Bài toán ngắt tụ

Cập nhật lúc: 22:02 07-07-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12


Bạn đọc cần phải nhớ công thức tính tổng trở của tụ ghép nối tiếp, song song, cũng như công thức tụ xoay. Đây là dạng bài tập khó.

BÀI TOÁN NGẮT TỤ

Câu 1: Hai tụ điện C1 = C2 mắc song song. Nối hai đầu bộ tụ với ắc qui có suất điện động E = 6 V để nạp điện cho các tụ rồi ngắt ra và nối với cuộn dây thuần cảm L để tạo thành mạch dao động. Sau khi dao động trong mạch đã ổn định, tại thời điểm dòng điện qua cuộn dây có độ lớn bằng một nữa giá trị dòng điện cực đại, người ta ngắt khóa K để cho mạch nhánh chứa tụ C2 hở. Kể từ đó, hiệu điện thế cực đại trên tụ còn lại C1 là:

    A. 3\(\sqrt{3}\) V                   B. 3 V                        C. 3\(\sqrt{5}\) V                   D. \(\sqrt{2}\) V

Câu 2: Mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn dây thuần cảm và hai tụ điện giống hệt nhau ghép nối tiếp. Hai bản của một tụ được nối với nhau bằng khóa K. Ban đầu khóa K mở Cung cấp năng lượng cho  mạch dao động thì điện áp cực đại giữa hai đầu cuộn cảm là 6\(\sqrt{6}\) V. Sau đó vào đúng thời điểm dòng điện qua cuộn dây có cường độ bằng giá trị hiệu dụng thì đóng khóa K. Hiệu điện thế cực đại giũa hai đầu cuộn dây sau khi đóng khóa K

    A. 9\(\sqrt{3}\) (V).               B. 9 (V).                    C. 12 (V).                  D. 12\(\sqrt{6}\) (V)

Câu 3: Một mạch dao động gồm cuộn thuần cảm L và hai tụ C giống nhau mắc nối tiếp. Mạch đang hoạt động thì ở thời điểm năng lượng điện trường gấp đôi năng lượng từ trường thì một tụ bị đánh thủng hoàn toàn. Năng lượng toàn phần của mạch sau đó bằng bao nhiêu lần so với ban đầu?

    A. 2/3                         B. 1/4                         C. 3/4                         D. 1/2

Câu 4: Hai tụ điện C1 = 3C0 và C2 = 6C0 mắc nối tiếp. Nối hai đầu bộ tụ với pin có suất điện động E = 6 V để nạp điện cho các tụ rồi ngắt ra và nối với cuộn dây thuần cảm L tạo thành mạch dao động điện từ tự do. Tại thời điểm dòng điện qua cuộn dây có độ lớn bằng một nửa giá trị dòng điện đạt cực đại, thì người ta nối tắt hai cực của tụ C1. Điện áp cực đại trên tụ C2 của mạch dao động sau đó:

    A. \(\frac{\sqrt{6}}{2}\)                   B. \(\frac{3\sqrt{3}}{2}\)                   C. \(\sqrt{6}\)                     D. \(\sqrt{3}\) V

Câu 5: Một mạch dao động gồm cuộn thuần cảm L và hai tụ C giống nhau mắc nối tiếp. Mạch đang hoạt động thì ở thời điểm năng lượng điện trường bằng một nửa năng lượng từ trường thì một tụ bị đánh thủng hoàn toàn. Năng lượng toàn phần của mạch sau đó bằng bao nhiêu lần so với ban đầu?

    A. 1/6                        B. 5/6                          C. 3/4                          D. 1/4

Câu 6: Mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn dây thuần cảm và hai tụ điện giống hệt nhau ghép nối tiếp. Hai bản của một tụ được nối với nhau bằng khóa K. Ban đầu khóa K mở. Cung cấp năng lượng cho mạch dao động thì điện áp cực đại giữa hai đầu cuộn cảm là 8\(\sqrt{6}\) V. Sau đó vào đúng thời điểm dòng điện qua cuộn dây có cường độ bằng giá trị hiệu dụng thì đóng khóa K. Hiệu điện thế cực đại giũa hai đầu cuộn dây sau khi đóng khóa K

    A. 12\(\sqrt{3}\) (V).             B. 12 (V).                  C. 16 (V).                  D. 14\(\sqrt{6}\) (V)

Câu 7: Hai tụ điện C1 = 3C0 và C2 = 6C0 mắc nối tiếp. Nối hai đầu bộ tụ với pin có suất điện động E = 3 V để nạp điện cho các tụ rồi ngắt ra và nối với cuộn dây thuần cảm L tạo thành mạch dao động điện từ tự do. Tại thời điểm dòng điện qua cuộn dây có độ lớn bằng một nửa giá trị dòng điện đạt cực đại, thì người ta nối tắt hai cực của tụ C1. Điện áp cực đại trên tụ C2 của mạch dao động sau đó:

    A. \(\frac{\sqrt{6}}{2}\)                     B. \(\frac{3\sqrt{3}}{2}\)                   C.\(\sqrt{6}\)                     D. \(\sqrt{3}\) V

Câu 8: Một mạch dao động gồm cuộn thuần cảm L và hai tụ C giống nhau mắc nối tiếp, khóa K mắc ở hai đầu một tụ CMạch đang hoạt động thì ta đóng khóa K ngay tại thời điểm năng lượng điện trường và năng lượng từ trường trong mạch đang bằng nhau. Năng lượng toàn phần của mạch sau đó sẽ:

    A. giảm còn 3/4         B. giảm còn 1/4         C. không đổi                D. giảm còn 1/2

Câu 9: Một mạch dao động gồm cuộn thuần cảm L và hai tụ C1 = 2C2 mắc nối tiếp, (hình vẽ). Mạch đang hoạt động thì ta đóng khóa K ngay tại thời điểm năng lượng trong cuộn cảm triệt tiêu. Năng lượng toàn phần của mạch sau đó sẽ

    A. không đổi.             B. giảm còn 1/3.        C. giảm còn 2/3.          D. giảm còn 4/9.

Câu 10: Mạch dao động điện từ gồm cuộn dây có độ tự cảm L và hai tụ điện giống hệt nhau ghép nối tiếp. Mạch dao động với hiệu điện thế cực đại ở hai đầu cuộn dây là U0, vào lúc năng lượng điện trường trên các tụ bằng năng lượng từ trường trong cuộn dây thì người ta nối tắt một tụ. Hiệu điện thế cực đại trong mạch là bao nhiêu?

    A. \(\frac{Uo\sqrt{3}}{2}\)                    B. \(\frac{Uo}{2}\)                         C.\(Uo\sqrt{\frac{3}{8}}\)                 D. \(\frac{2Uo}{\sqrt{3}}\)

Câu 11: Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn thuần cảm L và hai tụ điện C giống nhau mắc nối tiếp. Mạch đang hoạt động thì ngay tại thời điểm nặng lượng điện trường trong tụ gấp đôi năng lượng từ trường trong cuộn cảm, một tụ bị đánh thủng hoàn toàn. Điện áp cực đại hai đầu cuộn cảm đó sẽ bằng bao nhiêu lần so với lúc đầu?

    A. \(\frac{2}{3}\)                              B. \(\frac{1}{3}\)                             C. \(\frac{1}{\sqrt{3}}\)                       D. \(\frac{2}{\sqrt{3}}\)

Câu 12: Hai tụ C1 = 3C0 và C2 = 6C0 mắc nối tiếp. Nối 2 đầu bộ tụ với pin có suất điện động E =3 V để nạp điện cho các tụ rồi ngắt ra và nối với cuộn dây thuần cảm L tạo thành mạch dao động điện từ tự do.Khi dòng điện trong mạch dao động đạt cực đại thì người ta nối tắt 2 cực của tụ C1. Hiệu điện thế cực đại trên tụ C2 của mạch dao động sau đó là:

    A. 1 V                           B. \(\sqrt{3}\)                      C. 2 V                       D. 3 V

Câu 13: Hai tụ điện C1 = C2 mắc song song. Nối hai đầu bộ tụ với ắc qui có suất điện động E = 10 V để nạp điện cho các tụ rồi ngắt ra và nối với cuộn dây thuần cảm L để tạo thành mạch dao động. Sau khi dao động trong mạch đã ổn định, tại thời điểm dòng điện qua cuộn dây có độ lớn bằng một nữa giá trị dòng điện cực đại, người ta ngắt khóa K để cho mạch nhánh chứa tụ C2 hở. Kể từ đó, hiệu điện thế cực đại trên tụ còn lại C1 là:

    A. 3\(\sqrt{3}\) V                   B. 3 V                           C. 5\(\sqrt{5}\) .V                  D. \(\sqrt{2}\) V

Câu 14: Một mạch dao động gồm cuộn thuần cảm L và hai tụ C giống nhau mắc nối tiếp. Mạch đang hoạt động thì ở thời điểm năng lượng điện trường gấp đôi năng lượng từ trường thì một tụ bị đánh thủng hoàn toàn. Điện tích cực đại trên tụ sau đó bằng bao nhiêu lần so với ban đầu?

   A. \(\frac{2}{3}\)                               B. \(\frac{1}{3}\)                              C. \(\frac{1}{\sqrt{3}}\)                        D. \(\frac{2}{\sqrt{3}}\)

Câu 15: Một mạch dao động gồm cuộn thuần cảm L và hai tụ C1 = 3C0; C2 = 2C0 mắc nối tiếp. Mạch đang hoạt động thì ở thời điểm năng lượng điện trường gấp đôi năng lượng từ trường thì tụ C1 bị đánh thủng hoàn toàn. Điện tích cực đại trên tụ sau đó bằng bao nhiêu lần so với ban đầu?

    A . \(\frac{6}{11}\)                          B. \(\frac{11}{15}\)                            C.  \(\frac{5}{11}\)                         D. \(\frac{4}{5\sqrt{3}}\)

Câu 16: Một mạch dao động gồm cuộn thuần cảm L và hai tụ C giống nhau mắc nối tiếp. Mạch đang hoạt động thì ở thời điểm năng lượng điện trường bằng năng lượng từ trường thì một tụ bị đánh thủng hoàn toàn. Cường độ dòng điện cực đại qua cuộn dây sau đó bằng bao nhiêu lần so với ban đầu?

    A. \(\frac{\sqrt{3}}{2}\)                         B. \(\frac{1}{\sqrt{2}}\)                          C. \(\frac{1}{\sqrt{3}}\)                         D.\(\frac{2}{\sqrt{3}}\)

Câu 17: Một mạch dao động gồm cuộn thuần cảm L và hai tụ C1 = 3C0; C2 = 2C0 mắc song song. Mạch đang hoạt động thì ở thời điểm năng lượng điện trường bằng nửa năng lượng từ trường thì tụ C1 được tháo nhanh khỏi mạch. Cường độ dòng điện cực đại qua cuộn dây sau đó bằng bao nhiêu lần so với ban đầu?

    A. 0,92                        B. 0,89                         C. 0,78                         D. 0,56

Câu 18: Mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn dây thuần cảm và hai tụ điện giống hệt nhau ghép nối tiếp. Hai bản của một tụ được nối với nhau bằng khóa K. Ban đầu khóa K mở Cung cấp năng lượng cho mạch dao động thì điện áp cực đại giữa hai đầu cuộn cảm là 16 V. Sau đó vào đúng thời điểm dòng điện qua cuộn dây có cường độ bằng nửa giá trị cực đại thì đóng khóa K. Hiệu điện thế cực đại giũa hai đầu cuộn dây sau khi đóng khóa K

    A. 8\(\sqrt{3}\) (V).                B. 8 (V).                      C. 4\(\sqrt{5}\) (V).                 D. 16 (V)

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

 1. C ;2. B; 3. A ;4. C ;5. B ; 6B ;7A ;8A; 9C ;10C ;11C ; 12B ; 13C ;14D ;15B ;16A ;17B ;18C

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021