Cân bằng của điện tích

Cập nhật lúc: 12:34 17-08-2015 Mục tin: Vật lý lớp 11


Điều kiện cân bằng điện tích bạn đọc phải nhớ cách biểu diễn, phương, chiều của các lực

CÂN BẰNG CỦA ĐIỆN TÍCH

A.LÍ THUYẾT

Điện tích cân bằng.

Phương pháp:

Hai điện tích:

Hai điện tích \(q_{1};q_{2}\) đặt tại hai điểm A và B, hãy xác định điểm C đặt điện tích \(q_{0}\) để \(q_{0}\)d cân bằng:

-  Điều kiện cân bằng của điện tích \(q_{0}\): \(\overrightarrow{F_{0}}=\overrightarrow{F_{10}}+\overrightarrow{F_{20}}=\overrightarrow{0}\Leftrightarrow \overrightarrow{F_{10}}=-\overrightarrow{F_{20}}\)

                                                       \(\Rightarrow \left\{\begin{matrix}\overrightarrow{F_{10}} \rightleftharpoons \overrightarrow{F_{2 0}}(1) \\ F_{10}=F_{20}(2) \end{matrix}\right.\)

+  Trường hợp 1: \(q_{1};q_{2}\) cùng dấu:

Từ (1) \(\rightarrow\) C thuộc đoạn thẳng AB:    AC + BC = AB (*)

 

Ta có: \(\frac{\begin{vmatrix} q_{1} \end{vmatrix}}{r_{1}^{2}}=\frac{\begin{vmatrix} q_{2} \end{vmatrix}}{r_{2}^{2}}\)

+  Trường hợp 2: \(q_{1};q_{2}\) trái dấu:

Từ (1) \(\rightarrow\) C thuộc đường thẳng AB: \(\begin{vmatrix} AC-BC \end{vmatrix}=AB\) (* ')

 

Ta cũng vẫn có: \(\frac{\begin{vmatrix} q_{1} \end{vmatrix}}{r_{1}^{2}}=\frac{\begin{vmatrix} q_{2} \end{vmatrix}}{r_{2}^{2}}\)

-  Từ (2) \(\Rightarrow \begin{vmatrix} q_{2} \end{vmatrix}.AC^{2}-\Rightarrow \begin{vmatrix} q_{1} \end{vmatrix}.BC^{2}=0\)  (**)

-  Giải hệ hai pt (*) và (**) hoặc (* ’) và (**) để tìm AC và BC.

* Nhận xét:

- Biểu thức (**) không chứa \(q_{0}\) nên vị trí của điểm C cần xác định không phụ thuộc vào dấu và độ lớn của \(q_{0}\).

-Vị trí cân bằng nếu hai điện tích trái dấu thì điểm cân bằng nằm ngoài đoạn AB về phía điện tích có độ lớn nhỏ hơn.còn  nếu hai điện tích cùng dấu thì nằm giữa đoạn nối hai điện tích.

Ba điện tích:

- Điều kiện cân bằng của q0 khi chịu tác dụng bởi q1, q2, q3:

+ Gọi  là tổng hợp lực do q1, q2, q3 tác dụng lên q0:

 \(\overrightarrow{F_{0}}=\overrightarrow{F_{10}}+\overrightarrow{F_{20}}+\overrightarrow{F_{30}}=\overrightarrow{0}\)

+ Do q0 cân bằng: \(\overrightarrow{F_{0}}=\overrightarrow{0}\)

 \(\Rightarrow \left.\begin{matrix}\overrightarrow{F_{0}}=\overrightarrow{F_{10}}+\overrightarrow{F_{20}}+\overrightarrow{F_{30}}=\overrightarrow{0} \\ \overrightarrow{F}=\overrightarrow{F_{10}}+\overrightarrow{F_{20}} \end{matrix}\right\}\Rightarrow \overrightarrow{F}+\overrightarrow{F_{30}}=\overrightarrow{0}\Rightarrow \left\{\begin{matrix}\overrightarrow{F}\rightleftharpoons \overrightarrow{F_{30}} \\ F=F_{30} \end{matrix}\right.\)

B.BÀI TẬP TỰ LUẬN

Bài 1. Hai điện tích \(q_{1}=2.10^{-8}C;q_{2}=-8.10^{-8}C\) đặt tại A và B trong không khí, AB = 8cm. Một điện tích \(q_{0}\) đặt tại C. Hỏi:

a/ C ở đâu để \(q_{0}\) cân bằng?

b/ Dấu và độ lớn của \(q_{0}\) để \(q_{1};q_{2}\) cũng cân bằng?

ĐS: a/ CA = 8cm; CB = 16cm; b/ \(q_{0}=-8.10^{-8}C\)

Bài 2. Hai điện tích \(q_{1}=-2.10^{-8}C;q_{2}=-1,8.10^{-7}C\) đặt tại A và B trong không khí, AB = 8cm. Một điện tích \(q_{3}\) đặt tại C. Hỏi:

a/ C ở đâu để \(q_{3}\) cân bằng?

b*/ Dấu và độ lớn của \(q_{3}\) để \(q_{1};q_{2}\) cũng cân bằng?

ĐS: a/ CA = 4cm; CB = 12cm; b/ \(q_{3}=4,5.10^{-8}C\).

Bài 3*. Hai quả cầu nhỏ giống nhau, mỗi quả có điện tích q và khối lượng m = 10g được treo bởi hai sợi dây cùng chiều dài l = 30cm  vào cùng một điểm O. Giữ quả cầu 1 cố định theo phương thẳng đứng, dây treo quả cầu 2 sẽ bị lệch góc \(\alpha =60^{0}\) so với phương thẳng đứng. Cho g = 10 m/\(s^{2}\). Tìm q?

ĐS: \(q=l\sqrt{\frac{mg}{k}}=10^{-6}C\)

Bài 4. Hai điện tích điểm q1 = 10-8 C, q2 = 4. 10-8 C đặt tại A và B cách nhau 9 cm trong chân không.

 a. Xác định lực tương tác giữa hai điện tích?

 b. Xác định vecto lực tác dụng lên điện tích q0 = 3. 10-6 C đặt tại trung điểm AB.

 c. Phải đặt điện tích q3 = 2. 10-6 C tại đâu để điện tích q3 nằm cân bằng?

Bài 5. Hai điện tích điểm q1 = q2 = -4. 10-6C, đặt tại A và B cách nhau 10 cm trong không khí. Phải đặt điện tích q3 = 4. 10-8C tại đâu để q3 nằm cân bằng?

Bài 6. Hai điện tích q1 = - 2. 10-8 C, q2= -8. 10-8 C đặt tại A và B trong không khí, AB = 8 cm.Một điện tích q3 đặt tại C. Hỏi: 

 a. C ở đâu để q3 cân bằng?       

 b. Dấu và độ lớn của q3 để q1 và q2 cũng cân bằng ?

Bài 7: Ba quả cầu nhỏ khối lượng bằng nhau và bằng m, được treo vào 3 sợi dây cùng chiều dài l và được buộc vào cùng một điểm. Khi được tách một điện tích q như nhau, chúng đẩy nhau và xếp thành một tam giác đều có cạnh a. Tính điện tích q của mỗi quả cầu?

ĐS: \(\sqrt{\frac{m\alpha ^{3}g}{k\sqrt{3(3l^{2}-\alpha ^{2})}}}\)

Bài 8:Cho 3 quả cầu giống hệt nhau, cùng khối lượng m và điện tích.Ở trạng thái cân bằng vị trí ba quả cầu và điểm treo chung O tạo thành tứ diện đều. Xác định điện tích mỗi quả cầu?

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

2k7 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập mễn phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 11 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021