190 bài tập trắc nghiệm hiện tượng quang điện (có đáp án)

Cập nhật lúc: 21:39 23-07-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12


Sử dụng công thức Anhxtanh và 3 định luật quang điện bạn đọc sẽ làm được các dạng bài tập này.

190  BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN (có đáp án)

Câu 1.   Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng quang điện?

  A. Êlectron bứt ra khỏi kim loại bị nung nóng.

  B. Êlectron bật ra khỏi kim loại khi có ion đập vào.

  C. Êlectron bị bật ra khỏi kim loại khi kim loại có điện thế lớn.

  D. Êlectron bật ra khỏi mặt kim loại khi chiếu tia tử ngoại vào kim loại

Câu 2.   Biết giới hạn quang điện của Natri là 0,45µm. Chiếu một chùm tia tử ngoại vào tấm Na tích điện âm đặt trong chân không thì:

  A. Điện tích âm của tấm Na mất đi.              B. Tấm Na sẽ trung hoà về điện.

  C. Điện tích của tấm Na không đổi.              D. Tấm Na tích điện dương.

Câu 3.   Khi chiếu liên tục 1 tia tử ngoại vào tấm kẽm tích điện âm gắn trên một điện nghiệm thì 2 lá của điện nghiệm sẽ:

  A. Xòe thêm ra.                                             B. Cụp bớt lại.             

  C. Xòe thêm rồi cụp lại.                                D. Cụp lại rồi xòe ra.

Câu 4.   Chọn câu đúng.

  A. Khi chiếu ánh sáng đơn sắc vào bề mặt một tấm kim loại thì nó làm cho các electron quang điện bật ra.

  B. Hiện tượng xảy ra khi chiếu ánh sáng đơn sắc vào bề mặt tấm kim loại gọi là hiện tượng quang điện.

  C. Ở bên trong tế bào quang điện, dòng quang điện cùng chiều với điện trường.

  D. Ở bên trong tế bào quang điện, dòng quang điện ngược chiều với điện trường.

Câu 5.   Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi liên tục chiếu chùm tia tử ngoại vào tấm kẽm cô lập tích điện âm.

  A. Tấm kẽm mất dần êlectron và trở nên trung hoà điện.

  B. Tấm kẽm mất dần điện tích âm và trở thành mang điện dương.

  C. Tấm kẽm vẫn tích điện tích âm như cũ.

  D. Tấm kẽm tích điện âm nhiều hơn.

Câu 6.   Biết giới hạn quang điện của kẽm là 0,35µm. Chiếu một chùm tia hồng ngoại vào lá kẽm tích điện âm thì:

  A. Điện tích âm của lá kẽm mất đi.               B. Tấm kẽm sẽ trung hoà về điện.

  C. Điện tích của tấm kẽm không đổi.            D. Tấm kẽm tích điện dương.

Câu 7.   Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc vào một tấm kim loại chưa tích điện, được đặt cô lập với các vật khác. Nếu hiện tượng quang điện xảy ra thì:

  A. Sau một khoảng thời gian, các êlectron tự do của tấm kim loại bị bật hết ra ngoài.

  B. Các êlectron tự do của tấm kim loại bị bật ra ngoài nhưng sau một khoảng thời gian, toàn bộ các êlectron đó quay trở lại làm cho tấm kim loại vẫn trung hòa điện.

  C. Sau một khoảng thời gian, tấm kim loại đạt đến trạng thái cân bằng động và tích một lượng điện âm xác định.

  D. Sau một khoảng thời gian, tấm kim loại đạt được một điện thế cực đại và tích một lượng điện dương xác định.

Câu 8.   Chiếu ánh sáng có bước sóng 0,50µm vào 4 tế bào quang điện có catod lần lượt bằng canxi, natri, kali và xêsi. Hiện tượng quang điện sẽ xảy ra ở:

  A. một tế bào              B. hai tế bào              C. ba tế bào         D. cả bốn tế bào

Câu 9.   Chọn câu sai trong các câu sau:

  A. Hiện tượng quang điện chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt.

  B. Hiện tượng giao thoa chứng minh ánh sáng chỉ có tính sóng.

  C. Khi bước sóng càng dài thì năng lượng photon ứng với chúng có năng lượng càng lớn.

  D. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại có tính chất hạt.

Câu 10.   Trong trường hợp nào sau đây có thể xảy ra hiện tượng quang điện khi chiếu tia tử ngoại.

  A. Tấm kẽm đặt chìm trong nước.                 B. Chất diệp lục của lá cây.

  C. Hợp kim kẽm – đồng                                D. Tấm kẽm có phủ nước sơn.

Câu 11.   Giới hạn quang điện của một hợp kim gồm bạc, đồng và kẽm sẽ là:

  A. 0,26 µm                  B. 0,30µm                 C. 0,35µm                  D. 0,40µm

Câu 12.   Chiếu ánh sáng đơn sắc vào mặt một tấm vật liệu thì thấy có electron bật ra. tấm vật liệu đó chắc chắn phải là:

  A. Kim loại sắt            B. Kim loại kiềm       C. Chất cách điện      D. Chất hữu cơ.

Câu 13.   Hiện tượng quang điện là:

  A. Hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào nó.

  B. Hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi tấm kim loại bị nung đến nhiệt độ cao.

  C. Hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi tấm kim loại bị nhiễm điện do tiếp xúc với một vật đã bị nhiễm điện khác.

  D. Hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại do bất kỳ nguyên nhân nào khác.

Câu 14.   Người ta không thấy có electron bật ra khỏi mặt kim loại chiếu chùm ánh sáng đơn sắc vào nó. Đó là vì:

  A. Chùm ánh sáng có cường độ quá nhỏ.

  B. Kim loại hấp thụ quá ít ánh sáng đó.

  C. Công thoát của electron nhỏ so với năng lượng của photon.

  D. Bước sóng của ánh sáng lớn hơn so với giới hạn quang điện.

Câu 15.   Phát biểu nào sau đây là sai?

  A. Giả thuyết sóng ánh sáng không giải thích được hiện tượng quang điện.

  B. Trong cùng môi trường ánh sáng truyền với vận tốc bằng vân tốc của sóng điện từ.

  C. Ánh sáng có tính chất hạt, mỗi hạt ánh sáng được gọi là một phô tôn.

  D. Thuyết lượng tử ánh sáng chứng tỏ ánh sáng có bản chất sóng.

Câu 16.   Chọn câu sai.

  A. Các định luật quang điện hoàn toàn phù hợp với tính chất sóng của ánh sáng.

  B. Thuyết lượng tử do Planck đề xướng.

  C. Anhxtanh cho rằng ánh sáng gồm những hạt riêng biệt gọi là photon.

  D. Mỗi photon bị hấp thụ sẽ truyền hoàn toàn năng lượng của nó cho một electron.

Câu 17.   Giới hạn quang điện l0 của natri lớn hơn giới hạn quang điện của đồng vì:

  A. Natri dễ hấp thu phôtôn hơn đồng.

  B. Phôtôn dễ xâm nhập vào natri hơn vào đồng.

  C. Để tách một êlectron ra khỏi bề mặt tấm kim loại làm bằng natri thì cần ít năng lượng hơn khi tấm kim loại làm bằng đồng.

  D. Các êlectron trong miếng đồng tương tác với phô tôn yếu hơn là các êlectron trong miếng natri.

Câu 18.   Chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc vào một tấm kẽm. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra nếu ánh sáng có bước sóng:

  A. 0,1 µm                    B. 0,2µm                    C. 0,3µm                       D. 0,4µm

Câu 19.   Chọn câu sai. Các hiện tượng liên quan đến tính chất lượng tử của ánh sáng là:

  A. Hiện tượng quang điện.                             B. Sự phát quang của các chất.

  C. Hiện tượng tán sắc ánh sáng.                     D. Tính đâm xuyên.

Câu 20.   Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì kết luận nào sau đây là sai?

  A. Nguyên tử hay phân tử vật chất hấp thu hay bức xạ ánh sáng thành từng lượng gián đoạn.

  B. Mỗi phôtôn mang một năng lượng e = hf.

  C. Cường độ chùm sáng tỉ lệ với số phôtôn trong chùm.

  D. Khi ánh sáng truyền đi, các phôtôn bị thay đổi độ tương tác với môi trường.

Câu 21.   Trong hiện tượng quang điện ngoài, vận tốc ban đầu của êlectron quang điện bật ra khỏi kim loại có giá trị lớn nhất ứng với êlectron hấp thụ:

  A. Toàn bộ năng lượng của phôtôn.                 B. Nhiều phôtôn nhất.

  C. Được phôtôn có năng lượng lớn nhất.        D. Phôtôn ngay ở bềmặt kim loại.

Câu 22.   Chọn câu đúng. Electron quang điện có động năng ban đầu cực đại khi:

  A. Photon ánh sáng tới có năng lượng lớn nhất.                                

  B. Công thoát của electron có năng lượng nhỏ nhất.

  C. Năng lượng mà electron thu được là lớn nhất.                               

  D. Năng lượng mà electron bị mất đi là nhỏ nhất.

Câu 23.   Chọn các cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa: “Theo thuyết lượng tử: Những nguyên tử hay phân tử vật chất …………… ánh sáng một cách ……………… mà thành từng phần riêng biệt mang năng lượng hoàn toàn xác định ……………ánh sáng”.

  A. Không hấp thụ hay bức xạ, liên tục, tỉ lệ thuận với bước sóng.

  B. Hấp thụ hay bức xạ, liên tục, tỉ lệ thuận với tần số.

  C. Hấp thụ hay bức xạ, không liên tục, tỉ lệ nghịch với bước sóng.

  D. Không hấp thụ hay bức xạ, liên tục, tỉ lệ nghịch với tần số.

Câu 24.   Xét các hiện tượng sau của ánh sáng:1 - Phản xạ ; 2 - Khúc xạ ; 3 - Giao thoa; 4 - Tán sắc

  5 - Quang điện ; 6 - Quang dẫn. Bản chất sóng của ánh sáng có thể giải thích được các hiện tượng

  A. 1, 2, 5                     B. 3, 4, 5, 6               C. 1, 2, 3, 4                   D. 5, 6

Câu 25.   Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về lượng tử ánh sáng?

  A. Những nguyên nhân tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục mà theo từng phần riêng biệt, đứt quãng.

  B. Chùm ánh sáng là dòng hạt, mỗi hạt gọi là một photon.

  C. Năng lượng của các photon ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng.

  D. Khi ánh sáng truyền đi, các lượng tử ánh sáng không bị thay đổi, không phụ thuộc khoảng cách tới nguồn sáng.

Câu 26.   Chọn câu sai.

  A. Phôtôn có năng lượng.                                  

  B. Phôtôn có động lượng.

  C. Phôtôn mang điện tích +1e.                                     

  D. Phôtôn chuyển động với vận tốc ánh sáng.

Câu 27.   Chọn câu sai.

  A. Photon có năng lượng.                                   B. Photon có động lượng.

  C. Photon có khối lượng.                                   D. Photon không có điện tích.

Câu 28.   Theo thuyết lượng từ ánh sáng thì năng lượng của:

  A. Một phôtôn bằng năng lượng nghỉ của một êlectrôn (êlectron).

  B. Một phôtôn phụ thuộc vào khoảng cách từ phôtôn đó tới nguồn phát ra nó.

  C. Các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau

  D. Một phôtôn tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với phôtôn đó.

Câu 29.   Lượng tử năng lượng là lượng năng lượng:

  A. Nhỏ nhất mà một nguyên tử có được.

  B. Nhỏ nhất không thể phân chia được nữa.

  C. Của một hạt ánh sáng mà nguyên tử hay phân tử vật chất trao đổi với một chùm bức xạ.

  D. Của một chùm bức xạ khi chiếu đến bề mặt một tấm kim loại.

Câu 30.   Câu nào diễn đạt nội dung của thuyết lượng tử?

  A. Mỗi nguyên tử hay phân tử chỉ bức xạ năng lượng một lần.

  B. Vật chất có cấu tạo rời rạc bời các nguyên tử và phân tử.

  C. Mỗi nguyên tử hay phân tử chỉ bức xạ được một loại lượng tử.

  D. Mỗi lần nguyên tử hay phân tử bức xạ hay hấp thụ năng lượng thì nó phát ra hay thu vào một lượng tử năng lượng.

SƠ LƯỢC VỀ LASER

Câu 176.   Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây?

  A. Độ đơn sắc cao       B. Công suất lớn       C. Cường độ lớn        D. Độ định hướng cao

Câu 177.   Tia laze rubi có sự biến đổi dạng năng lượng nào dưới đây thành quang năng?

  A. Điện năng               B. Quang năng          C. Nhiệt năng             D. Cơ năng

Câu 178.   Hiệu suất của một laze.

  A. Nhỏ hơn 1              B. Bằng 1                   C. Lớn hơn 1             D. Rất lớn so với 1

Câu 179.   Chọn câu sai khi nói về một chùm tia laze:

  A. Mỗi tia laze có nhiều màu sắc sặc sỡ        B. Mỗi tia laze là 1 chùm sáng kết hợp

  C. Mỗi tia laze có tính định hướng cao          D. Mỗi tia laze có tính đơn sắc cao

Câu 180.   Một phôtôn có năng lượng 1,79eV bay qua hai nguyên tử có mức kích thích 1,79eV nằm trên cùng phương với phôtôn tới. Các nguyên tử này có thể ở trạng thái cơ bản hoặc trạng thái kích thích. Gọi x là số phôtôn có thể thu được sau đó, theo phương của phôtôn tới. Hãy chỉ ra đáp số sai.

  A. x = 3                       B. x = 0                      C. x = 1                         D. x = 2

Câu 181.   Trong thí nghiệm đo khoảng cách từ trái đất tới mặt trăng bằng laze người ta đã sử dụng laze có bước sóng λ = 0,52μm. Thiết bị sử dụng để đo là một máy vừa có khả năng phát và thu các xung laze. Người ta nhận thấy khoảng thời gian phát và nhận được xung cách nhau 2,667s. Hãy xác định khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng.

  A. 4.105m                    B. 4.105km                C. 8.105m                      D. 8.105km

Câu 182.   Trong thí nghiệm đo khoảng cách từ trái đất tới mặt trăng bằng laze người ta đã sử dụng laze có bước sóng λ = 0,52μm. Thiết bị sử dụng để đo là một máy vừa có khả năng phát và thu các xung laze. Biết thời gian kéo dài của xung là 100ns, năng lượng mỗi xung là 10kJ. Công suất chùm laze.

  A. 10-1W                      B. 10W                      C. 1011W                       D. 108W

Câu 183.   Trong thí nghiệm đo khoảng cách từ trái đất tới mặt trăng bằng laze người ta đã sử dụng laze có bước sóng λ = 0,52μm. Thiết bị sử dụng để đo là một máy vừa có khả năng phát và thu các xung laze. Biết năng lượng mỗi xung là 10kJ. Tính số photon phát ra trong mỗi xung.

  A. 2,62.1022 hạt           B. 0,62.1022 hạt         C. 262.1022 hạt              D. 2,62.1012 hạt

Câu 184.   Trong thí nghiệm đo khoảng cách từ trái đất tới mặt trăng bằng laze người ta đã sử dụng laze có bước sóng λ = 0,52μm. Thiết bị sử dụng để đo là một máy vừa có khả năng phát và thu các xung laze. Biết thời gian kéo dài của xung là 100ns. Tính độ dài mỗi xung.

  A. 300m                      B. 0,3m                        C. 10-11m                        D. 30m.

Câu 185.   Laze A phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,45µmvới công suất 0,8W. Laze B phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,60µm với công suất 0,6W. Tỉ số giữa số phôtôn của laze B và số phôtôn của laze A phát ra trong mỗi giây là:

  A. 1                             B. 20/9                         C. 2                                 D. 3/4

Câu 186.   Người ta dùng một laze nấu chảy một tấm thép 1 kg. Công suất chùm là P = 10 W. Nhiệt độ ban đầu của tấm thép là t0 = 300Khối lượng riêng của thép là D = 7800 kg/m3; nhiệt dung riêng của thép là c = 448 J/kg.độ. Nhiệt nóng chảy của thép là L = 270 kJ/kg; điểm nóng chảy của thép là TC= 15350C.Thời gian tối thiểu để tan chảy hết tấm thép là:

  A. 9466,6 s                  B. 94424 s                  C. 9442,4 s                      D. 94666 s

Câu 187.   Người ta dùng một laze hoạt động dưới chế độ liên tục để khoan một tấm thép. Công suất chùm là P = 10 W. Đường kính của chùm sáng là d = 1mm, bề dày của tấm thép là e = 2mm. Nhiệt độ ban đầu của tấm thép là t0 = 300C.Khối lượng riêng của thép là D = 7800 kg/m3; nhiệt dung riêng của thép là c = 448 J/kg.độ. Nhiệt nóng chảy của thép là L = 270 kJ/kg; điểm nóng chảy của thép là TC= 15350C.Thời gian tối thiểu đểkhoan là:

  A. 1,16 s                       B. 2,12 s                      C. 2,15 s                       D. 2,275 s

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025