160 bài tập trắc nghiệm lý thuyết sóng cơ- sóng âm

Cập nhật lúc: 21:20 16-06-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12


Hơn 160 câu trắc nghiệm lý thuyết của chương sóng cơ, sóng âm sẽ giúp bạn đọc nắm trắc kiến thức bài học và làm bài tập tốt hơn. tránh sai sót nhiều hơn.

160 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT SÓNG CƠ – SÓNG ÂM

 

1. Tìm phát biểu sai:

A. Sóng truyền đi không tức thời.

B. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền dao động.

C. Sóng truyền đi mang theo vật chất của môi trường.

D. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng

2. Câu nào dưới đây là sai:

A. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền dao động trong môi trường đàn hồi.

B. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng

C. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền pha dao động.

D. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền các phần tử vật chất.

3. Cho:  I. Tần số dao động của nguồn.                 II. Tần số dao động của phần tử vật chất nơi sóng truyền qua.

             III. Hiệu số của hai tần số ở I và II.          IV. Tổng hai tần số ở I và II

        Tần số dao động là:

A. I và II                B. I, II và III               C. I và IV                  D. I và III

4. Sóng ngang là sóng có phương dao động của các phần tử vật chất:

A. Cùng phương với phương truyền sóng.                                                

B. Luôn nằm ngang.

C. Luôn nằm ngang và vuông góc với phương truyền sóng.                   

D. Vuông góc với phương truyền sóng

5. Sóng ngang là sóng có đặc điểm:

A. Phương dao động không song song với phương truyền sóng.

B. Phương dao động song song với phương truyền sóng.

C. Phương dao động vuông góc với phương truyền sóng.

D. Phương nằm ngang và vuông góc với phương truyền sóng.

6. Sóng ngang truyền được trong các loại môi trường nào:

A. Cả rắn lỏng khí                                                                  

B. Chỉ truyền được trong chất rắn.

C. Truyền được trong chất rắn và bề mặt chất lỏng.             

D. Truyền được trong môi trường rắn và lỏng

7. Sóng dọc là sóng có phương dao động của các phần tử vật chất:

A. Cùng phương với phương truyền sóng       

B. Luôn hướng theo phương thẳng đứng.

C. Vuông góc với phương truyền sóng

D. Luôn hướng theo phương thẳng đứng và cùng phương với phương truyền sóng           

8. Sóng dọc là sóng có phương dao động:

A. Vuông góc với phương truyền sóng                         B. Dọc theo phương truyền sóng           

C. Là phương thẳng đứng                                              D. Là phương ngang

 9. Sóng dọc truyền được trong các loại môi trường nào:

A. Cả rắn, lỏng và khí                                                       

B. Chỉ truyền được trong chất rắn                

C. Truyền được trong chất rắn và bề mặt chất lỏng.        

D. Truyền được trong môi trường rắn và lỏng

10. Chọn câu đúng:

A. Chỉ có chất khí mới truyền được sóng dọc.                

B. Sóng truyền trên mặt nước là sóng ngang.

C. Khi sóng truyền thì vật chất cũng truyền theo.           

D. Vận tốc truyền sóng không phụ thuộc vào môi trường

11. Vận tốc truyền sóng là:

A. Vận tốc dao động của các phần tử vật chất                      

B. Vận tốc dao động của nguồn sóng.     

C. Vận tốc truyền pha dao động      

D.  Vận tốc truyền pha dao động và vận tốc dao động của các phần tử vật chất                      

12. Sóng cơ truyền từ không khí vào chất lỏng thì đại lượng nào không đổi:

A. Vận tốc                    B. Tần số                           C. Bước sóng                           D. Biên độ

13. Cho : I. Biên độ của sóng       II. Tần số của sóng      III. Tính chất của môi trường          IV. Áp suất và nhiệt độ

Vận tốc truyền sóng phụ thuộc yếu tố nào dưới đây:

 A. I và II                    B. I và III                       C. II và III                            D. III và IV  

14. Cho: I. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất theo phương truyền sóng dao động cùng pha với nhau.

             II. Hai lần khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất theo phương truyền sóng dao động ngược pha nhau.

            III.Quãng đường sóng đi được trong một chu kì.

           IV.Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất theo phương truyền sóng dao động ngược pha với nhau.

Vậy bước sóng là :

A. I và III                    B. I và II                             C. I, II và III                              D. cả I , II, III và IV

15. Đoạn nào trên hình vẽ là một bước sóng:

A. Đoạn NK.               B. Đoạn KL                        C. Đoạn NP                               D. Đoạn NL

16. Cho: I. v = λ.f           II. v = λ/T         III. \(v=\frac{2\pi \lambda }{\omega }\)               IV. \(v=\frac{\omega \lambda }{2\pi }\)

Công thức vận tốc truyền sóng là:

A. I và II                    B. I, II và III                    C. I, II và IV                          D. I, II, III và IV

17. Với một sóng nhất định, vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào:

A. Biên độ truyền sóng                   B. Chu kì sóng                  

C. Tần số sóng                                D. Môi trường truyền sóng

18. Một dao động u = a.cos(ωt + φ) truyền đi trong một môi trường đàn hồi với vận tốc v. Bước sóng λ thỏa mãn hệ thức nào dưới đây.

A. \(\lambda =\frac{2\pi v}{\omega }\)                     B. \(\lambda =\frac{\omega v}{2\pi }\)                         C. \(\lambda =\frac{\omega }{2\pi v}\)                D.\(\lambda =\frac{2\pi\omega }{ v}\)

19. Phương trình dao động tại diêm O có dạng u0 = 5cos(200πt) (mm). CHu kì dao động tại điểm O là:

A. 0,01s                            B. 0,01π s                             C. 100 s                        D.100π  s

20. Sóng truyền tại mặt chất lỏng với vận tốc truyền sóng 0,9m/s, Khoảng cách giữa hai gợn sóng lien tiếp là 2cm. Tần số của sóng là:

A. 0,45 Hz                         B. 1,8 Hz                             C. 45 Hz                        D. 90 Hz

21. Một người quan sát chiếc phao trên mặt biển thấy nó nhô cao lên 5 lần trong 8 giây và thấy khoảng cách giữa hai ngọn sóng kề nhau là 0,2m. Vận tốc truyền sóng trên biển bằng.:

A. 10cm/s                         B. 20cm/s                             C. 40cm/s                       D. 60cm/s

22.Cho:               I. uM = a.cos [ω(t-x/v)]                           II. uM = a.cos\(2\pi (\frac{t}{T}-\frac{x}{\lambda })\)    

                    III. uM = a.cos\((\omega t-\frac{2\pi x}{\lambda })\)                            IV. uM =a.cos\((\omega t\mp \frac{2\pi x}{\lambda })\)           

Nguồn sóng đặt tại O dao động theo phương trình u = a cosωt, điểm M nằm cách O một đoạn bằng x nằm trên phương truyền sóng có phương trình dao động là:

A. I và II                      B. I, II và III                        C. I, II và IV                D. I và IV

23. Nguồn sóng đặt tại O dao động theo phương trình uO = a.cos ωt, điểm M nằm cách O một đoạn bằng x, sóng truyền trong không gian là sóng cầu. Dao động tại M cùng pha với O nếu:

A.  x = kλ,    k ∈ Z                B. x =\((2k+1)\frac{\lambda }{2}\) ,   k ∈ Z             

C.  x = \(k\frac{\lambda }{2}\) ,   k ∈ Z               D. x = 2 kλ,    k ∈ Z                               

24. Nguồn sóng đặt tại O dao động theo phương trình uO = a.cos ωt, điểm M nằm cách O một đoạn bằng x, sóng truyền trong không gian là sóng cầu. Dao động tại M ngược  pha với O nếu:

A.  x = kλ,    k∈Z                B. x = \((2k+1)\frac{\lambda }{2}\) ,   k∈Z              

C.  x = \(k\frac{\lambda }{2}\),   k∈Z                D. x = 2 kλ,    k∈Z                               

25. Với n∈Z  . Trên một phương truyền sóng , những điểm dao động cùng pha cách nhau một khoảng:

A. \(u_{M}=2a\left | sin\frac{2\pi (d_{2}-d_{1})}{\lambda } \right |.cos(2\pi ft-\frac{2\pi (d_{1}+d_{2})}{\lambda })\)                  

B. \((n+\frac{1}{2})\frac{\lambda }{2}\)           

C. nλ                                                                                                        

D. nλ/2

26. Với n∈Z  .Trên một phương truyền sóng, những điểm dao động ngược pha cách nhau một khoảng:

A.\((n+\frac{1}{2})\lambda\)                   B.\((n+\frac{1}{2})\frac{\lambda }{2}\)                   C. nλ                     D. nλ/2

27.Chọn câu sai. Khi khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng bằng:

A. Một bước sóng thì hai điểm đó dao động cùng pha.

B. Một số nguyên lần bước sóng thì hai điểm đó dao động cùng pha

C. Một nửa bước sóng thì hai điểm đó dao động ngược pha.

D. Một số nguyên nửa bước sóng thì hai điểm đó dao động ngược pha

28. Biên độ sóng tăng 2 lần thì năng lượng sóng

A. Tăng 4 lần                    B. Tăng 2 lần                 C. Giảm 2 lần                      D. Giảm 4 lần

Giao thoa sóng

29. Trong quá trình giao thoa sóng , gọi Δφ là độ lệch pha của hai sóng thành phần cùng tần số và cùng pha . Biên độ dao động tổng hợp tại M trong vùng giao thoa đạt cực đại khi Δφ có trị số bằng:

A. nπ                              B. (2n+1) π                   C. (2n+1).\(\frac{\pi }{2}\)                       D. (2n+1). \(\frac{v}{2f}\)                   

30. Hai nguồn dao động kết hợp có các đặc điểm :

A. Có cùng biên độ.          

B. Có cùng tần số        

C. Có cùng pha hoặc độ lệch pha không đổi                

D. Có cùng tần số, cùng pha hoặc độ lệch pha không đổi

..................................


144. Chỉ ra phát biểu sai.

A. Sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới tại điểm phản xạ.

B. Sóng dừng chính là hiện tượng giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ.

C. Vật cản tự do thì khi có sóng dừng điểm phản xạ luôn là bụng sóng.

D. Khoảng cách giữa hai bụng liên tiếp bằng khoảng cách giữa hai nút liên tiếp.

145. Chọn phát biểu đúng

A. Độ cao là một đặc trưng vật lí của âm. Nó phụ thuộc vào tần số của âm.

B. Hai âm có cùng độ cao do hai nhạc cụ phát ra luôn có tần số âm cơ bản khác nhau nên chúng có âm sắc khác nhau.

C. Cùng một nốt nhạc do hai cây đàn phát ra luôn có đồ thị dao động âm khác nhau.

D. Cùng một nốt nhạc do hai cây đàn phát ra luôn có độ tao như nhau.

146. Trong giao thoa sóng cơ với hai nguồn đồng pha có:

A. tổng số vân giao thoa cực đại là một số chẵn.           

B. tổng số vân giao thoa cực tiểu là một số lẻ.

C. tổng số vân giao thoa cực đại hay tổng số dãy cực tiểu luôn là một số lẻ.

D. tổng số vân giao thoa cực đại là một số lẻ và tổng số dãy cực tiểu là một số chẵn.

147. Chọn phát biểu đúng

A. Khi sóng truyền qua, các phần tử vật chất của môi trường đều dao động với tần số bằng tần số của nguồn sóng

B. Khi sóng truyền qua, các phần tử vật chất của môi trường dao động với tần số phụ thuộc vào khối lượng của chúng

C. Khi có sóng truyền qua , các phần tử vật chất của môi trường bị kích thích nên chúng dao động theo tần số dao động riêng của từng phần tử.

D. B và C đúng

148. Âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm có thể giúp ta phân biệt được hai âm loại nào trong các loại được liệt kê  dưới đây:

 A. Có cùng biên độ được phát ra bởi cùng một nhạc cụ.  

 B. Có cùng biên độ được phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau. 

 C. Có cùng tần số được phát ra bởi cùng một nhạc cụ.     

 D. Có cùng tần số được phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.

149. Khi sóng âm truyền từ không khí vào nước, bước sóng và tần số của âm có thay đổi không.

A. Tần số thay đổi, nhưng bước sóng thì không.          

B. Cả hai đều không đổi.

C. Cả hai đều thay đổi                                                  

D. Bước sóng thay đổi còn tần số thì không đổi

150. Đặt một âm thoa dao động với tần số f phía trên miệng ống trụ dài trong có pit-tông. Tốc độ truyền âm trong không khí là v. Âm nghe thấy có cường độ cực đại khi chiều dài của cột khí trong ống là:

A.  \(l=\frac{kv}{2f}\)                    B.\(l=(k+0,5)\frac{v}{2f}\)                C. \(l=\frac{kv}{f}\)                      D.\(l=(k+0,5)\frac{v}{f}\) 

151. Tốc độ truyền âm trong không khí là v1 = 340m/s và trong nước là v2 = 1496m/s. Một âm truyền từ không khí nước có bước sóng :

A. giảm đi 4,4 lần             B. không đổi                              C. tăng lên 4,4 lần               D. giảm đi 3,4 lần

152. Chọn phát biểu đúng về siêu âm.

A. Siêu âm có tần số lớn hơn 20kHz.                    

B. Trong cùng một môi trường, siêu âm truyền nhanh hơn âm thanh

C. Siêu âm co mức cường độ lớn hơn hạ âm        

D.Máy bay siêu âm bay nhanh hơn tiếng động âm thanh

153. Hai âm có cùng độ cao thì chúng có:

A. cùng tần số                      B. cùng năng lượng                   

C. cùng biên độ                    D. cùng tần số và cùng biên độ

154. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tốc độ truyền âm.

A.Tốc độ truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, và trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí

B. Những vật liệu như nhung, bông, xốp có tính đàn hồi tốt nên truyền âm tốt.

C. Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào tính đàn hồi và khối lượng riêng của môi trường.

D. Tốc độ truyền âm thay đổi theo nhiệt độ môi trường 

155. Điều nào sau đây là sai khi nói về sóng âm.

A. Sóng âm là những sóng cơ truyền trong các môi trường rắn, lỏng khí.

B. Sóng âm có tần số nằm trong khoảng 16Hz đến 20000Hz

C. Sóng âm truyền trong chân không với tốc độ nhanh hơn trong không khí.

D. Tốc độ truyền âm phụ thuộc nhiệt độ.

156. Độ to của âm cho ta biết:

A. tần số âm thanh lớn hơn bao nhiêu lần so với tần số âm chuẩn nào đó.

B. cường độ âm thanh lớn hơn bao nhiêu lần so với cường độ chuẩn nào đó

C. tốc độ âm thanh lớn hơn bao nhiêu lần so với tốc độ chuẩn nào đó.

D. bước sóng âm thanh lớn hơn bao nhiêu lần so với bước sóng chuẩn nào đó.

157. Trong nước sóng âm có tần số càng cao thì.

A. bước sóng càng nhỏ             B. chu kì càng tăng            

C. biên độ càng lớn                   D. tốc độ truyền sóng càng giảm

158. Âm thanh truyền nhanh nhất trong môi trường nào sau đây.

A. Không khí                             B. Thủy ngân                     C. Thủy tinh                     D. Ê-te

159. Để hai đàn ghi-ta gần nhau. Khi gảy dây đàn này thì thùng đàn kia dao động theo. Đó là một minh họa về:

A. hiện tượng cộng hưởng âm.                                                       B. hiện tượng giao thoa        

C. hiện tượng truyền âm mà không cần có môi trường                  D. hiện tượng phản xạ

160. Xét một sóng âm, được phát ra từ tiếng nổ của một động cơ, lan truyền trong không khí ở một nhiệt độ nhất định. Đại lượng vật lí nào dưới đây có thể thay đổi trong quá trình truyền sóng.

A. Tốc độ truyền sóng âm       B. Bước sóng                C. Biên độ                                 D. Tần số

161. Âm nghe được có tần số f nằm trong khoảng nào.

A. 16 Hz ≤ f ≤ 20 kHz             B. f ≥ 20.000 Hz         

C. 16 Hz ≤ f ≤  30.000 Hz        D.16 kHz ≤ f ≤  20.000 Hz

162. Sóng âm truyền trong thép với tốc độ 5000 m/s. Hai điểm trong thép gần nhất lệch pha nhau π/2 cách nhau 1,5625m. Tần số âm là:

A. 800 Hz                             B. 810 Hz                     C. 820 Hz                               D. 815 Hz               

163. Đại lượng nào sau đây giúp ta phân biệt được các họa âm:

A. Biên độ                                B. Tần số                        C. Pha                                        D. Độ to

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025