CHUYỂN ĐỘNG CƠ – CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

Cập nhật lúc: 12:03 22-08-2016 Mục tin: Vật lý lớp 10


Bài viết tổng hợp toàn bộ các dạng bài và phương pháp giải của phần chuyển động cơ học. Các bài tập trắc nghiệp giúp học sinh củng cố kiến thức hơn trong quá trình học tập trên lớp.

CHUYỂN ĐỘNG CƠ – CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

CHUYỂN ĐỘNG CƠ.

1.Chuyển động cơ, chất điểm:

      a. Chuyển động cơ:

Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với vật khác theo thời gian.

- Chuyển động cơ có tính tương đối – phụ thuộc vào vật mốc chúng ta chọn.

      b. Chất điểm: là vật có kích thước rất nhỏ so với phạm vi mà nó chuyển động.

      c. Quỹ đạo: Là đường mà chất điểm vạch ra khi chuyển động

2. Hệ quy chiếu: Để nghiên cứu chuyển động của một chất điểm, ta phải chọn hệ quy chiếu:

                             + Một vật làm mốc

                             + Một hệ tọa độ (Oxy) gắn với vật làm mốc.

                             + Một gốc (mốc) thời gian và một đồng hồ.

 

 

Chuyển động cơ học

1. Chọn câu khẳng định ĐÚNG. Đứng ở Trái Đất ta sẽ thấy: 

 

A.Mặt Trời đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. 

 

B.Mặt Trời và Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng quay quanh trái đất. 

 

C.Mặt Trời đứng yên, Trái Đất và Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời. 

 

D.Trái Đất đứng yện, Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. 

 

2. Điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về chất điểm?   A. Chất điểm là những vật có kích thước nhỏ

 

C. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ so với chiều dài quĩ đạo của vật

 

B. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ      D. Các phát biểu A, B, C đều đúng

 

3. Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật là chất điểm?

 

A. Trái đất trong chuyển động tự quay quanh mình nĩ.                B. Hai hịn bi lc va chạm vo nhau.

 

  1. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước.                             D. Giọt nước mưa lúc đang rơi.

 

4. Trường hợp nào sau đây khơng thể coi vật chuyển động như một chất điểm?

 

A. Viên  đạn bay trong không khí long.                                       B. Tri đất quay quanh mặt trời.

 

C. Viên bi rời từ tầng thứ năm của một tịa nh xuống đất.            D. Trái đất quay quanh trục của nó.

 

5. Trường hợp nào sau đây vật có thể coi là chất điểm?

 

A. Ôtô đang di chuyển trong sân trường              B.Trái Đất  chuyển động tự quay quanh trục của nó

 

C.Viên bi rơi từ tầng thứ năm của toà nhà xuống đất            D. Giọt cà phê đang nhỏ xuống ly

 

6. Nếu nói " Trái Đất quay quanh Mặt Trời " thì trong cu nĩi ny vật no được chọn làm vật mốc:

 

A. Cả Mặt Trời và Trái Đất.           B. Trái Đất.               C. Mặt Trăng.              D. Mặt Trời.

 

7. Một hành khách ngồi trong toa tàu H, nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu N bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau. Hỏi toa tàu nào chạy?  A.Tàu H đứng yên, tàu N chạy.                  

 

B.Tàu H chạy, tàu N đứng yên       C.Cả hai tàu đều chạy           D.A, B, C đều sai.

 

8. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về chuyển động cơ?

 

A. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí từ nơi này sang nơi khác

 

B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian

 

C. Chuyển động cơ là sự di chuyển của vật        D. Các phát biểu A, B, C đều đúng

 

9. Chọn cu pht biểu đúng? Một hệ quy chiếu gồm:   A. Một mốc thời gian và một đồng hồ.

 

B. Một vật lm mốc, một hệ trục tọa độ gắn với vật làm mốc đó và một thước đo.

C. Vật làm mốc, hệ tọa độ, gốc thời gian và đồng hồ.                       D. Một vật làm mốc, một hệ trục tọa độ

Tốc độ trung bình

1. Một xe chạy trong 5h: 2h đầu xe chạy với tốc độ trung bình 60km/h, 3h sau xe chạy với tốc độ trung bình 40km/h.Tính tốc  tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động.

A. 48km/h          B. 8km/h          C. 58km/h          D. 4km/h.

3. Một xe đi nửa đoạn đường đầu tiên với tốc độ trung bình v1=12km/h và nữa đoạn đường sau với tốc độ trung bình v2=20km/h. Tính tốc độ trung bình trên cả đoạn đường: A. 30km/h   B. 15km/h    C. 16km/h     D. 32km/h

4. Một ngừơi đi xe đạp trên 2/3 đoạn đừơng đầu với tốc độ trung bình 10km/h và 1/3 đoạn đừơng sau với tốc độ trung  bình 20km/h. Tốc trung bình của ngừơi đi xe đạp trên cả quảng đừơng là 

A. 12km/h      B. 15km/h      C. 17km/h       D. 13,3km/h  

Xác định vị trí hai vật gặp nhau hoặc cách nhau một khỏang s

Phương pháp lập pt chuyển động-xác định vị trí hai vật gặp nhau

-          Bước 1: chọn hệ quy chiếu

-          Bước 2: vẽ hình biểu diễn các vecto vận tốc.

-          Bước 3: Viết phương trình chuyển động: x = x0 + vt

-          Bước 4: + Xác định thời điểm hai vật gặp nhau: Cho x1 = x2 tìm được thời điểm 2 vật gặp nhau, thế t

vào x1 hoặc x2 để tìm vị trí hai vật gặp nhau

             + Xác định thời điểm hai vật cách nhau một khoảng s: cho   tìm được t, thế t vào x1 hoặc x2 để tìm vị trí hai vật.

** Chú ý:  + Nếu chọn gốc tọa độ và gốc thời gian tại vị trí vật bắt đầu dời chổ (x0 = 0; t0 = 0) thì x = s = vt

+ Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động của một vật nào đó (nếu có nhiều vật)

+ Vật ở phía dương của trục tọa độ x > 0; Vật ở phía âm của trục tọa độ x < 0

+ Vật chuyển động cùng chiều dương v > 0; Vật chuyển động cùng chiều dương v < 0

*****************************

1. Từ thực tế, hãy xem trường hợp nào dưới đây quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng?

A. Một viên bi rơi từ độ cao 2m.

B. Một Ôtô đang chạy trên quốc lộ 1 theo hướng Hà Nội – TP Hồ Chí Minh.

C. Một hòn đá được ném theo phương ngang.                 D. Một tờ giấy rơi từ độ cao 3m.

2. Trong chuyển động thẳng đều:

A. Đường đi S tỉ lệ thuận với vận tốc v.                           B. Tọa độ x tỉ lệ thuận với vận tốc v.

C. Tọa độ x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.   D. Đường đi S tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t

3. Chọn công thức đúng của tọa độ chất điểm chuyển động thẳng đều?

A. x + x0 = vt        B.  x = v +x0t              C.  x – x0 = vt              D. x = (x0 + v)t.

4. Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 5 + 60t (x đo bằng kilômét và t đo bằng giờ). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu ?

A.Từ điểm O, với vận tốc 5km/h.                                    B.Từ điểm O, với vận tốc 60 km/h.

C.Từ điểm M, cách O là 5 km, với vận tốc 5 km/h.        D.Từ điểm M, cách O là 5 km, với vận tốc 60 km/h.

5. Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 4 – 10t (x đo bằng kilômét và t đo bằng giờ).Quãng đường đi được của chất điểm sau 2h chuyển động là:

A. -20 km.             B. 20 km.        C. -8 km.         D. 8 km.

6. Phương trình của một vật chuyển động thẳng có dạng: x = -3t + 4 (m; s). Kết luận nào sau đây ĐÚNG

A. Vật chuyển động theo chiều dương trong suốt thời gian chuyển động

B. Vật chuyển động ngược chiều dương trong suốt thời gian chuyển động

C. Vật đổi chiều chuyển động từ dương sang âm tại thời điểm  t= 4/3

D. Vật đổi chiều chuyển động từ âm sang dương tại toạ độ  x= 4

7. Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v= 2m/ s. Và lúc t= 2s thì vật có toạ độ x= 5m. Phương trình chuyển động của vật là:  A. x= 2t +5              B. x=  -2t +5               C. x= 2t +1                  D.x=  -2t +1

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 10 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025