100 câu hỏi ôn tập chương điện tích điện trường có đáp án

Cập nhật lúc: 16:25 18-08-2015 Mục tin: Vật lý lớp 11


100 bài tập trắc nghiệm điện tích, điện trường có đáp án sẽ giúp bạn luyện kiến thức chương đầu tiên của Vật lý 11

100 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG ĐIỆN TÍCH ĐIỆN TRƯỜNG CÓ ĐÁP ÁN

Câu1: Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. q1> 0 và q2 < 0.                  B. q1< 0 và q2 > 0.                   C. q1.q2 > 0.                   D. q1.q2 < 0.

Câu 2: Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?

A. Điện tích của vật A và D trái dấu.                           

B. Điện tích của vật A và D cùng dấu.

C. Điện tích của vật B và D cùng dấu.                          

D. Điện tích của vật A và C cùng dấu.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện.

B. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện.

C. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.

D. Sau khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi.

Câu 4: Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong không khí

A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.        

B. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.

C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.

D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.

Câu5: Tổng điện tích dương và tổng điện tích âm trong một 1 cm3 khí Hiđrô ở điều kiện tiêu chuẩn là:

A. 4,3.103 (C) và - 4,3.103 (C).                              B. 8,6.103 (C) và - 8,6.103 (C).   

C. 4,3 (C) và - 4,3 (C).                                            D. 8,6 (C) và - 8,6 (C).

Câu 6: Khoảng cách giữa một prôton và một êlectron là r = 5.10-9 (cm), coi rằng prôton và êlectron là các điện tích điểm. Lực tương tác giữa chúng là:

A. lực hút với F = 9,216.10-12 (N).                         B. lực đẩy với F = 9,216.10-12 (N).

C. lực hút với F = 9,216.10-8 (N).                           D. lực đẩy với F = 9,216.10-8 (N).

Câu 7: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F = 1,6.10-4 (N). Độ lớn của hai điện tích đó là:

A. q1 = q2 = 2,67.10-9 (mC).                                   B. q1 = q2 = 2,67.10-7 (μC). 

C. q1 = q2 = 2,67.10-9 (C).                                      D. q1 = q2 = 2,67.10-7 (C).

Câu 8: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F1 = 1,6.10-4 (N). Để lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F2 =  2,5.10-4 (N) thì khoảng cách giữa chúng là:

A. r2 = 1,6 (m).                 B. r2 = 1,6 (cm).             C. r2 = 1,28 (m).        D. r2 = 1,28 (cm).

Câu9: Hai điện tích điểm q1 = +3 (μC) và q2 = -3 (μC),đặt trong dầu (e = 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:

A. lực hút với độ lớn F = 45 (N).                             B. lực đẩy với độ lớn F = 45 (N).

C. lực hút với độ lớn F = 90 (N).                             D. lực đẩy với độ lớn F = 90 (N).

Câu10: Hai điện tích điểm bằng nhau được đặt trong nước (\(\varepsilon\) = 81) cách nhau 3 (cm). Lực đẩy giữa chúng bằng 0,2.10-5 (N). Hai điện tích đó

A. trái dấu, độ lớn là 4,472.10-2 (μC).                     B. cùng dấu, độ lớn là 4,472.10-10 (μC).

C. trái dấu, độ lớn là 4,025.10-9 (μC).                     D. cùng dấu, độ lớn là 4,025.10-3 (μC).

Câu11: Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10-7 (C) và 4.10-7 (C), tương tác với nhau một lực 0,1 (N) trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là:

A. r = 0,6 (cm).           B. r = 0,6 (m).                     C. r = 6 (m).                  D. r = 6 (cm).

Câu12: Có hai điện tích  q1 = + 2.10-6 (C), q2 = - 2.10-6 (C), đặt tại hai điểm A, B trong chân không và cách nhau một khoảng 6 (cm). Một điện tích q3 = + 2.10-6 (C), đặt trên đương trung trực của AB, cách AB một khoảng 4 (cm). Độ lớn của lực điện do hai điện tích q1 và q2 tác dụng lên điện tích q3 là:

A. F = 14,40 (N).        B. F = 17,28 (N).                  C. F = 20,36 (N).        D. F = 28,80 (N).

Câu13: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Hạt êlectron là hạt có mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10-19 (C).

B. Hạt êlectron là hạt có khối lượng m = 9,1.10-31 (kg).

C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion.

D. êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác.

Câu14: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.

B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.

C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.

D. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm êlectron.

Câu15: Phát biết nào sau đây là không đúng?

A. Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do.   

B. Vật cách điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.

C. Vật dẫn điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.    

D. Chất điện môi là chất có chứa rất ít điện tích tự do.

Câu16: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Trong quá trình nhiễm điện do cọ sát, êlectron đã chuyển từ vật này sang vật kia.

B. Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, vật bị nhiễm điện vẫn trung hoà điện.

C. Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì êlectron chuyển từ vật chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương.

D. Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì điện tích dương chuyển từ vật vật nhiễm điện dương sang chưa nhiễm điện.

Câu17: Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì

A. hai quả cầu đẩy nhau.                                    

B. hai quả cầu hút nhau.

C. không hút mà cũng không đẩy nhau.              

D. hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau.

Câu18: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do.                

B. Trong điện môi có rất ít điện tích tự do.

C. Xét về toàn bộ thì  một vật nhiễm điện do hưởng ứng vẫn là một vật trung hoà điện.

D. Xét về toàn bộ thì  một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hoà điện.

Câu19: Hai điện tích điểm q1 = 2.10-2 (μC) và q2 = - 2.10-2 (μC) đặt tại hai điểm A và B cách nhau một đoạn a = 30 (cm) trong không khí. Lực điện tác dụng lên điện tích q0 = 2.10-9 (C) đặt tại điểm M cách đều A và B một khoảng bằng a có độ lớn là:

A. F = 4.10-10 (N).                                                      B. F = 3,464.10-6 (N).                 

C. F = 4.10-6 (N).                                                        D. F = 6,928.10-6 (N).

Câu 20: Có 3 vật dẫn, A nhiễm điện dương, B và C không nhiễm điện. Để B và C nhiễm điện trái dấu độ lớn bằng nhau thì:

A. Cho A tiếp xúc với B, rồi cho A tiếp xúc với C                   

B. Cho A tiếp xúc với B rồi cho C đặt gần B

C. Cho A gần C để nhiễm điện hưởng ứng, rồi cho C tiếp xúc với B 

D. nối C với D rồi đặt gần A để nhiễm điện hưởng ứng, sau đó cắt dây nối.

Câu 21: Hai điện tích điểm nằm yên trong chân không chúng tương tác với nhau một lực F. Người ta thay đổi các yếu tố q1, q, r thấy lực tương tác đổi chiều nhưng độ lớn không đổi. Hỏi các yếu tố trên thay đổi như thế nào?

A. q1' = - q1; q2' = 2­q; r' = r/2                                        B. q1' = q1/2; q2' = - 2­q; r' = 2r 

C. q1' = - 2q1; q2' = 2­q; r' = 2r                                       D. Các yếu tố không đổi

Câu 22: Hai điện tích điểm nằm yên trong chân không tương tác với nhau một lực F. Người ta giảm mỗi điện tích đi một nửa, và khoảng cách cũng giảm một nửa thì lực tương tác giữa chúng sẽ:

A. không đổi                      B. tăng gấp đôi                      C. giảm một nửa              D. giảm bốn lần

Câu 23: Hai điện tích điểm cách nhau một khoảng 2cm đẩy nhau một lực 1N. Tổng điện tích của hai vật bằng 5.10-5C. Tính điện tích của mỗi vật:

A. q1 = 2,6.10-5 C; q2 = 2,4.10-5 C                                  B.q1 = 1,6.10-5 C; q2 = 3,4.10-5 C

C. q1 = 4,6.10-5 C; q2 = 0,4.10-5 C                                  D. q1 = 3.10-5 C; q2 = 2.10-5 C

Câu 24: Hai quả cầu kim loại nhỏ tích điện q1 = 3μC và q2 = 1μC kích thước giống nhau cho tiếp xúc với nhau rồi đặt trong chân không cách nhau 5cm. Tính lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sau khi tiếp xúc:

A. 12,5N                             B. 14,4N                               C. 16,2N                        D. 18,3N

 Câu 25: Hai quả cầu kim loại nhỏ tích điện cách nhau 2,5m trong không khí chúng tương tác với nhau bởi lực 9mN. Cho hai quả cầu tiếp xúc nhau thì điện tích của mỗi quả cầu bằng - 3μC. Tìm điện tích của các quả cầu ban đầu:

A. q1 = - 6,8 μC; q2 = 3,8 μC                                           B. q1 = 4μC; q2 = - 7μC   

C. q1 = 1,41 μC; q2 = - 4,41μC                                        D. q1 = 2,3 μC; q2 = - 5,3 μC 

..................................................................................................................................................................................

 

Câu 90. Khi điện tích dịch chuyển trong điện trường đều theo chiều đường sức thì nó nhận được một công 10 J. Khi dịch chuyển tạo với chiều đường sức 600 trên cùng độ dài quãng đường thì nó nhận được một công là

A. 5 J.                                  B. 5\(\sqrt{3}\)/2 J.                          C. 5\(\sqrt{2}\) J.                        D. 7,5J.

Câu91. Có hai tụ điện: tụ điện 1 có điện dung C1 = 3 (μF) tích điện đến hiệu điện thế U1 = 300 (V), tụ điện 2 có điện dung C2 = 2 (μF) tích điện đến hiệu điện thế U2 = 200 (V). Nối hai bản mang điện tích cùng dấu của hai tụ điện đó với nhau. Hiệu điện thế giữa các bản tụ điện là:

A. 200 (V).                          B. 260 (V).                           C. 300 (V).                      D. 500 (V).

Câu 92. Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 50 (V). Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa hai bản tụ tăng gấp hai lần thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ có giá trị là:

A. U = 50 (V).                     B. U = 100 (V).                    C. U = 150 (V).               D. U = 200 (V).

Câu 93: Hai quả cầu kích thước giống nhau cách nhau một khoảng 20cm hút nhau một lực 4mN. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi lại đặt cách nhau với khoảng cách cũ thì chúng đẩy nhau một lực 2,25mN. Tính điện tích ban đầu của chúng:

A. q1 = 2,17.10-7 C; q2 = 0,63.10-7 C                                 

 B. q1 = 2,67.10-7 C; q2 = - 0,67.10-7 C     

C. q1 = - 2,67.10-7 C; q2 = - 0,67.10-7 C               

D. q1 = - 2,17.10-7 C; q2 = 0,63.10-7 C   

Câu 94: Người ta treo hai quả cầu nhỏ khối lượng bằng nhau m = 0,1g bằng hai sợi dây có độ dài như nhau l = 10cm( khối lượng không đáng kể). Truyền một điện tích q cho hai quả cầu thì chúng đẩy nhau cân bằng khi mỗi dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 150, lấy g = 10m/s2. Tính điện tích q:

A. 7,7nC                         B. 17,7nC                        C. 21nC                        D. 27nC

Câu 95: Một điện tích q được đặt trong điện môi đồng tính, vô hạn. Tại điểm M cách q 40cm, điện trường có cường độ 9.105V/m và hướng về điện tích q, biết hằng số điện môi của môi trường là 2,5. Xác định dấu và độ lớn của q:      

A. - 40 μC                      B. + 40  μC                       C. - 36 μC                    D. +36 μC

Câu 96: Điện tích điểm q = -3 μC đặt tại điểm có cường độ điện trường E = 12 .103 V/m, có phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới. Xác định phương chiều và độ lớn của lực tác dụng lên điện tích q:

A.  \(\vec{F}\) có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, F = 0,36N

B. \(\vec{F}\) có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, F = 0,48N

C. \(\vec{F}\) có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, F = 0,36N

D. \(\vec{F}\) có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, F = 0,036N

Câu 97: Cường độ điện trường của một điện tích điểm tại A bằng 36V/m, tại B bằng 9V/m. Hỏi cường độ điện trường tại trung điểm C của AB bằng bao nhiêu, biết hai điểm A, B nằm trên cùng một đường sức:       

A. 30V/m                      B. 25V/m                             C. 16V/m                   D. 12 V/m

Câu 98: Một điện tích điểm q = 2,5μC đặt tại điểm M trong điện trường đều mà điện trường có hai thành phần

Ex = +6000V/m, Ey = - 6\(\sqrt{3}\).103 V/m. Véctơ lực tác dụng lên điện tích q là:

A. F = 0,03N, lập với trục Oy một góc 1500                   

B. F = 0,3N, lập với trục Oy một góc 300

C. F = 0,03N, lập với trục Oy một góc 1150                 

D.F = 0,12N, lập với trục Oy một góc 1200  

Câu 99. Hai điện tích điểm q1=2.10-6 C và q2= - 8.10-6C lần lượt đặt tại A và B với AB= 10cm. Gọi \(\vec{E_{1}}\) và  \(\vec{E_{2}}\) lần lượt là vec tơ cường độ điện trường do q1, q2 sinh ra tại điểm M trên đường thẳng AB. Biết \(\vec{E_{2}}\) = 4 \(\vec{E_{1}}\)

Khẳng định nào sau đây về vị trí của điểm M là đúng?

A. M nằm trong đoạn thẳng AB với AM = 2,5cm.           

B. M nằm trong đoạn thẳng AB với AM= 5cm.              

C. M nằm ngoài đoạn thẳng AB với AM = 2,5cm.             

D. M nằm ngoài đoạn thẳng AB với AM= 5cm.  

Câu 100. Một điện tích điểm Q đặt trong không khí. Gọi EA, EB là cường độ điện trường do Q gây ra tại A và B, r là khoảng cách từ A đến Q. Cường độ điện trường do Q gây ra tại A và B lần lượt là \(\vec{E_{A}}\) và \(\vec{E_{B}}\) . Để \(\vec{E_{A}}\)  có phương vuông góc \(\vec{E_{B}}\) và EA = EB thì khoảng cách giữa A và B là

A. r \(\sqrt{3}\)                                B. r \(\sqrt{2}\)                            C. r                               D. 2r

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 11 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025