Biểu diễn lực

Cập nhật lúc: 14:03 17-08-2017 Mục tin: VẬT LÝ LỚP 8


Tài liệu tổng hợp tất cả kiến thức biểu diễn lực. Sau đó hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa và sách bài tập. Giúp các em nhận biết được lực là đại lượng vecto, biểu diễn được vecto lực.

 BIỂU DIỄN LỰC

A. Tóm tắt lí thuyết

- Lực có thể làm biến dạng, thay đổi chuyển động (nghĩa là thay đổi vận tốc) của vật.

- Lực là một đại lượng vecto được biểu diễn bằng một mũi tên có:

  + Gốc là điểm đặt của lực

  + Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực

  + Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước

B. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK

Câu C1

Mô tả hiện tượng vẽ trong các hình 4.1, 4.2 SGK

Hình 4.1: Lực hút của nam châm lên miếng thép làm tăng vận tốc của xe lăn, nên xe lăn chuyển động nhanh lên.

Hình 4.2: Lực tác dụng của vợt lên quả bóng làm quả bóng biến dạng và ngược lại, lực của quả bóng đập vào vợt làm vật bi biến dạng.

Câu C2

- Trọng lực của một vật có khối lượng 5kg (tỉ xích 0,5cm ứng với 10N)

 

 - Lực kéo 15000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ xích 1cm ứng với 5000N)

Câu C3

a. \(\underset{F}{\rightarrow}_1\): điểm đặt tại A, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên, cường độ lực F1 = 20N

b. \(\underset{F}{\rightarrow}_2\): điểm đặt tại B, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải cường độ F2 = 30N

c. \(\underset{F}{\rightarrow}_3\): điểm đặt tại C, phương nghiêng 1 góc 300 so với phương nằm ngang, chiều hướng lên, cường độ F3 = 30N

B. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong sách bài tập

Câu 4.1.  Đáp án D

Câu 4.2

Có thể chọn:

-         Thả viên bi lăn trên máng nghiêng xuống, lực hút của Trái Đất làm tăng vận tốc của viên bi

-         Xe đang chuyển động, nếu hãm phanh, lực cản làm vận tốc xe giảm

Câu 4.3

-         Khi thả vật rơi, do sức hút của Trái Đất, vận tốc của vật tăng

-         Khi quả bóng lăn vào bãi cát, do lực cản của cát nên vận tốc của bóng bị giảm

Câu 4.4

a. Vật chịu tác dụng của hai lực:

 - Lực kéo \(\underset{F}{\rightarrow}_k\) có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 250N

 -  Lực cản \(\underset{F}{\rightarrow}_c\) có phương ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ 150N

b. Vật chịu tác dụng của hai lực:

 - Trọng lực \(\underset{P}{\rightarrow}\) có phương thẳng đứng, chiều từ  trên xuống, cường độ 200N.

 - Lực kéo \(\underset{F}{\rightarrow}_k\) có phương nghiêng 1 góc 300 so với phương nằm ngang, chiều hướng lên, cường độ 300N.

Câu 4.5

  1.  

  

b.

   

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 8 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025