Cập nhật lúc: 15:28 11-07-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12
Xem thêm: Bài tập trắc nghiệm lý thuyết sóng ánh sáng hay và khó có đáp án
700 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SÓNG ÁNH SÁNG( CÓ ĐÁP ÁN )
Câu 1: Chọn câu đúng
A. Sự tần số ánh sáng là sự lệch phương của tia sáng khi đi qua lăng kính
B. Chiếu một chùm sáng trắng qua lăng kính sẽ chỉ có 7 tia đơn sắc có các màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím ló ra khỏi lăng kính
C. Hiện tượng tán sắc xảy ra ở mặt phân cách hai môi trường chiết quang khác nhau.
D. Hiện tượng tán sắc ánh sáng chỉ xảy ra khi chùm ánh sáng đi qua lăng kính.
Câu 2: Chiết suất của thủy tinh đối với các ánh sáng đơn sắc đỏ, vàng, tím lần lượt là nd, nv, nt. Chọn sắp xếp đúng?
A. nd < nt < nv B. nt < nd < nv C. nd < nv < nt D. nt < nv < nd
Câu 3:Chọn phát biểu sai khi nói về ánh sáng đơn sắc
A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có màu sắc xác định trong mọi môi trường.
B. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có tần số xác định trong mọi môi trường.
C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc
D. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có bước sóng xác định trong mọi môi trường.
Câu 4: Chọn câu sai.
A. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng và tần số xác định.
B. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với ánh sáng đơn sắc có bước sóng càng ngắn thì càng lớn.
C. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu sắc và tần số nhất định.
D. Tốc độ truyền của các ánh đơn sắc khác nhau trong cùng một môi trường thì khác nhau.
Câu 5: Chọn câu sai. Sự phân tích chùm ánh sáng trắng đi qua lăng kính thành các tia sáng màu là do
A. Vận tốc của các tia màu trong lăng kính khác nhau
B. Năng lượng của các tia màu khác nhau
C. Tần số sóng của các tia màu khác nhau
D. Bước sóng của các tia màu khác nhau
Câu 6: Trong môi trường có chiết suất n, bước sóng của ánh sáng đơn sắc thay đổi so với trong chân không như thế nào?
A. Giảm n2 lần. B. Giảm n lần. C. Tăng n lần. D. Không đổi.
Câu 7:Chọn câu đúng
A. Tia X do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra
B. Tia X có thể phát ra từ các đèn điện
C. Tia X là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại
D. Tia X có thể xuyên qua tất cả mọi vật
Câu 8: Phát biểu nào sau đây về tia tử ngoại là không đúng?
A. có thể dùng để chữa bệnh ung thư nông.
B. tác dụng lên kính ảnh.
C. có tác dụng sinh ho, $diệt khuẩn, hủy diệt tế bào.
D. có khả năng làm ion hóa không khí và làm phát quang một số chất.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây về tia hồng ngoại là không đúng?
A. Tia hồng ngoại do các vật nung nóng phát ra
B. Tia hồng ngoại làm phát quang một số chất khí.
C. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
D. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn 4.1014 Hz.
Câu 10: Chọn câu sai
A. Những vật bị nung nóng đến nhiệt độ trên 30000C phát ra tia tử ngoại rất mạnh
B. Tia tử ngoại có tác dụng đâm xuyên mạnh qua thủy tinh
C. Tia tử ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng dài hơn bước sóng của tia Rơnghen
D. Tia tử ngoại có tác dụng nhiệt
Câu 11: Chiết suất của một môi trường phụ thuộc vào
A. cường độ ánh sáng B. bước sóng ánh sáng C. năng lượng ánh sáng D. tần số của ánh sáng
Câu 12: Một ánh sáng đơn sắc có tần số f = 4.1014(Hz). Biết rằng bước sóng của nó trong nước là 0,5(mm). Vận tốc của tia sáng này trong nước là:
A. 2.106(m/s) B. 2.107(m/s) C. 2.108(m/s) D. 2.105(m/s)
(END.7660.00)
Câu 13: Chiếu một chùm tia sáng trắng hẹp qua lăng kính, chùm tia ló gồm nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau. Hiện tượng đó được gọi là.
A. Khúc xạ ánh sáng B. Giao thoa ánh sáng C. Tán sắc ánh sáng D. Phản xạ ánh sáng
Câu 14:Vận tốc ánh sáng là nhỏ nhất trong
A. chân không B. nước C. thủy tinh D. không khí
Câu 15: Chọn câu sai. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng
A. có một bước sóng xác định. B. có một tần số xác định.
C. có một chu kỳ xác định. D. có một màu sắc xác định
Câu 16:Chọn câu trả lời sai. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng
A. Có một mầu xác định.
B. Không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
C. Có vận tốc không đổi khi truyền từ môi trường này sang môi trường kia
D. Bị khúc xạ qua lăng kính.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
B. Chiết suất của môi trường trong suốt đối với ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau.
C. Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng chùm sáng trắng khi qua lăng kính bị tách thành nhiều chùm ánh sáng đơn sắc khác nhau.
D. Ánh sáng trắng là tập hợp gồm 7 ánh sáng đơn sắc khác nhau: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
Câu 18: Chiếu tia sáng màu đỏ có bước sóng 660nm từ chân không sang thuỷ tinh có chiết suất n =1,5. Khi tia sáng truyền trong thuỷ tinh có màu và bước sóng là:
A. Màu tím,bươc sóng 440nm B. Màu đỏ,bước sóng 440nm
C. Màu tím,bươc sóng 660nm D. Màu đỏ,bước sóng 660nm
Câu 19:Ánh sáng không có tính chất sau:
A. Có truyền trong chân không. B. Có thể truyền trong môi trường vật chất.
C. Có mang theo năng lượng. D. Có vận tốc lớn vô hạn.
Câu 20:Một bức xạ đơn sắc có tần số f = 4.10 Hz. Bước sóng của nó trong thuỷ tinh là bao nhiêu? Biết chiết suất của thuỷ tinh đối với bức xạ trên là 1,5.
A. 0,64μm. B. 0,50μm C. 0,55μm. D. 0,75μm.
Câu 21: Ánh sáng không có tính chất sau đây:
A. Luôn truyền với vận tốc 3.108m/s . B. Có thể truyền trong môi trường vật chất.
C. Có thể truyền trong chân không. D. Có mang năng lượng.
Câu 22:Khi ánh sáng truyền từ nước ra không khí thì
A. vận tốc và bước sóng ánh sáng giảm. B. vận tốc và tần số ánh sáng tăng.
C. vận tốc và bước sóng ánh sáng tăng . D. bước sóng và tần số ánh sáng không đổi.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây về tia hồng ngoại là không đúng?
A. Tia hồng ngoại do các vật nung nóng phát ra
B. Tia hồng ngoại làm phát quang một số chất khí.
C. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
D. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn 4.1014 Hz.
Câu 24: Chọn câu sai
A. Những vật bị nung nóng đến nhiệt độ trên 30000C phát ra tia tử ngoại rất mạnh
B. Tia tử ngoại có tác dụng đâm xuyên mạnh qua thủy tinh
C. Tia tử ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng dài hơn bước sóng của tia Rơnghen
D. Tia tử ngoại có tác dụng nhiệt
Câu 25: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiết suất của một môi trường ?
A. Chiết suất của một môi trường trong suốt nhất định với mọi ánh sáng đơn sắc là như nhau.
B. Với bước sóng ánh sáng chiếu qua môi trường trong suốt càng dài thì chiết suất của môi trường càng lớn.
C. Chiết suất của một môi trường trong suốt nhất định với mỗi ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau.
D. Chiết suất của các môi trường trong suốt khác nhau đối với một loại ánh sáng nhất định thì có giá trị như nhau.
Câu 26:Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phép phân tích bằng quang phổ ?
A. Phép phân tích quang phổ là phân tích ánh sáng trắng.
B. Phép phân tích quang phổ là phép phân tích thành phần cấu tạo của các chất dựa vào việc nghiên cứu quang phổ của chúng.
C. Phép phân tích quang phổ là nguyên tắc dùng để xác định nhiệt độ của các chất.
D. A, B và C đều đúng.
Câu 27: Điều nào sau đây là sai khi nói về quang phổ liên tục ?
A. Quang phổ liên tục do các vật rắn, lỏng hoặc khí có khối lượng riêng lớn khi bị nung nóng phát ra
B. Quang phổ liên tục là những vạch màu riêng biệt hiện trên một nền tối.
C. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.
D. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng.
Câu 28:Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang phổ vạch hấp thụ ?
A. Quang phổ của Mặt Trời mà ta thu được trên Trái Đất là quang phổ vạch hấp thụ.
B. Quang phổ vạch hấp thụ có thể do các vật rắn ở nhiệt độ cao phát sáng phát ra
C. Quang phổ vạch hấp thụ có thể do các chất lỏng ở nhiệt độ thấp phát sáng phát ra
D. A, B và C đều đúng.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quang phổ vạch phát xạ ?
A. Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối.
B. Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những dải màu biến thiên liên tục nằm trên một nền tối.
C. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó.
D. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì rất khác nhau về số lượng các vạch quang phổ, vị trí các vạch và độ sáng tỉ đối của các vạch đó.
Câu 30: Khi sóng ánh sáng truyền truyền từ một môi trường này sang một môi trường khác thì:
A. Cả tần số lẫn bước sóng đều thay đổi. B. Tần số không đổi, nhưng bước sóng thay đổi.
C. Bước sóng không đổi nhưng tần số thay đổi D. Cả tần số lẫn bước sóng đều thay không đổi.
.....................................................................................................................................................................................
Câu 707:(Chuyên CTB - 5.2012)Trong thí nghiệm I – âng về giao thao ánh sáng, nguồn phát ánh sáng đơn sắc. Vị trí của vân sáng bậc k nào đó cách vân trung tâm đoạn 4mm. Khi dịch chuyển màn quan sát ra xa hai khe thêm một đoạn 50cm thì vân sáng bậc k đó bây giờ dịch đi 1mm so với vị trí lúc đầu. Khoảng cách giữa màn quan sát và hai khe lúc đầu bằng bao nhiêu?
A. 2,5m B. 2,0m C. 3,0m D. 1,5m
Câu 708: (Chuyên CTB - 6.2012)Nhận xét nào sau đây là đúng:
A. Mỗi nguyên tố hoá học chỉ hấp thụ những bức xạ nào mà nó có khả năng phát xạ;
B. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ và thành phần cấu tạo của nguồn sáng;
C. Để thu được quang phổ vạch hấp thụ thì nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục;
D. Quang phổ vạch phát xạ của một chất thì phụ thuộc vào tỉ lệ phần trăm các nguyên tố và cấu tạo phân tử của chất ấy.
Câu 709: (Chuyên CTN - 1.2013)Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự tần số giảm dần là:
A. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn-ghen, tia tử ngoại
B. tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.
C. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.
D. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.
Câu 710: (Chuyên CTN - 1.2013)Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A= 70, chiết suất của lăng kính đối với tia tím là nt= 1,6042. Chiếu vào lăng kính một tia sáng trắng dưới góc tới nhỏ, góc lệch giữa tia ló màu đỏ và tia tím là
= 0,0045rad. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng màu đỏ là:
A. nđ = 1,5872 B. nđ = 1,5798 C. nđ = 1,6005 D. nđ = 1,5672
Câu 711: (Chuyên CVP - 4.2012)Người ta tạo ra tia X bằng cách
A. cho chùm electron có tốc độ lớn đập vào miếng kim loại có nguyên tử lượng lớn.
B. cho chùm electron có mật độ lớn đập vào miếng kim loại có nguyên tử lượng lớn.
C. cho chùm phôtôn có năng lượng lớn đập vào miếng kim loại có nguyên tử lượng lớn.
D. cho chùm phôtôn có cường độ lớn đập vào miếng kim loại có nguyên tử lượng lớn.
Câu 712: (Chuyên CVP - 4.2012)Hiện tượng quang học nào được sử dụng trong máy quang phổ lăng kính? Chọn đáp án đúng.
A. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. B. Hiện tượng giao thoa ánh sáng.
C. Hiện tượng tán sắc ánh sáng. D. Hiện tượng phản xạ ánh sáng.
Câu 713: (Chuyên CVP - 2.2013)Chiếu ánh sáng trắng do một nguồn nóng sáng phát ra vào khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính thì trên tấm kính ảnh (hoặc tấm kính mờ) của buồng ảnh sẽ thu được
A. bảy vạch sáng từ đỏ đến tím, ngăn cách nhau bằng các khoảng tối.
B. ánh sáng trắng
C. các vạch màu sáng, tối xen kẽ nhau.
D. một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.
Câu 714:(Chuyên CVP - 4.2013)Trong thí nghiệm Y- âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe sáng là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2,5m. Ánh sáng đến hai khe là đơn sắc có bước sóng . Trên màn quan sát, xét hai điểm M, N nằm cùng một phía so với vân trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt là 2mm và 8mm. Số vân sáng quan sát được trong đoạn MN là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 4.
Câu 715: (Chuyên CNH - 3.2012)Hiện tượng nào sau đây là không liên quan đến tính chất sóng ánh sáng?
A. Điện tử bị bắn ra khi có ánh sáng chiếu vào.
B. Màu sắc sặc sỡ trên bọt xà phòng.
C. Ánh sáng bị thay đổi phương truyền khi gặp mặt gương.
D. Tia sáng bị gãy khúc khi đi qua mặt phân cách của 2 môi trường.
Câu 716:(Chuyên PBC - 2.2012)Khi cho chùm tia sáng trắng từ Mặt Trời (xem là chùm tia sáng song song và rộng) qua một tấm thủy tinh hai mặt song song trong suốt lại không thấy tán sắc các màu cơ bản là vì:
A. Tấm thủy tinh không tán sắc ánh sáng trắng
B. Vì sau khi tán sắc, các màu đi qua tấm thủy tinh và ló ra ngoài dưới dạng chùm tia chồng chất lên nhau, tổng hợp trở lại nên ta quan sát thấy ánh sáng màu trắng.
C. Ánh sáng trắng của Mặt Trời không phải là ánh sáng kết hợp nên không bị thủy tinh làm tán sắc
D. Tấm thủy tinh không phải là lăng kính nên không làm tán sắc ánh sáng
Câu 717: (Chuyên CVP - 4.2013)Một thấu kính hội tụ có quang tâm là O, đặt trong không khí. Chiết suất của chất làm thấu kính đối với ánh sáng vàng và đỏ tương ứng là \(n_{v}=1,629\) và \(n_{d}=1,618\) . Chiếu hai tia sáng đơn sắc màu vàng và đỏ đến thấu kính theo phương song song với trục chính của thấu kính này, ta thấy hai tia ló tương ứng cắt trục chính của thấu kính tại hai điểm V và Đ với OV = 25cm. Độ dài đoạn VĐ bằng
A. 1,68cm. B. 0,45cm. C. 1,86cm. D. 0,54cm.
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025