Cập nhật lúc: 14:08 14-08-2017 Mục tin: VẬT LÝ LỚP 8
CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU – CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
A. Tóm tắt lí thuyết
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian
- Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bằng công thức:
vtb = S/t
Trong đó: S là quãng đường đi được
t là thời gian để đi hết quãng đường đó
Chú ý:
- Vận tốc trung bình trên những đoạn đường khác nhau thường có giá trị khác nhau, vì vậy phải nêu rõ vận tốc trung bình trên đoạn đường cụ thể (hoặc trong thời gian xác định cụ thể).
- Vận tốc trung bình trên cả quãng đường nói chung, không bằng trung bình cộng của vận tốc trung bình trên mỗi đoạn đường liên tiếp.
B. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa
Câu C1:
Chuyển động của trục bánh xe trên máng nghiêng là chuyển động không đều vì trong cùng khoảng thời gian t = 3s, trục lăn được các quãng đường AB, BC, CD không bằng nhau và tăng dần, còn trên đoạn DE, EF là chuyển động đều vì trong cùng khoảng thời gian 3s, trục lăn được những quãng đường bằng nhau.
Câu C2
a: Là chuyển động đều
b, c, d: Là chuyển động không đều
Câu C3
Tính vận tốc trung bình trên quãng đường AB, BC, CD
vAB = 0,017m/s
vBC = 0,05 m/s
vCD = 0,08 m/s
Từ A đến D: Chuyển động của trục bánh xe là nhanh dần
Câu C4
Chuyển động của ô tô từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động không đều, 50km/h là vận tốc trung bình.
Câu C5
Vtb1 = 120/30 = 4m/s
vtb2 = 60/24 = 2,5 m/s
Vận tốc trung bình trên cả hai quãng đường: vtb = (120 + 20)/(30 + 24) = 3,3 m/s
Câu C6
S = vtb.t = 30.5 = 150 km
Câu C7
HS tự đo thời gian chạy cự li 60m và tính vận tốc trung bình
C. Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong sách bài tập
Câu 3.1
Phần 1: Câu C
Phần 2: Câu A
Câu 3.2
Công thức C
Câu 3.3
Thời gian người đi hết quãng đường đầu: t1 = S1/v1 = 3000/2 = 1500s
Quãng đường tiếp theo dài s2 = 1,95km = 1950m
Thời gian chuyển động t2 = 0,5.3600 = 1800 s
Vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường:
vtb = (s1 + s2)/(t1 + t2) = (3000 + 1950)/(1500 + 1800) = 1,5 m/s
Câu 3.4
a, Không đều
b, vtb = s/t = 100/9,78 = 10,22m/s = 36,8 km/h
Câu 3.5
a, Tính vận tốc trung bình:
v1 = 140/20 = 7m/s
v2 = (340 - 140)/(40 – 20) = 10 m/s
v3 = (428 – 340)/(60 - 40) = 4,4 /s
v5 = (516 – 428)/(80 – 60) = 4,4m/s
v6 = (604 – 516)/(100 – 80) = 4,4m/s
v7 = (692 – 604)/(120 – 100) = 4,4 m/s
v8 = (780 – 692)/(140 – 120) = 4,4 m/s
v9 = (880 – 780)/(160 – 140) = 5 m/s
v10 = (1000 – 880)/(180 – 160) = 6m/s
Nhận xét:
- Trong hai quãng đường đầu, vận động viên chuyển động nhanh dần
- Trong 5 quãng đường tiếp theo, vận động viên chuyển động đều
- Trong hai quãng đường sau cùng, vận động viên chuyển động nhanh dần
b, Vận tốc trung bình trong cả chặng đường đua là:
vtb = s/t = 1000/180 = 5,56 ms
Câu 3.6
a, Quãng đường từ A tới B:
S1 = 45km = 45000m;
t1 = 2h15ph = 8100 s;
v1 = 45000/8100 = 5,56m/s
Quãng đường từ B đến C:
S2 = 30km = 30000m; t2 = 24ph = 1440 ;
v2 = 30000/1440 = 20,83 m/s
Quãng đường từ C tới D:
S3 = 10km = 10000m; t3 = (1/4).3600s = 900s
v3 = 10000/900 = 11,11m/s
Trên toàn bộ đường đua:
S = S1 + S2 + S3 = 45000 + 30000+ 10000 = 85000m
t = t1 + t2 + t3 = 8100 + 1440 + 900 = 10440s
vtb = S/t = 85000/10400 = 8,14 m/s
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025