Dòng điện không đổi - Nguồn điện ( hay, cô đọng)

Cập nhật lúc: 19:50 12-10-2015 Mục tin: Vật lý lớp 11


Bài viết giới thiệu những kiến thức về dòng điện, tính chất của dòng điện và các nguồn điện, phân biệt các nguồn điện cũng như bài tập trắc nghiêm có đáp án để bạn luyện thêm.

Chương 2 : DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN

I. Dòng điện là dòng các điện tích (các hạt tải điện) dịch chuyển có hướng

- Chiều quy ước của dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích dương.

- Dũng điện khụng đổi là dũng điệncó chiều và cường độ khụng thay đổi theo thời gian. Cườngdòng điện không đổi được tính bằng công thức:

Các số ước của ampe là: 1mA = A, 1μA = 1.106 A.

Cường độ dòng điện không đổi được đo bằng ampe kế (hay miliampe kế, . . . ) mắc    xen vào mạch điện(mắc nối tiếp).

II. Nguồn điện : Suất điện động ξ của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện, có giá trị bằng thương số giữa công A của lực lạ và độ lớn của các điện tích q dịch chuyển  trong nguồn: ξ = \(\frac{A}{q}\)

Trong SI suất điện động có đơn vị là vôn (V)

 

Bài Tập Tự Luận :

Bài 1: Một dòng điện không đổi trong thời gian 10 s có một điện lượng 1,6 C chạy qua.

a. Tính cường độ dòng điện đó.

b. Tính số eletron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 10 phút.

  ĐS:   a. I = 0,16A.6.          b. \(10^{20}\)

Bài 2: Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn có cường độ 1,6 mA..Tính điện lượng và số eletron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 1 giờ.

  ĐS: q = 5,67C; \(3,6.10^{19}\)

Bài 3: Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian 2 s là \(6,25.10^{18}\) e.  Khi đó dòng điện qua dây dẫn có cường độ bao nhiêu?

  ĐS: I =  0,5A.

Bài 4:Dòng không đổi I=4,8A chạy qua dây kim loại tiết diện thẳng \(S=1cm^{2}\). Tính số e dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây trong 1s.

TRẮC NGHIỆM

2.1 Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Dòng điện có tác dụng từ. Ví dụ: nam châm điện.                      

B. Dòng điện có tác dụng nhiệt. Ví dụ: bàn là điện.

C. Dòng điện có tác dụng hoá học. Ví dụ: acquy nóng lên khi nạp điện.

D. Dòng điện có tác dụng sinh lý. Ví dụ: hiện tượng điện giật.

2.2 Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện trong mạch. Trong nguồn điện dưới tác dụng của lực lạ các điện tích dương dịch chuyển từ cực dương sang cực âm.

B. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó.

C. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích âm q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó.

D. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực dương đến cực âm và độ lớn của điện tích q đó.

2.3 Điện tích của êlectron là \(-1,6.10^{-19}\)(C), điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 30 (s) là 15 (C). Sốêlectron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian một giây là

A. \(3,125.10^{18}\).             B. \(9,375.10^{19}\).            C. \(7,895.10^{19}\).             D. \(2,632.10^{18}\).

2.4 Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho

A. khả năng tích điện cho hai cực của nó.                                            

B. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.

C. khả năng thực hiện công của nguồn điện.                                        

D. khả năng tác dụng lực của nguồn điện.

2.5 Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω) mắc nối tiếp với điện trở R2 = 300 (Ω), điện trở toàn mạch là:

A. RTM = 200 (Ω).       B. RTM = 300 (Ω).        C. RTM = 400 (Ω).        D. RTM = 500 (Ω).

2.6 Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω), mắc nối tiếp với điện trở R2 = 200 (Ω), hiệu điên thế giữa hai đầu đoạn mạch là 12 (V). Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là

A. U1 = 1 (V).               B. U1 = 4 (V).                C. U1 = 6 (V).                 D. U1 = 8 (V).

2.7 Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω) mắc song song với điện trở R2 = 300 (Ω), điện trở toàn mạch là:

A. RTM = 75 (Ω).B.                                             B. RTM = 100 (Ω).                           

C. RTM = 150 (Ω).                                               D. RTM = 400 (Ω).

2.8 Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω), mắc nối tiếp với điện trở R2 = 200 (Ω). đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U khi đó hiệu điên thế giữa hai đầu điện trở R1 là 6 (V). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là:

A. U = 12 (V).               B. U = 6 (V).                  C. U = 18 (V).                D. U = 24 (V).

Pin và ác quy   

 

2.9. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong nguồn điện hoá học (pin, ácquy), có sự chuyển hoá từ nội năng thành điện năng.

B. Trong nguồn điện hoá học (pin, ácquy), có sự chuyển hoá từ cơ năng thành điện năng.

C. Trong nguồn điện hoá học (pin, ácquy), có sự chuyển hoá từ hoá năng thành điên năng.

D. Trong nguồn điện hoá học (pin, ácquy), có sự chuyển hoá từ quang năng thành điện năng.

2.10 Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó một điên cực là vật dẫn điện, điện cực còn lại là vật cách điện.

B. Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là vật cách điện.

C. Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là hai vật dẫn điện cùng chất.

D. Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là hai vật dẫn điện khác chất.

2.11. Trong nguồn điện lực lạ có tác dụng

A. làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực dương của nguồn điện sang cực âm của nguồn điện.

B. làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực âm của nguồn điện sang cực dương của nguồn điện.

C. làm dịch chuyển các điện tích dương theo chiều điện trường trong nguồn điện.

D. làm dịch chuyển các điện tích âm ngược chiều điện trường trong nguồn điện.

Điện năng và công suất điện. Định luật jun – lenxơ

2.13 Đồ thị mô tả định luật Ôm là:

 

2.14 Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua

A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.

B. tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.

C. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.

D. tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.

2.15 Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật.

B. Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỉ lệ thuận với thời gian dòng điện chạy qua vật.

C. Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện cạy qua vật.

D. Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.

2.16 Cho một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song và mắc vào một hiệu điện thế không đổi. Nếu giảm trị số của điện trở R2 thì

A. độ sụt thế trên R2 giảm.                                                       

B. dòng điện qua R1 không thay đổi.

C. dòng điện qua R1 tăng lên.                                                   

D. công suất tiêu thụ trên R2 giảm.

2.17 Suất phản điện của máy thu đặc trưng cho sự

A. chuyển hoá điện năng thành nhiệt năng của máy thu.

B. chuyển hoá nhiệt năng thành điện năng của máy thu.

C. chuyển hoá cơ năng thành điện năng của máy thu.

2.18 Dùng một dây dẫn mắc bóng đèn vào mạng điện. Dây tóc bóng đèn nóng sáng, dây dẫn hầu như không sáng lên vì:

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.

C. Điện trở của dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn.

D. Điện trở của dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn.

2.19 Công của nguồn điện được xác định theo công thức:

A. A = EIt.                    B. A = UIt.                   C. A = EI.                 D. A = UI.

2.20 Công của dòng điện có đơn vị là:

A. J/s                            B. kWh                         C. W                          D. kVA

2.21 Công suất của nguồn điện được xác định theo công thức:

A. P = EIt.                   B. P = UIt.                     C. P = EI.                   D. P = UI.

2.22 Hai bóng đèn Đ1( 220V – 25W), Đ2 (220V – 100W) khi sáng bình thường thì

A. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 lớn gấp hai lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2.

B. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1.

C. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 bằng cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2.

D. Điện trở của bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần điện trở của bóng đèn Đ1.

2.23 Hai bóng đèn có công suất định mức bằng nhau, hiệu điện thế định mức của chúng lần lượt là U1 = 110 (V) và U2 = 220 (V). Tỉ số điện trở của chúng là:

A. \(\frac{R_{1}}{R_{2}}=\frac{1}{2}\)                  B. \(\frac{R_{1}}{R_{2}}=\frac{2}{1}\)                   C. \(\frac{R_{1}}{R_{2}}=\frac{1}{4}\)                  D. \(\frac{R_{1}}{R_{2}}=\frac{4}{1}\)

2.24 Để bóng đèn loại 120V – 60W sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế là 220V, người ta phải mắc nối tiếp với bóng đèn một điện trở có giá trị

A. R = 100 (Ω).            B. R = 150 (Ω).             C. R = 200 (Ω).            D. R = 250 (Ω).

2.25 Một ấm điện có hai dây dẫn R1 và R2 để đun nước. Nếu dùng dây R1 thì nước trong ấm sẽ sôi sau thời gian t1 = 10 (phút). Còn nếu dùng dây R2 thì nước sẽ sôi sau thời gian t2 = 40 (phút). Nếu dùng cả hai dây mắc song song thì nước sẽ sôi sau thời gian là:

A. t = 4 (phút).             B. t = 8 (phút).               C. t  25 (phút).              D. t = 30 (phút).

2.26 Một ấm điện có hai dây dẫn R1 và R2 để đun nước. Nếu dùng dây R1 thì nước trong ấm sẽ sôi sau thời gian t1 = 10 (phút). Còn nếu dùng dây R2 thì nước sẽ sôi sau thời gian t2 = 40 (phút). Nếu dùng cả hai dây mắc nối tiếp thì nước sẽ sôi sau thời gian là:

A. t = 8 (phút).             B. t = 25 (phút).             C. t = 30 (phút).            D. t = 50 (phút).


Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 11 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025