mà chỉ có thể tồn tại trong dây dẫn.
26. Chọn phát biểu sai khi nói về điện từ trường
A. Điện trường và từ trường là hai mặt thể hiện khác nhau của một loại trường duy nhất gọi là điện từ trường .
B. Điện trường biến thiên nào cũng sinh ra từ trường biến thiên và ngược lại.
C. Không thể có điện trường và từ trường tồn tại độc lập.
D. Nam châm vĩnh cửu là một trường hợp ngoại lệ ở đó chỉ có từ trường
27. Khi một điện tích điểm dao động , xung quanh điện tích sẽ tồn tại.
A. điện trường B. từ trường
C. điện từ trường D. trường hấp dẫn
28. Chọn câu sai. Sóng điện từ là sóng:
A. do điện tích sinh ra.
B. do điện tích dao động bức xạ ra.
C. có vectơ dao động vuông góc với phương truyền sóng.
D. có vận tốc truyền sóng bằng vận tốc ánh sáng
29. Chọn câu sai về tính chất của sóng điện từ
A. sóng điện từ truyền được cả trong chân không.
B. sóng điện từ mang theo năng lượng
C. vận tốc truyền của sóng điện từ trong mọi môi trường bằng vận tốc ánh sáng trong chân không.
D.sóng điện từ là sóng ngang, các vectơ \(\overrightarrow{E}\) và \(\overrightarrow{B}\) luôn vuông góc nhau và vuông góc với phương truyền sóng
30. Chọn phát biểu sai khi nói về sóng điện từ
A. Sóng điện từ được đặc trưng bởi tần số hoặc bước sóng, giữa chúng có hệ thức \(\lambda =\frac{c}{f}\)
B. Sóng điện từ cũng có tính chất giống như một sóng cơ học thông thường.
C. Năng lượng của sóng điện từ tỉ lệ với lũy thừa bậc 4 của tần số.
D. Sóng điện từ không truyền được trong chân không.
31. Nhận xét nào về sóng điện từ là sai.
A. Điện tích dao động thì bức xạ sóng điện từ.
B. Tần số của sóng điện từ bằng tần số f của điện tích dao động.
C. Sóng điện từ là sóng dọc
D. Năng lượng sóng điện từ tỉ lệ với lũy thừa bậc 4 của tần số f
32. Sóng điện từ và sóng cơ học không có cùng tính chất nào.
A. giao thoa B. phản xạ
C.truyền được trong chân không D. mang năng lượng
33. Tầng điện li là tầng khí quyển
A. ở độ cao 30km trở lên, chứa các hạt mang điện.
B. ở độ cao 100km trở lên, chứa các ion
C. ở độ cao 50km trở lên, chứa nhiều hạt mang điện và các loại ion
D. ở độ cao 150km trở lên, chứa nhiều hạt mang điện và các loại ion
34. Chọn phát biểu sai khi nói về sóng vô tuyến.
A. Các sóng trung ban ngày chúng bị tầng điện li hấp thụ mạnh nên không truyền xa được, ban đêm chúng bị tầng điện li phản xạ nên truyền được xa.
B. Sóng dài bị nước hấp thụ mạnh
C. Các song cực ngắn không bị tầng điện li hấp thụ hoặc phản xạ , có khả năng truyền đi rất xa theo đường thẳng.
D. Sóng càng ngắn thì năng lượng sóng càng lớn
35. Chọn phát biểu sai khi nói về sóng vô tuyến.
A. Trong thông tin vô tuyến, người ta sử dụng sóng có tần số hàng nghìn Hz trở lên gọi là sóng vô tuyến.
B. Sóng dài và cực dài có bước sóng từ 107m đến 105m
C. Sóng trung có bước sóng từ 103m đến 102m.
D. Sóng cực ngắn có bước sóng từ 10m đến 10-2m
36. Vô tuyến truyền hình dùng sóng.
A. dài và cực dài B. sóng trung C. sóng ngắn D. sóng cực ngắn
37. Sóng được đài phát có công suất lớn có thể truyền đi mọi điểm trên mặt đất là
A. sóng dài và cực dài B. sóng trung C. sóng ngắn D. sóng cực ngắn
38. Chọn đơn vị thích hợp điền vào chỗ trống. Trong thông tin vô tuyến, người ta đã dùng các sóng điện từ có tần số từ hàng nghìn………trở lên
A. Hz B.kHz C.MHz D.GHz
39. Sóng trung là sóng điện từ có tần số.
A. từ 3 MHz đến 30 MHz B. từ 0,3 MHz đến 3 MHz
C. 30 kHz đến 300 kHz D. từ 30 MHz đến 300 MHZ
40. Sóng ngắn là sóng có bước sóng.
A. từ 10m đến 100m B. từ 100m đến 1000m
C. từ 50m đến 100m D. từ 10m đến 50m
41. Để truyền các tín hiệu truyền hình bằng vô tuyến người ta đã dùng các sóng điện từ có tần số khoảng.
A. vài chục Hec B. Vài chục kilô Hec
C. vài chục đến vài trăm mê-ga Hec D. vài trăm giga Hec
42. Khẳng định nào sau đây về sóng vô tuyến là đúng
A. Các sóng dài không được dùng để thông tin dưới nước vì chúng bị nước hấp thu mạnh.
B. Ban ngày nghe ra-đi-ô bằng sóng trung rõ hơn ban đêm.
C. Các đài phát với công suất lớn có thể truyền sóng ngắn đi mọi nơi trên mặt đất.
D. Do các sóng cực ngắn có năng lượng lớn nên chúng truyền được xa trên mặt đất
43. Để thông tin liên lạc giữa các phi hành gia trên vũ trụ với trạm điều khiển dưới mặt đất người ta sủ dụng sóng vô tuyến có bước sóng thuộc khoảng:
A. 100km – 1km B. 1000km – 100km
C. 100m -10m D. 10m – 0,01m
44. Chọn câu trả lời đúng. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330m/s. Tần số của một sóng điện từ có cùng bước sóng với một sóng siêu âm trong không khí có tần số 105Hz có giá trị vào khoảng là
A. 105Hz B. 107Hz C. 109Hz D. 1011Hz
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025