30 bài tập mẫu nguyên tử hidro (hay)

Cập nhật lúc: 12:03 23-07-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12


Tài liệu giới thiệu 30 bài tập về nguyên tử Hiđrô có đáp án. Bạn đọc nắm chắc sơ đồ mức năng lượng của nguyên tử Hiđrô sẽ làm tốt dạng bài tập này.

30 BÀI TẬP MẪU NGUYÊN TỬ HIĐRÔ

Câu 1. Mức năng lượng trong nguyên tử hiđrô được xác định bằng biểu thức E = - \(\frac{13,6}{n^{2}}\)với n ∈ N*, trạng thái cơ bản ứng với n = 1. Một đám khí hiđrô đang ở trạng thái kích thích và electron đang ở quĩ đạo dừng N. Tỉ số giữa bước sóng dài nhất và ngắn nhất mà đám khí trên có thể phát ra khi chuyển về trạng thái dừng có mức năng lượng thấp hơn là     

A. 16/9.                   B. 192/7.                   C. 135/7.                         D. 4.

Câu 2. Khi electron ở quĩ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử Hydro được tính theo công thức \(E_{n}=-\frac{13,6}{n^{2}}eV\) (n = 1, 2, 3, ...). Khi electron trong nguyên tử Hydro chuyển từ quĩ đạo dừng thứ n = 3 sang quĩ đạo dừng n = 2 thì nguyên tử Hydro phát ra photon ứng với bức xạ có bước sóng bằng:

A. 0,4350 μm          B. 0,4861 μm           C. 0,6576 μm                  D. 0,4102 μm

Câu 3. Trong nguyên tử Hiđrô, xét các mức năng lượng từ K đến P có bao nhiêu khả năng kích thích để êlêctrôn tăng bán kính quỹ đạo lên 9 lần ?

 A. 1                        B.  2                          C.  3                                D.  4

Câu 4. Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử hidrô, khi êlectron chuyển từ quỹ đạo P về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôton ứng với bức xạ có tần số f1 . Khi êlectron  chuyển từ quỹ đạo P về quỹ đạo L thì nguyên tử phát ra phôtôn ứng với bức xạ có tần số f2. Nếu êlectron chuyển từ quỹ đạo L về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn ứng với bức xạ có tần số:

A. f3 = f1 – f2         B. f3 = f1 + f2                 C.\(f_{3}=\sqrt{{f_{1}}^{2}+{f_{2}}^{2}}\)            D.\(f_{3}=\frac{f_{1}f_{2}}{f_{1}+f_{2}}\)

Câu 5. Vạch quang phổ có tần số nhỏ nhất trong dãy Ban-me là tần số f1. Vạch quang phổ có tần số nhỏ nhất trong dãy Lai-man là tần số f2. Vạch quang phổ trong dãy Lai-man sát với vạch có tần số f2 sẽ có tần số là       

A.   f1 – f2               B.  f1 + f2                    C.  f1f2                           D. \(\frac{f_{1}f_{2}}{f_{1}+f_{2}}\)

Câu 6. Có một đám nguyên tử của một nguyên tố mà mỗi nguyên tử có ba mức năng lượng  EM,  EN,EO Chiếu vào đám nguyên tử này một chùm sáng đơn sắc mà mỗi phôtôn trong chùm có năng lượng là \(\varepsilon =E_{0}-E_{M}\). Ta sẽ thu được bao nhiêu vạch quang phổ:

A. Một vạch.           B. Hai vạch                 C. Ba vạch                     D. Bốn vạch

Câu 7. Mức năng lượng En trong nguyên tử hiđrô được xác định En = - \(\frac{E_{0}}{n^{2}}\)(trong đó n là số nguyên dương, E0 là năng lượng ứng với trạng thái cơ bản). Khi êlectron nhảy từ quỹ đạo thứ ba về quỹ đạo thứ hai thì nguyên tử hiđrô phát ra bức xạ có bước sóng \(\lambda _{0}\). Nếu êlectron nhảy từ quỹ đạo thứ hai về quỹ đạo thứ nhÊt thì bước sóng của bức xạ được phát ra sẽ là

A. \(\frac{1}{15}\lambda _{0}\)                   B. \(\frac{5}{7}\lambda _{0}\)                       C.\(\lambda _{0}\)                                D.\(\frac{5}{27}\lambda _{0}\)

Câu 8. Khi elêctrôn ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được xác định bởi \(E_{n}=-13,6/n^{2}(eV)\)  với n ∈ N* Một đám khí hiđrô hấp thụ năng lượng chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng cao nhất là \(E_{3}\) (ứng với quỹ đạo M). Tỉ số giữa bước sóng dài nhất và ngắn nhất mà đám khí trên có thể phát ra là

A. 32/3.                    B. 32/27.                    C. 32/5.                          D. 27/8.

Câu 9. Nguyên tử hiđtô ở trạng thái cơ bản có mức năng lượng bằng -13,6 eV. Để chuyển lên trạng thái dừng có mức năng lượng -3,4 eV thì nguyên tử hiđrô phải hấp thụ một phôtôn có năng lượng

A. 10,2 eV.               B.12,1 eV.                 C. 13,6 eV.                    D. 5,1 eV.

Câu 10. Gọi \(\varepsilon\)Đ, \(\varepsilon\)L, \(\varepsilon\)T lần lượt là năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ, phôtôn ánh sáng lam và phôtôn ánh sáng tím. Ta có

A. \(\varepsilon\)Đ > \(\varepsilon\)L > \(\varepsilon\)T.       B. \(\varepsilon\)T > \(\varepsilon\)L  >\(\varepsilon\)Đ.           C. \(\varepsilon\)T > \(\varepsilon\)Đ >\(\varepsilon\)L.              D. \(\varepsilon\)L >  \(\varepsilon\)T > \(\varepsilon\)Đ.

Câu 11. Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11 m. Ở một trạng thái kích thích của nguyên tử hiđrô, êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng có bán kính là r = 13,25.10-10 m. Quỹ đạo đó có tên gọi là quỹ đạo dừng

A. N.                          B. M.                            C. O.                              D. P.

Câu 12. Khi êlectron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được xác định bởi công thức  \(E_{n}=-\frac{13,6}{n^{2}}eV\)(với n = 1, 2, 3,…). Khi êlectron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo dừng n = 4 về quỹ đạo dừng n = 2 thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng \(\lambda _{1}\) . Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng n = 3 về quỹ đạo dừng

 n = 1 thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng \(\lambda _{2}\). Mối liên hệ giữa hai bước sóng \(\lambda _{1}\) và \(\lambda _{2}\)  là

A. 128\(\lambda _{2}\)=27\(\lambda _{1}\).        B. 459\(\lambda _{2}\)=2216\(\lambda _{1}\).        C. 127\(\lambda _{1}\)=27\(\lambda _{2}\).             D. 459\(\lambda _{1}\)=2216\(\lambda _{2}\)

Câu 13.Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11 m. Ở một trạng thái kích thích của nguyên tử hiđrô, êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng có bán kính là r = 8,48.10-10 m. Quỹ đạo đó có tên gọi là quỹ đạo dừng

A. P.                           B. N.                             C. O.                              D. M.

Câu 14.Hãy xác định trạng thái kích thích cao nhất của các nguyên tử hiđrô trong trường hợp người ta

chỉ thu được 6 vạch quang phổ phát xạ của nguyên tử hiđrô :

A. Trạng thái L          B. Trạng thái M             C. Trạng thái N             D. Trạng thái O

Câu 15. Trong quang phổ nguyên tử Hidro, khi electron chuyển từ quỹ đạo dừng  P, O, N, M về quỹ đạo dừng  L kết luận nào sau đây là đúng:                     

A. Chênh lệch năng lượng giữa hai mức quỹ đạo dừng P và  L là nhỏ nhất.

B. Chênh lệch năng lượng giữa hai mức quỹ đạo dừng N và  L là nhỏ nhất.

C. Bước sóng của photon phát ra khi electron chuyển từ quỹ đạo dừng P về  L là nhỏ nhất.

D. Bước sóng của photon phát ra khi electron chuyển từ quỹ đạo dừng M về  L là nhỏ nhất.

Câu 16. Theo tiên đề của Bo, khi electron trong nguyên tử hidro chuyển từ quĩ đạo N sang quĩ đạo L thì nguyên tử phát ra photon có bước sóng λ42, khi electron chuyển từ quĩ đạo M sang quĩ đạo L thì nguyên tử phát ra photon có bước sóng λ32, khi electron chuyển từ quĩ đạo N sang quĩ đạo M thì nguyên tử phát ra photon có bước sóng λ43. Biểu thức xác định λ43 là: 

A. \(\lambda _{43}=\frac{\lambda _{42}\lambda _{32}}{\lambda _{42}-\lambda _{32}}\)         B.\(\lambda _{43}=\frac{\lambda _{42}\lambda _{32}}{\lambda _{32}-\lambda _{42}}\)         C.  \(\lambda _{43}=\frac{\lambda _{32}-\lambda _{42}}{\lambda _{42}\lambda _{32}}\)       D.\(\lambda _{43}=\frac{\lambda _{42}\lambda _{32}}{\lambda _{42}+\lambda _{32}}\)

Câu 17.  Đối với nguyên tử Hyđrô , biểu thức nào dưới đây chỉ ra bán kính r của quỹ đạo dừng ( thứ n ) của nó : ( n là lượng tử số , ro là bán kính của Bo )

 A. r = nro                           B. r = n2ro                          C. r2 = n2ro                        D. \(r=n{r_{0}}^{2}\)

Câu 18. Khi electron ở quĩ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử Hydro được tính theo công thức \(E_{n}=-\frac{13,6}{n^{2}}\) eV (n = 1, 2, 3, ...). Khi electron ở trạng thái cơ bản được kích thích chuyển lên trạng thái có bán kính quỹ đạo tăng lên 9 lần. Khi chuyển dời về mức cơ bản thì phát ra bước sóng của bức xạ có năng lượng lớn nhất là:

A. 0,103 μm                      B. 0,203 μm                         C. 0,13 μm                          D. 0,23 μm

Câu 19. Xét ba mức năng lượng \(E_{K}<E_{L}<E_{M}\)  của nguyên tử Hiđro. Cho biết \(E_{L}-E_{K}>E_{M}-E_{L}\). Xét ba vạch quang phổ ứng với ba sự chuyển mức như sau:Vạch \(\lambda _{LK}\) ứng với sự chuyển EL→EK ,Vạch \(\lambda _{ML}\) ứng với sự chuyển EM→EL ,Vạch \(\lambda _{MK}\)ứng với sự chuyển EM→EK. Hãy chọn cách sắp xếp đúng .

A. \(\lambda _{LK}\)<\(\lambda _{ML}\)<\(\lambda _{MK}\)        B.\(\lambda _{LK}\) >\(\lambda _{ML}\)>\(\lambda _{MK}\)           C.\(\lambda _{MK}\)<\(\lambda _{LK}\)<\(\lambda _{ML}\)           D. \(\lambda _{MK}\)>\(\lambda _{LK}\)>\(\lambda _{ML}\)

Câu 20. Theo tiên đề về trạng thái dừng của Bo, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Bình thường, nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất gọi là trạng thái cơ bản.
B. Ở trạng thái dừng, nguyên tử luôn bức xạ do êlectron luôn chuyển động quanh hạt nhân.
C. Trong các trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ.
D. Nguyên tử chỉ tồn tại trong những trạng thái có năng lượng xác định gọi là trạng thái dừng.

Câu 21. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s. Khi nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng -1,514 eV sang trang thái dừng có năng lượng -3,407 eV thì nguyên tử phát ra bức xạ có tần số:  

A. 2,571.1013 Hz.               B. 4,572.1014Hz.                 C. 3,879.1014Hz.                D. 6,542.1012Hz.

Câu 22. Mức năng lượng trong nguyên tử hiđrô được xác định bằng biểu thức \(E=-\frac{13,6}{n^{2}}\) với (n = 1, 2, 3,…). trạng thái cơ bản ứng với n = 1. Khi nguyên tử chuyển từ mức năng lượng O về N thì phát ra phôtôn có bước sóng λ0. Khi nguyên tử hấp thụ một phô tôn có bước sóng λ nó chuyển từ mức năng lượng K lên mức năng lượng M. So với λ0 thì λ

A. nhỏ hơn \(\frac{3200}{81}\) lần          B. nhỏ hơn \(\frac{81}{3200}\)  lần            C. lớn hơn 25 lần               D. lớn hơn  \(\frac{81}{1600}\) lần

Câu 23. Nguyên tử hidrô đang ở trạng thái có năng lượng E4 về mức năng lượng E3 và E2 lần lượt phát ra phôtôn có tần số f43 và f32. Khi nguyên tử hiđrô có năng lượng E4 trở về trạng thái mức năng lượng E2 thì nó phát ra một phôtôn có tần số là

A. f42 = f43 - f32                  B. f42 < f43.                           C. f42 < f32.                       D. f42 = f43 + f32

Câu 24 . Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bo là ro = 5,3.10-11m. Bán kính quỹ đạo dừng N là

A. 47,7.10-11m.                   B. 84,8.10-11m.                     C. 21,2.10-11m.                  D. 132,5.10-11m.

Câu 25. Theo tiên đề của Bo, khi êlectron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo L sang quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ21, khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M sang quỹ đạo L thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ32 và khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M sang quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ31. Biểu thức nào sau đây là  đúng ?

A.\(\frac{1}{\lambda _{31}}=\frac{1}{\lambda _{21}}+\frac{1}{\lambda _{32}}\) .        B. λ31 = λ32 - λ21.                 C. λ3132 + λ21.            D. \(\frac{1}{\lambda _{21}}=\frac{1}{\lambda _{32}}+\frac{1}{\lambda _{31}}\)

Câu 26. Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái kích thích mà êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng L. Khi êlectron chuyển về các quỹ đạo dừng bên trong thì quang phổ vạch phát xạ của đám nguyên tử đó có bao nhiêu vạch?

A. 3.                                       B. 1.                                       C. 6.                                  D. 4.

Câu 27. Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của êlectron trong nguyên tử hiđrô là r0. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo O về quỹ đạo M thì bán kính quỹ đạo giảm bớt

A. 12r0.                                 B. 4r0.                                     C. 9r0.                              D. 16r0.

Câu 28. Trong nguyên tử hidro khi êlectron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được xác định bởi công thức \(E_{n}=-\frac{13,6}{n^{2}}eV\)  (với n = 1, 2, 3,…).. Khi e chuyển từ quỹ đạo N về L thì phát bức xạ λ1, khi từ quỹ đạo O về M thì phát λ2. Tìm tỷ số λ1/ λ2.

A. \(\frac{\lambda _{1}}{\lambda _{2}}=\frac{256}{675}\)                       B.\(\frac{\lambda _{1}}{\lambda _{2}}=\frac{675}{256}\)                         C.\(\frac{\lambda _{1}}{\lambda _{2}}=\frac{275}{256}\)                    D.\(\frac{\lambda _{1}}{\lambda _{2}}=\frac{275}{257}\)

Câu 29 .  Chọn câu trả lời đúng. Nguyên tử hiđrô ở trạng thái có năng lượng En ( n > 1) sẽ có khả năng phát ra:

A. Tối đa n vạch phổ                                                           B. Tối đa n – 1 vạch phổ.

C. Tối đa n(n – 1) vạch phổ.                                               D. Tối đa \(\frac{n(n-1)}{2}\) vạch phổ.

Câu 30 . Chọn mệnh đề đúng khi nói  về quang phổ vạch của nguyên tử H

A.Bức xạ có bước sóng dài nhất ở dãy Banme ứng với sự di chuyển của e từ quỹ đạo M về quỹ đạo L.

B.Bức xạ có bước sóng dài nhất ở dãy Lyman ứng với sự di chuyển của e từ quỹ đạo P về quỹ đạo K

C.Bức xạ có bước sóng ngắn nhất ở dãy Lyman ứng với sự di chuyển của e từ quỹ đạo L về quỹ đạo K

D.Bức xạ có bước sóng ngắn nhất ở dãy Pasen ứng với sự di chuyển của e từ quỹ đạo N về quỹ đạo M

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025