Cập nhật lúc: 10:50 17-10-2015 Mục tin: Vật lý lớp 11
Xem thêm:
ÔN TẬP - DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
I. KIẾN THỨC
1. Dòng điện
- Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt tải điện, có chiều quy ước là chiều chuyển động của các hạt điện tích dương. Tác dụng đặc trưng của dòng điện là tác dụng từ. Ngoài ra dòng điện còn có thể có các tác dụng nhiệt, hoá và một số tác dụng khác.
- Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho tác dụng của dòng điện. Đối với dòng điện không đổi thì \(i=\frac{q}{t}\)
2. Nguồn điện
Nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện. Suất điện động của nguồn điện được xác định bằng thương số giữa công của lực lạ làm dịch chuyển điệ tích dương q bên trong nguồn điện và độ lớn của điện tích q đó. E = \(\frac{A}{q}\)
Máy thu điện chuyển hoá một phần điện năng tiêu thụ thành các dạng năng lượng khác có ích, ngoài nhiệt. Khi nguồn điện đang nạp điện, nó là máy thu điện với suất phản điện có trị số bằng suất điện động của nguồn điện.
3. Định luật Ôm
- Định luật Ôm với một điện trở thuần: \(I=\frac{U_{AB}}{R}\) hay UAB = VA – VB = IR
Tích ir gọi là độ giảm điện thế trên điện trở R. Đặc trưng vôn – ampe của điện trở thuần có đồ thị là đoạn thẳng qua gốc toạ độ.
- Định luật Ôm cho toàn mạch E = I(R + r) hay \(I=\frac{E}{R+r}\)
- Định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn điện: UAB = VA – VB = E - Ir, hay \(I=\frac{E+U_{AB}}{r}\)
(dòng điện chạy từ A đến B, qua nguồn từ cực âm sang cực dương)
- Định luật Ôm cho đoạn mạch chứa máy thu UAB = VA – VB = Ir’ + Ep, hay \(I=\frac{U_{AB}-E_{p}}{r^{'}}\)
(dòng điện chạy từ A đến B, qua máy thu từ cực dương sang cực âm)
* Mắc nguồn điện thành bộ
- Mắc nối tiếp: Eb = E1 + E2 + ...+ En
rb = r1 + r2 + ... + rn
Trong trường hợp mắc xung đối:
Nếu E1 > E2 thì Eb = E1 - E2; rb = r1 + r2 và dòng điện đi ra từ cực dương của E1.
- Mắc song song: (n nguồn giống nhau) Eb = E và rb = \(\frac{r}{n}\)
4. Điện năng và công suất điện.
Định luật Jun – Lenxơ - Công và công suất của dòng điện ở đoạn mạch (điện năng và công suất điện ở đoạn mạch) A = UIt; P = UI
- Định luật Jun – Lenxơ: \(Q=R.I^{2}.t\)
- Công và công suất của nguồn điện: A = EIt; P = EI
- Công suất của dụng cụ tiêu thụ điện: Với dụng cụ toả nhiệt: \(P=U.I=R.I^{2}=\frac{U^{2}}{R}\)
Với máy thu điện: P = EI + rI2 (P' = EI là phần công suất mà máy thu điện chuyển hoá thành dạng năng lượng có ích, không phải là nhiệt)
- Đơn vị công (điện năng) và nhiệt lượng là jun (J), đơn vị của công suất là oát (W).
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Dòng điện không đổi. Nguồn điện
2.1 Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A.Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
B.Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện vàđược đo bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.
C.Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương.
D.Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích âm.
Chọn: D
Hướng dẫn: Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương
2.2 Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Dòng điện có tác dụng từ. Ví dụ: nam châm điện.
B.Dòng điện có tác dụng nhiệt. Ví dụ: bàn là điện.
C.Dòng điện có tác dụng hoá học. Ví dụ: acquy nóng lên khi nạp điện.
D.Dòng điện có tác dụng sinh lý. Ví dụ: hiện tượng điện giật.
Chọn: C
Hướng dẫn: Acquy nóng lên khi nạp điện đó là tác dụng nhiệt của dòng điện chứ không phải là tác dụng hoá học.
2.3 Phát biểu nào sau đây là đúng?
A.Nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện trong mạch. Trong nguồn điện dưới tác dụng của lực lạ các điện tích dương dịch chuyển từ cực dương sang cực âm.
B.Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó.
C.Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích âm q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó.
D.Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điệnt
ừ cực dương đến cực âm và độ lớn của điện tích q
đó.
Chọn: B
Hướng dẫn: Theo định nghĩa về suất
điện động của nguồn điện: Suất điện động của nguồnđiện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó.
2.4 Điện tích của êlectron là - 1,6.10-19 (C), điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 30 (s) là 15 (C). Số êlectron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian một giây là
A. \(3,125.10^{18}\) B. \(9,375.10^{19}\) C. \(7,895.10^{19}\) D. \(2,632.10^{18}\)
Chọn: A
Hướng dẫn: Số êlectron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian một giây là\(N=\frac{q}{\begin{vmatrix} e \end{vmatrix}.t}=3.125.10^{18}\)
2.5 Đồ thị mô tả định luật Ôm là:
Hướng dẫn: Biểu thức định luật Ôm I = U/R đường đặc trưng V – A là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ.
2.6 Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho
A.khả năng tích điện cho hai cực của nó.
B.khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.
C.khả năng thực hiện công của nguồn điện.
D. khả năng tác dụng lực của nguồnđiện. Chọn: C
Hướng dẫn: Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.
2.7 Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω) mắc nối tiếp với điện trở R2 = 300 (Ω), điện trở toàn mạch là:
A. RTM = 200 (Ω). B. RTM = 300 ( Ω ). C. RTM = 400 (Ω). D. RTM = 500 (Ω).
Chọn: C
Hướng dẫn: Điện trở của đoạn mạch mắc nối tiếp là R = R1 + R2 +.....+ Rn.
2.8 Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω), mắc nối tiếp với điện trở R2 = 200 (Ω), hiệuđiên thế giữa hai đầu đoạn mạch là 12 (V). Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là
A. U1 = 1 (V). B. U1 = 4 (V). C. U1 = 6 (V). D. U1 = 8 (V).
Chọn: B Hướng dẫn:
-Điện trở toàn mạch là: R = R1 + R2 = 300 (Ω).
-Cường độ dòng điện trong mạch là: I = U/R = 0,04 (A).
-Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là U1 = I.R1 = 4 (V).
2.9 Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω) mắc song song với điện trở R2 = 300 (Ω), điện trởtoàn mạch là:
A. RTM = 75 (Ω). B. RTM = 100 (Ω). C. RTM = 150 (Ω). D. RTM = 400 (Ω).
Chọn: A
Hướng dẫn:
Điện trở đoạn mạch mắc song song được tính theo công thức: \(R^{-1}=R_{1}^{-1}+R_{2}^{-1}\) suy ra R = 75 (Ω).
2.10 Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω), mắc nối tiếp với điện trở R2 = 200 (Ω). đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U khi đó hiệu điên thế giữa hai đầu điện trở R1 là 6(V). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là:
A. U = 12 (V). B. U = 6 (V). C. U = 18 (V). D. U = 24 (V).
Chọn: C
Hướng dẫn:
-Điện trở toàn mạch là: R = R1 + R2 = 300 (Ω).
-Cường độ dòng điện trong mạch là: I = U1/R1 = 0,06 (A).
-Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U = I.R = 18 (V).
Pin và ácquy
2.11 Phát biểu nào sau đây là đúng?
A.Trong nguồn điện hoá học (pin, ácquy), có sự chuyển hoá từ nội năng thành điện năng.
B.Trong nguồn điện hoá học (pin, ácquy), có sự chuyển hoá từ cơ năng thành điện năng.
C.Trong nguồn điện hoá học (pin, ácquy), có sự chuyển hoá từ hoá năng thành điên năng.
D.Trong nguồn điện hoá học (pin, ácquy), có sự chuyển hoá từ quang năng thành điện năng.
Chọn: C
Hướng dẫn: Trong nguồn điện hoá họ c (pin, ácquy), có sự chuyển hoá từ hoá năng thànhđiên năng.
2.12 Phát biểu nào sau đây là đúng?
A.Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trongđó một điên cực là vật dẫn điện, điện cực còn lại là vật cách điện.
B.Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trongđó hai điện cực đều là vật cách điện.
C.Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trongđó hai điện cực đều là hai vật dẫn điện cùng chất.
D.Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trongđó hai điện cực đều là hai vật dẫn điện khác chất.
Chọn: D
Hướng dẫn: Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là hai vật dẫn điện khác chất.
2.13 Trong nguồn điện lực lạ có tác dụng
A.làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực dương của nguồn điện sang cực âm của nguồn điện.
B.làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực âm của nguồn điện sang cực dương của nguồn điện.
C.làm dịch chuyển các điện tích dương theo chiều điện trường trong nguồn điện.
D.làm dịch chuyển các điện tích âm ngược chiều điện trường trong nguồnđiện.
Chọn: B
Hướng dẫn: Trong nguồn điện lực lạ có tác dụng làm dịch chuyển các điện tích dương từcực âm của nguồn điện sang cực dương của nguồn điện.
2.14 Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A.Khi pin phóng điện, trong pin có quá trình biến đổi hóa năng thành điện năng.
B.Khi acquy phóng điện, trong acquy có sự biến đổi hoá năng thành điện năng.
C.Khi nạp điện cho acquy, trong acquy chỉ có sự biến đổi điện năng thành hoá năng.
D.Khi nạp điện cho acquy, trong acquy có sự biến đổi điện năng thành hoá năng và nhiệt năng.
Chọn: C
Hướng dẫn: Khi nạp điện cho acquy, trong acquy có sự biến đổi điện năng thành hoá năng và điện năng thành nhiệt năng.
Điện năng và công suất điện. Định luật Jun – Lenxơ
2.15 Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A.Công của dòng điện chạy qua một đoạn mạch là công của lực điện trường làm di chuyển các điện tích tự do trong đoạn mạch và bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầuđoạn mạch với cường độ dòng điện và thời gian dòngđiện chạy qua đoạn mạch đó.
B.Công suất của dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầuđoạn mạch và cường độ dòng điện
chạy qua đoạn mạch đó.
C.Nhiệt lượng toả ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với cường độ dòngđiện và với thời gian dòng điện ch
ạy qua vật.
D.Công suất toả nhiệt ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ toả nhiệt của vật dẫn đó và được xác định bằng nhiệt lượng toả ra ở vật đãn đó trong một đơn vị thời gian.
Chọn: C Hướng dẫn: Nhiệt lượng toả trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với bình phương cường độ dòng điện và v
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> 2K8! chú ý! Mở đặt chỗ Lộ trình Sun 2026: Luyện thi chuyên sâu TN THPT, Đánh giá năng lực, Đánh giá tư duy tại Tuyensinh247.com (Xem ngay lộ trình). Ưu đãi -70% (chỉ trong tháng 3/2025) - Tặng miễn phí khoá học tổng ôn lớp 11, 2K8 xuất phát sớm, X2 cơ hội đỗ đại học. Học thử miễn phí ngay.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025