Cập nhật lúc: 12:42 18-08-2015 Mục tin: Vật lý lớp 11
Xem thêm: Điện trường. Cường độ điện trường
ĐIỆN TRƯỜNG DO MỘT ĐIỆN TÍCH ĐIỂM GÂY RA
A.LÍ THUYẾT
* Phương pháp:
-Nắm rõ các yếu tố của Véctơ cường độ điện trường do một điện tích điểm q gây ra tại một điểm cách điện tích khoảng r:
+ điểm đặt: tại điểm ta xét
+ phương: là đường thẳng nối điểm ta xét với điện tích
+ Chiều: ra xa điện tích nếu q > 0, hướng vào nếu q < 0
+ Độ lớn: \(E=k\frac{\begin{vmatrix} q \end{vmatrix}}{\varepsilon r^{2}}\)
- Lực điện trường: \(\overrightarrow{F}=q\overrightarrow{E}\), độ lớn \(F=\begin{vmatrix} q \end{vmatrix}E\)
Nếu q > 0 thì \(\overrightarrow{F}\) cùng hướng với \(\overrightarrow{E}\); Nếu q < 0 thì \(\overrightarrow{F}\) ngược hướng với \(\overrightarrow{E}\)
Chú ý: Kết quả trên vẫn đúng với điện trường ở một điểm bên ngoài hình cầu tích điện q, khi đó ta coi q là một điện tích điểm đặt tại tâm cầu.
Bài 1. Một điện tích điểm q = 10-6C đặt trong không khí
a. Xác định cường độ điện trường tại điểm cách điện tích 30cm, vẽ vectơ cường độ điện trường tại điểm này
b. Đặt điện tích trong chất lỏng có hằng số điện môi ε = 16. Điểm có cường độ điện trường như câu a cách điện tích bao nhiêu.
Bài 2: Cho hai điểm A và B cùng nằm trên một đường sức của điện trường do một điện tích điểm q > 0 gây ra. Biết độ lớn của cường độ điện trường tại A là 36V/m, tại B là 9V/m.
a. Xác định cường độ điện trường tại trung điểm M của AB.
b. Nếu đặt tại M một điện tích điểm q0 = -10-2C thì độ lớnn lực điện tác dụng lên q0 là bao nhiêu? Xác định phương chiều của lực.
Hướng dẫn giải:
Ta có:
\(E_{A}=k\frac{q}{OA^{2}}=26V/m\) (1)
\(E_{B}=k\frac{q}{OB^{2}}=9V/m\) (2)
\(E_{M}=k\frac{q}{OM^{2}}\) (3)
Lấy (1) chia (2) \(\Rightarrow \left ( \frac{OB}{OA}\right )^{2}=4\Rightarrow OB=2OA\)
Lấy (3) chia (1) \(\Rightarrow \frac{E_{M}}{E_{A}}=\left (\frac{OA}{OM} \right )^{2}\)
Với: \(OM=\frac{OA+OB}{2}=1,5OA\Rightarrow \frac{E_{M}}{E_{A}}=\left ( \frac{OM}{OA} \right )^{2}=\frac{1}{2,25}\Rightarrow E_{M}=16V\)
b. Lực từ tác dụng lên qo: \(\overrightarrow{F}=q_{0}\overrightarrow{E_{M}}\)
vì q0 < 0 nên \(\overrightarrow{F}\) ngược hướng với \(\overrightarrow{E_{M}}\) và có độ lớn: \(F=\begin{vmatrix} q_{0} \end{vmatrix}E_{M}=0,16N\)
Bài 3:Quả cầu kim loại bán kính R = 5cm được tích điện q,phân bố đều.Đặt σ = q/S là mật độ điện mặt, S là diện tích hình cầu. Cho σ = 8,84. 10-5C/m2. Tính độ lớn cường độ điện trường tại điểm cách mặt cầu 5cm?
ĐS: E=2,5.106 (V/m)
(Chú ý công thức tính diện tích xung quanh của hình cầu:S=4πR2)
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025