Cập nhật lúc: 10:20 18-08-2015 Mục tin: Vật lý lớp 11
Xem thêm:
CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG TỔNG HỢP TRIỆT TIÊU
Tổng quát: E=E1+E2+...+En = \(\overrightarrow{0}\)
Trường hợp chỉ có hai điện tích gây điện trường:
1/ Tìm vị trí để cường độ điện trường tổng hợp triệt tiêu:
a/ Trường hợp 2 điện tích cùng dấu:( \(q_{1},q_{2}\) > 0 ) : qđặt tại A, q đặt tại B
Gọi M là điểm có cường độ điện trường tổng hợp triệt tiêu
\(\overrightarrow{E_{M}}=\overrightarrow{E_{1}}+\overrightarrow{E_{2}}\) \(\rightarrow\) M \(\in\) đoạn AB (\(r_{1}=r_{2}\))
\(r_{1}=r_{2}\) = AB (1) và E1 = E2 \(\Rightarrow \frac{r_{2}^{2}}{r_{1}^{2}}=\frac{\begin{vmatrix} q_{2} \end{vmatrix}}{\begin{vmatrix} q_{1} \end{vmatrix}}\) (2) Từ (1) và (2) \(\rightarrow\) vị trí M.
b/ Trường hợp 2 điện tích trái dấu:( \(q_{1},q_{2}\) < 0 )
* \(\begin{vmatrix} q_{1} \end{vmatrix}> \begin{vmatrix} q_{2} \end{vmatrix}\Rightarrow\) M đặt ngoài đoạn AB và gần B(\(r_{1}> r_{2}\))
\(r_{1}-r_{2}\) = AB (1) và E1 = E2 \(\Rightarrow \frac{r_{2}^{2}}{r_{1}^{2}}=\frac{\begin{vmatrix} q_{2} \end{vmatrix}}{\begin{vmatrix} q_{1} \end{vmatrix}}\) (2) Từ (1) và (2) \(\rightarrow\) vị trí M.
* \(\begin{vmatrix} q_{1} \end{vmatrix}< \begin{vmatrix} q_{2} \end{vmatrix}\Rightarrow\) M đặt ngoài đoạn AB và gần A(\(r_{1}< r_{2}\))
\(r_{2}-r_{1}\)= AB (1) và E1 = E2 \(\Rightarrow \frac{r_{2}^{2}}{r_{1}^{2}}=\frac{\begin{vmatrix} q_{2} \end{vmatrix}}{\begin{vmatrix} q_{1} \end{vmatrix}}\) (2) Từ (1) và (2) \(\rightarrow\) vị trí M.
2/ Tìm vị trí để 2 vectơ cường độ điện trường do \(q_{1},q_{2}\) gây ra tại đó bằng nhau, vuông góc nhau:
a/ Bằng nhau:
+ \(q_{1},q_{2}\) > 0:
* Nếu \(\begin{vmatrix} q_{1} \end{vmatrix}> \begin{vmatrix} q_{2} \end{vmatrix}\Rightarrow\) M đặt ngoài đoạn AB và gần B
\(\Rightarrow\) \(r_{1}-r_{2}\) = AB (1) và E1 = E2 \(\Rightarrow \frac{r_{2}^{2}}{r_{1}^{2}}=\frac{\begin{vmatrix} q_{2} \end{vmatrix}}{\begin{vmatrix} q_{1} \end{vmatrix}}\) (2)
* Nếu \(\begin{vmatrix} q_{1} \end{vmatrix}< \begin{vmatrix} q_{2} \end{vmatrix}\Rightarrow\) M đặt ngoài đoạn AB và gần A(r< r)
\(\Rightarrow\) \(r_{2}-r_{1}\)= AB (1) và E1 = E2 \(\Rightarrow \frac{r_{2}^{2}}{r_{1}^{2}}=\frac{\begin{vmatrix} q_{2} \end{vmatrix}}{\begin{vmatrix} q_{1} \end{vmatrix}}\) (2)
+ \(q_{1},q_{2}\) < 0 ( \(q_{1}\) (-); \(q_{2}\) (+) M \(\in\) đoạn AB (nằm trong AB)
\(r_{1}+r_{2}\) = AB (1) và E1 = E2 \(\Rightarrow \frac{r_{2}^{2}}{r_{1}^{2}}=\frac{\begin{vmatrix} q_{2} \end{vmatrix}}{\begin{vmatrix} q_{1} \end{vmatrix}}\) (2) Từ (1) và (2) \(\rightarrow\) vị trí M.
b/ Vuông góc nhau:
\(r_{1}^{2}+r_{2}^{2}=AB^{2}, tan\beta =\frac{E_{1}}{E_{2}}\)
BÀI TẬP VẬN DỤNG:
Bài 1: Cho hai điện tích điểm cùng dấu có độ lớn \(q_{1}\) = 4\(q_{2}\) đặt tại a,b cách nhau 12cm. Điểm có vectơ cường độ điện trường do \(q_{1}\) và \(q_{2}\) gây ra bằng nhau ở vị trí ( Đs: \(r_{1}\) = 24cm, \(r_{2}\) = 12cm)
Bài 2: Cho hai điện tích trái dấu ,có độ lớn điện tích bằng nhau, đặt tại A,B cách nhau 12cm .Điểm có vectơ cường độ điện trường do \(q_{1}\) và \(q_{2}\) gây ra bằng nhau ở vị trí ( Đs: \(r_{1}\) = \(r_{2}\) = 6cm)
Bài 3: Cho hai điện tích \(q_{1}\) = \(9.10^{-8}\)C, \(q_{2}=16.10^{-8}\) C đặt tại A, B cách nhau 5cm . Điểm có vec tơ cương độ điện trường vuông góc với nhau và E1 = E2 ( Đs: \(r_{1}\) = 3cm, \(r_{2}\) = 4cm)
Bài 4: Tại ba đỉnh A,B,C của hình vuông ABCD cạnh a = 6cm trong chân không, đặt ba điện tích điểm \(q_{1}\) = \(q_{3}\)= 2.10-7C và \(q_{2}\) = - 4.10-7C. Xác định điện tích q4 đặt tại D để cường độ điện trường tổng hợp gây bởi hệ điện tích tại tâm O của hìnhvuông bằng 0. (\(q_{4}=4.10^{-7}\) C)
Bài 5: Cho hình vuông ABCD, tại A và C đặt các điện tích \(q_{1}\) = \(q_{3}\) = q. Hỏi phải đặt ở B điện tích bao nhiêu để cường độ điện trường ở D bằng không. (ĐS: \(q_{2}=-2\sqrt{2}q\))
Bài 6: Tại hai đỉnh A,B của tam giác đều ABC cạnh a đặt hai điện tích điểm \(q_{1}=q_{2}=4.10^{-9}C\) trong không khí. Hỏi phải đặt điện tích \(q_{3}\) có giá trị bao nhiêu tại C để cường độ điện trường gây bởi hệ 3 điện tích tại trọng tâm G của tam giác bằng0. ( \(q_{3}=4.10^{-9}C\))
Bài 7: Bốn điểm A, B, C, D trong không khí tạo thành hình chữ nhật ABCD cạnh AD = a = 3cm, AB = b = 4cm. Các điện tích q1, q2, q3 được đặt lần lượt tại A, B, C. Biết q2 = -12,5.10-8C và cường độ điện trường tổng hợp tại D bằng 0. Tính q1, q2.
Hướng dẫn giải:
\(\overrightarrow{E_{D}}=\overrightarrow{E_{1}}+\overrightarrow{E_{2}}+\overrightarrow{E_{3}}=\overrightarrow{E_{13}}+\overrightarrow{E_{2}}\)
Vì q2 < 0 nên q1, q3 phải là điện tích dương. Ta có:
\(E_{1}=E_{13}cos\alpha =E_{2}cos\alpha \Leftrightarrow k\frac{\begin{vmatrix} q_{1} \end{vmatrix}}{AD^{2}}=k\frac{\begin{vmatrix} q_{2} \end{vmatrix}}{BD^{2}}.\frac{AD}{BD}\)
\(\Rightarrow \begin{vmatrix} q_{1} \end{vmatrix}=\frac{AD^{2}}{BD^{2}} \begin{vmatrix} q_{2} \end{vmatrix}=\frac{AD^{3}}{\left ( \sqrt{AD^{2}+AB^{2}} \right )}\begin{vmatrix} q_{2} \end{vmatrix}\Rightarrow q_{1}=\) \(-\frac{a^{3}}{\sqrt{a^{2}+h^{2}}}.q_{2}=2,7.10^{-8}C\)
Tương tự: \(E_{3}=E_{13}sin\alpha =E_{2}sin\alpha \Rightarrow q_{3}=-\frac{a^{3}}{\left ( \sqrt{a^{2}+b^{2}} \right )^{3}}q_{2}=6,4.10^{-8}C ; E_{1}\perp E_{2}\)
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> 2K8! chú ý! Mở đặt chỗ Lộ trình Sun 2026: Luyện thi chuyên sâu TN THPT, Đánh giá năng lực, Đánh giá tư duy tại Tuyensinh247.com (Xem ngay lộ trình). Ưu đãi -70% (chỉ trong tháng 3/2025) - Tặng miễn phí khoá học tổng ôn lớp 11, 2K8 xuất phát sớm, X2 cơ hội đỗ đại học. Học thử miễn phí ngay.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025