Bài toán cộng điện áp dùng máy tính FX-570ES

Cập nhật lúc: 12:38 19-06-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12


Cộng điện áp dùng phương pháp giản đồ véctơ là phương pháp giải truyền thống nhưng phải nhớ nhiều công thức và sử dụng tốt hình học. còn sử dụng máy tính casio để giải chỉ yêu cầu nhớ quy luật nhưng có ưu điểm nhanh và chính xác.

BÀI TOÁN CỘNG  ĐIỆN ÁP  DÙNG MÁY TÍNH FX-570ES

 

1.Cách 1: Phương pháp giản đồ véc tơ:

 Dùng  Phương pháp  tổng hợp dao động điều hoà ( như dao động cơ học)

 -Ta có:  u1 = U01 \(cos(\omega t+\varphi _{1})\)và u2 = U02\(cos(\omega t+\varphi _{2})\)

 -Thì điện áp tổng trong đoạn mạch nối tiếp: u = u1 +u2 =U01\(cos(\omega t+\varphi _{1})\) +U02\(cos(\omega t+\varphi _{2})\)

 -Điện áp tổng có dạng: u = U0 \(cos(\omega t+\varphi )\)

Với: U02 = U201+ U022 + 2.U02.U01. \(cos(\varphi _{1}-\varphi _{2});tag\varphi =\frac{U_{01}sin\varphi _{1}+U_{02}sin\varphi _{2}}{U_{01}cos\varphi _{1}+U_{02}cos\varphi _{2}}\)

Ví Dụ 1: Cho mạch gồm: Đoạn AM chứa: R, C mắc nối tiếp với đoạn MB chứa cuộn cảm L,r. Tìm uAB = ?Biết: 

2.Cách 2: Dùng máy tính FX-570ES: uAB =uAM +uMB  để xác định U0AB và φ.

a.Chọn chế độ mặc định của máy tính: CASIO fx – 570ES

+Máy CASIO fx–570ES bấm SHIFT MODE 1  hiển thị 1 dòng (MthIO) Màn hình xuất hiện Math.

+ Để thực hiện  phép tính về số phức thì bấm máy : MODE  2  màn hình xuất hiện CMPLX

+ Để tính dạng toạ độ cực : r \(\angle\) φ (ta hiểu là A\(\angle\) φ) ,  Bấm máy tính:SHIFT MODE ‚ 3 2  

+ Để tính dạng toạ độ đề các: a + ib. Bấm máy tính :SHIFT MODE ‚ 3 1  

+ Để cài đặt đơn vị đo góc (Deg, Rad):

    -Chọn đơn vị đo góc là độ (D) ta bấm máy : SHIFT MODE 3   màn hình hiển thị chữ D

    -Chọn đơn vị đo góc là Rad (R) ta bấm máy: SHIFT MODE 4  màn hình hiển thị chữ R

+Để nhập ký hiệu góc  \(\angle\)   ta bấm máy:  SHIFT  (-).

b.Ví dụ: Cho: uAM = 100\(\sqrt{2}cos(100\pi t-\frac{\pi }{3})\)(V)

sẽ biểu diễn 100\(\sqrt{2}\)\(\angle\) -600 hay 100\(\sqrt{2}\)\(\angle\)(-π/3)  

Hướng dẫn nhập Máy tính CASIO fx – 570ES

 -Chọn MODE: Bấm máy: MODE  2     màn hình xuất hiện chữ CMPLX

 -Chọn  đơn vị đo góc là độ (D) ta bấm:  SHIFT MODE 3  trên màn hình hiển thị chữ D

        Nhập máy: 100\(\sqrt{2}\) \(\triangleright\)SHIFT (-)  -60   hiển thị là:    100\(\sqrt{2}\)\(\angle\)  -60

 -Chọn  đơn vị đo góc là Rad (R) ta bấm: SHIFT MODE 4 trên màn hình hiển thị chữ R

        Nhập máy:  100 uSHIFT (-) (-π:3) hiển thị là:  100 \(\sqrt{2}\angle -\frac{1}{3}\pi\)

Kinh nghiệm cho thấy: Nhập với đơn vị độ nhanh hơn đơn vị rad. (vì nhập theo đơn vị rad  phải có dấu ngoặc đơn ‘(‘, ‘)’ nên thao tác nhập lâu hơn, ví dụ: nhập 90 độ  thì nhanh hơn là nhập (π/2)

  Cần chọn chế độ mặc định theo dạng toạ độ cực r \(\angle\) φ  (ta hiểu là A\(\angle\) φ  )

       - Chuyển từ dạng : a + bi sang dạng  A\(\angle\) φ , ta bấm SHIFT 2 3 =

       - Chuyển từ dạng  A\(\angle\) φ sang dạng : a + bi , ta  bấm SHIFT 2 4 =

c. Xác định U0 φ  bằng cách bấm máy tính:

   +Với máy FX570ES : Bấm chọn MODE 2  trên màn hình xuất hiện chữ: CMPLX.

     -Nhập U01, bấm SHIFT (-) nhập φ1; bấm +, Nhập U02 , bấm SHIFT (-) nhập φ2  nhấn =  kết quả.

      (Nếu hiển thị  số phức dạng: a+bi  thì  bấm SHIFT 2  3   =  hiển thị kết quả là: A\(\angle\) φ

  +Với máy FX570MS : Bấm chọn MODE 2 trên màn hình xuất hiện chữ: CMPLX.

     Nhập U01, bấm SHIFT (-) nhập φ1 ;bấm +  ,Nhập U02 , bấm SHIFT (-) nhập φ2   nhấn = 

    Sau đó bấm SHIFT  +  = , ta được A; SHIFT   = ; ta đọc φ ở dạng độ (nếu máy cài chế độ là D:)ta đọc φ ở dạng radian (nếu máy cài chế độ là R:)

+Lưu ý Chế độ hiển thị kết quả trên màn hình:

Sau khi nhập, ấn dấu =  có thể hiển thị kết quả dưới dạng số vô tỉ, muốn kết quả dưới dạng thập phân ta  ấn SHIFT  =   ( hoặc dùng phím S<=>D  ) để chuyển đổi kết quả Hiển thị.

Ví dụ 1 ở trên : Tìm uAB = ? với: uAM = 100\(\sqrt{2}cos(100\pi t-\frac{\pi }{3})(V)\rightarrow U_{0AM}=100\sqrt{2}(V),\varphi _{1}=-\frac{\pi }{3}\) 

uMB = 100\(\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{6})(V)\rightarrow U_{0MB}=100\sqrt{2}(V),\varphi _{2}=\frac{\pi }{6}\) 

Giải 1: Với máy FX570ES : Bấm chọn MODE 2  trên màn hình xuất hiện chữ: CMPLX

  Chọn chế độ máy tính  theo D(độ): SHIFT MODE  3

  Tìm uAB ? Nhập máy:100\(\sqrt{2}\) \(\triangleright\) SHIFT  (-).\(\angle\) (-60) +  100\(\sqrt{2}\) \(\triangleright\) SHIFT  (-) \(\angle\) 30 =

  Hiển thị kết quả : 200\(\angle\)-15 . Vậy uAB = 200\(cos(100\pi t-15^{0})(V)\Rightarrow u_{AB}=200cos(100\pi t-\frac{\pi }{12})\)V

Giải 2: Chọn chế độ máy tính theo R (Radian): SHIFT MODE  4

Tìm uAB? Nhập máy:100\(\sqrt{2}\) \(\triangleright\) SHIFT  (-).\(\angle\) (-π/3) +  100\(\sqrt{2}\) \(\triangleright\) SHIFT  (-) \(\angle\) (π/6) =

  Hiển thị kết quả:  200\(\angle\) /12 . Vậy uAB = 200\(cos(100\pi t-\frac{\pi }{12})(V)\) (V)

d. Nếu cho u1 = U01cos(ωt + φ1) và u = u1 + u2 = U0cos(ωt + φ) .

  Tìm dao động thành phần u2: (Ví dụ hình minh họa bên)

   u2 = u - u1 .với: u2 = U02cos(ωt + φ2). Xác định  U02φ2

*Với máy FX570ES : Bấm chọn MODE 2 

  Nhập U0, bấm SHIFT (-) nhập φ; bấm  - (trừ);  Nhập U01 , bấm SHIFT (-) nhập φ1   nhấn = kết quả.

   (Nếu hiển thị  số phức thì  bấm SHIFT 2  3   =   kết quả trên màn hình là:  U02\(\angle\) φ2

*Với máy FX570MS : Bấm chọn MODE 2  

  Nhập U0 , bấm SHIFT (-) nhập φ ;

bấm  - (trừ); Nhập U01 , bấm SHIFT (-) nhập φ1   nhấn = 

  bấm SHIFT  (+)   = , ta được U02; bấm SHIFT  (=) ; ta được φ2

Ví dụ 2:  Nếu đặt vào hai đầu một mạch điện chứa một điện trở thuần và một cuộn cảm thuần  mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều có biểu thức u = 100\(\sqrt{2}\)cos(ωt + \(\frac{\pi }{4}\)) (V), thì khi đó điện áp hai đầu điện trở thuần có biểu thức uR=100cos(ωt) (V). Biểu thức điện áp giữa hai đầu cuộn cảm thuần sẽ là

  A. uL= 100 cos(ωt + \(\frac{\pi }{2}\))(V).                    B. uL = 100 cos(ωt +\(\frac{\pi }{4}\) )(V).

  C. uL = 100 cos(ωt + \(\frac{\pi }{4}\) )(V).                   D. uL = 100 cos(ωt + \(\frac{\pi }{2}\))(V).

Giải 1: Với máy FX570ES : Bấm chọn MODE 2  trên màn hình xuất hiện chữ: CMPLX

  Chọn chế độ máy tính  theo độ: SHIFT MODE  3

 Tìm uL? Nhập máy:100\(\sqrt{2}\) \(\triangleright\) SHIFT  (-).\(\angle\) (45) -  100 SHIFT  (-). \(\angle\) 0 =

  Hiển thị kết quả : 100\(\angle\) 90  . Vậy uL= 100\(cos(\omega t+\frac{\pi }{2})(V)\)                                    

Chọn A

Giải 2: Chọn chế độ máy tính theo R (Radian): SHIFT MODE  4

Tìm uL? Nhập máy:100\(\sqrt{2}\) \(\triangleright\)  SHIFT  (-).\(\angle\) ((π/4)) -  100 SHIFT  (-). \(\angle\) 0  =

  Hiển thị kết quả:  100\(\angle\) π/2 . Vậy uL= 100\(cos(\omega t+\frac{\pi }{2})(V)\)                                       

Chọn A

Ví dụ 3:  Nếu đặt vào hai đầu một mạch điện chứa một điện trở thuần và một tụ điện mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều có biểu thức  u = 100\(\sqrt{2}\)cos(ωt - \(\frac{\pi }{4}\)) (V), khi đó điện áp hai đầu điện trở thuần có biểu thức uR=100cos(ωt) (V). Biểu thức điện áp giữa hai đầu tụ điện  sẽ là

A. uC = 100 cos(ωt - \(\frac{\pi }{2}\))(V).                      B. uC = 100\(\sqrt{2}\) cos(ωt +\(\frac{\pi }{4}\) )(V).

C. uC = 100 cos(ωt +\(\frac{\pi }{4}\) )(V).                     D. uC = 100\(\sqrt{2}\) cos(ωt +\(\frac{\pi }{2}\) )(V).   

Giải 1: Với máy FX570ES : Bấm chọn MODE 2  trên màn hình xuất hiện chữ: CMPLX

  Chọn chế độ máy tính  theo độ: SHIFT MODE  3

 Tìm uc? Nhập máy:100\(\sqrt{2}\) \(\triangleright\) SHIFT  (-).\(\angle\) (-45) -  100 SHIFT  (-). \(\angle\) 0 =

  Hiển thị kết quả : 100\(\angle\) -π/2 . Vậy  u= 100cos(ωt - \(\frac{\pi }{2}\))(V)                                              

 Chọn A

CHỦ ĐỀ XI: Bài Toán hai đoạn mạch:

1. Hai đoạn mạch điện xoay chiều cùng pha: Hai đoạn mạch AM gồm R1L1C1 nối tiếp và đoạn mạch MB gồm R2L2C2 nối tiếp mắc nối tiếp với nhau, nếu có:    UAB = UAM + UMB 

Þ uAB ; uAM và uMB  cùng pha  Þ  tanφuAB = tanφuAM = tanφuMB

2. Hai đoạn mạch R1L1C1 và R2L2C2 xoay chiều cùng u hoặc cùng i có pha lệch nhau ∆φ:

3.Trường hợp đặc biệt : nếu hai đoạn mạch trên cùng một mạch điện mà có ∆φ = π/2 (vuông pha nhau, lệch nhau một góc 900)  thì: tanφ1.tanφ2 = 1.

VD1:  Mạch điện ở hình 1 có uABuAM lệch pha nhau ∆φ.

Hai đoạn mạch AB và AM có cùng i uAB chậm pha hơn uAM  

     

VD2:  Mạch điện ở hình 2: Khi C = C1 và C = C2 (giả sử C1 > C2) thì i1 và i2 lệch pha nhau Dj

Hai đoạn mạch RLC1 và RLC2 có cùng uAB  

Gọi φ1 và φ2 là độ lệch pha của uAB so với i1i2

thì có φ1 > φ2 => φ1 - φ2 = ∆φ

Nếu I1 = I2 thì φ1 = -φ2 = ∆φ/2

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025