Phản ứng hạt nhân từ cơ bản đến nâng cao ( hay, chuẩn)

Cập nhật lúc: 11:35 05-08-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12


Bài viết tóm tắt lý thuyết cơ bản về phản ứng hạt nhân: Định nghĩa, các định luật bảo toàn và giới thiêu các bài tập từ đơn giản đến nâng cao, từ dễ đến khó, từ lý thuyết đến bài tập để bạn đọc củng cố kiến thức. Nội dung bài viết trên trang chỉ giới thiệu 1 phần kiến thức của tài liệu. Để xem đầy đủ tài liệu bạn đọc hãy doawload ( miễn phí)

PHẢN ỨNG HẠT NHÂN TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

I. PHẢN ỨNG HẠT NHÂN : là quá trình biến đổi hạt nhân, được phân làm hai loại.

1. Phản ứng hạt nhân tự phát: quá trình tự phân rã của hạt nhân không bền thành các hạt nhân khác(sự phóng xạ) \(_{Z}^{A}\textrm{A}\rightarrow _{Z_{1}}^{A_{1}}\textrm{C}+_{Z_{2}}^{A_{2}}\textrm{D}\)

Trong đó: A là hạt nhân mẹ; C là hạt nhân con; D là tia phóng xạ

Phản ứng hạt nhân kích thích : quá trình các hạt nhân tương tác với nhau để tạo ra các hạt nhân khác

\(_{Z_{1}}^{A_{1}}\textrm{A}+_{Z_{2}}^{A_{2}}\textrm{B}\rightarrow _{Z_{3}}^{A_{3}}\textrm{C}+_{Z_{4}}^{A_{4}}\textrm{D}\) 

Trong đó: A;B là hai hạt nhân tương tác; C; D là hai hạt nhân tạo thành

Chú ý:

-  A; B; C; D có thể là các hạt sơ cấp. Các hạt thường gặp trong phản ứng hạt nhân Prôtôn (\(_{1}^{1}\textrm{p}=_{1}^{1}\textrm{H}\)); Nơtrôn

(\(_{0}^{1}\textrm{n}\)); Heli (\(_{2}^{4}\textrm{He}=\alpha\)); Electrôn (\(\beta ^{-}=_{-1}^{0}\textrm{e}\)); Pôzitrôn (\(\beta ^{+}=_{+1}^{0}\textrm{e}\))

-  Tổng số hạt nhân trước và sau phản ứng có thể nhiều hoặc ít hơn 2.

2.  Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân

a. Định luật bảo toàn số nuclôn (số khối A) \(A_{1}+A_{2}=A_{3}+A_{4}\)            

b. Định luật bảo toàn điện tích (nguyên tử số Z) \(Z_{1}+Z_{2}=Z_{3}+Z_{4}\)

c. Định luật bảo toàn động lượng: \(\Sigma \overrightarrow{P_{t}}=\Sigma \overrightarrow{P_{s}}\)   

d. Định luật bảo toàn năng lượng toàn phần: tổng năng lượng toàn phần trước và sau phản ứng luôn bằng nhau.  

CHÚ Ý:

- Phản ứng hạt nhân không bảo toàn khối lượng, không bảo toàn số hạt nơtron.

- Năng lượng toàn phần của một hạt nhân: gồmnăng lượng nghỉ E và năng lượng thông thường (động năng \(W_{n}\))

\(W_{tp}=E+W_{n}=mc^{2}+\frac{1}{2}mv^{2}\)

Định luật bảo toàn năng lượng toàn phần có thể viết tường minh cho phản ứng hạt nhân như sau:

      \(W_{n_{A}}+W_{n_{B}}+m_{A}c^{2}+m_{B}c^{2}=W_{n_{C}}+W_{n_{D}}+m_{C}c^{2}+m_{D}c^{2}\)

- Liên hệ giữa động lượng và động năng \(P^{2}=2mW_{n}\) hay \(W_{n}=\frac{P^{2}}{2m}\)          

3. Năng lượng của một phản ứng hạt nhân:

 \(W=(\Sigma m_{tr}-\Sigma m_{sau}).c^{2}=(M_{0}-M)c^{2}=\begin{bmatrix} (m_{A}+m_{B})-(m_{C}+m_{D}) \end{bmatrix}c^{2}\)

-  Nếu : \(W_{p}> 0\) :Phản ứng tỏa năng lượng; \(W_{P}< 0\): Phản ứng thu năng lượng.

CHÚ Ý:

- Trong trường hợp: m (kg); \(W_{p}(J)\): \(W_{p}=(M_{0}-M).c^{2}=(\Delta M-\Delta M_{0}).c^{2}(J)\)

- Trong trường hợp: \(m(u);W_{p}(MeV)\): \(W_{p}=(M_{0}-M).931,5MeV=(\Delta M-\Delta M_{0}).931,5MeV\) 

+ Nếu M0 > M: \(W_{p}> 0\): phản ứng tỏa năng lượng

+ Nếu M0 < M : \(W_{P}< 0\): phản ứng thu năng lượng

II. PHÓNG XẠ:

1. Khái niệm: là loại phản ứng hạt nhân tự phát hay là hiện tượng hạt nhân không bền vững tự phát phân rã, phóng ra các bức xạ gọi là tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác. Quá trình phân rã phóng xạ chính là quá trình dẫn đến sự biến đổi hạt nhân.

CHÚ Ý:

+ Tia phóng xạ không nhìn thấy nhưng có những tác dụng lý hoá như ion hoá môi trường, làm đen kính ảnh, gây ra các phản ứng hoá học.

+ Quy ước gọi hạt nhân ban đầu là hạt nhân mẹ, hạt nhân hình thành sau là hạt nhân con.

+ Hiện tượng phóng xạ hoàn toàn do các nguyên nhân bên trong hạt nhân gây ra.không hề phụ thuộc vào các yếu tố lý hoá bên ngoài (nguyên tử phóng xạ nằm trong các hợp chất khác nhau có nhiệt độ, áp suất khác nhau đều xảy ra phóng xạ như nhau đối với cùng loại).

2. Phương trình phóng xạ: \(_{Z_{1}}^{A_{1}}\textrm{X}\rightarrow _{Z_{2}}^{A_{2}}\textrm{Y}+_{Z_{3}}^{A_{3}}\textrm{Z}\)

Trong đó:

\(_{Z_{1}}^{A_{1}}\textrm{X}\) là hạt nhân mẹ; \(_{Z_{2}}^{A_{2}}\textrm{Y}\)là hạt nhân con; \(_{Z_{3}}^{A_{3}}\textrm{Z}\) là tia phóng xạ

3.Các loại phóng xạ:

a. Phóng xạ \(\alpha\): \(_{Z}^{A}\textrm{X}\rightarrow _{2}^{4}\textrm{He}+_{Z-2}^{A-4}\textrm{Y}\)

  • Tia \(\alpha\):

- Bản chất của tia \(\alpha\): Tia \(\alpha\) là dòng hạt nhân  \(_{2}^{4}\textrm{He}\), mang + 2 đơn vi điện tích(+2e)

- Đặc điểm của tia \(\alpha\): Tốc độ chậm (cỡ 20000Km/s),đi không xa (vài cm trong không khí hoặc vài \(\mu m\) trong chất rắn); bị lệch trong điện từ trường

b. Phóng xạ \(\beta ^{-}\): \(_{Z}^{A}\textrm{X}\rightarrow _{-1}^{0}\textrm{e}+_{Z+1}^{A}\textrm{Y}\)

  • Tia \(\beta ^{-}\) :

-Bản chất của tia \(\beta ^{-}\) : Tia \(\beta ^{-}\) là dòng hạt electron, mang – 1 đơn vi điện tích(-1e)

-Đặc điểm của tia \(\beta ^{-}\): Tốc độ xấp xỉ tốc độ ánh sáng, đi xa hơn tia \(\alpha\) (vài m trong không khí,vài mm trong kim loại)

c. Phóng xạ \(\beta ^{+}\): \(_{Z}^{A}\textrm{X}\rightarrow _{1}^{0}\textrm{e}+_{Z-1}^{A}\textrm{Y}\)

  • Tia \(\beta ^{+}\):

- Bản chất của tia \(\beta ^{+}\): Tia \(\beta ^{+}\) là dòng hạt pozitron, mang + 1đ.v.đ.tích.(pozitron là phản hạt của electron)

- Đặc điểm của tia \(\beta ^{+}\): Giống như tia \(\beta ^{-}\).

d. Phóng xạ \(\gamma\): Phóng xạ \(\gamma\) thường đi kèm theo với các phóng xạ \(\alpha\), \(\beta ^{-}\), \(\beta ^{+}\). Phóng xạ \(\gamma\) có được do quá trình hạt nhân chuyển mức năng lượng từ trạng thái kích thích về trạng thái cơ bản. Riêng phóng xạ \(\gamma\) không làm biến đổi hạt nhân.

  • Tia \(\gamma\):

- Bản chất của tia \(\gamma\): là một bức xạ điện từ , \(\lambda _{\gamma }< \lambda _{X}\).

- Đặc điểm của tia \(\gamma\):Tốc độ ánh sáng, đâm xuyên rất mạnh (mạnh hơn tia X rất nhiều)

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:

I.  KIẾN THỨC CƠ BẢN:

Câu 1. Chọn phát biểu đúng. Phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn nào?

  A. Bảo toàn điện tích, khối lượng, năng lượng.                                  

   B. Bảo toàn điện tích, số khối, động lượng.

  C. Bảo toàn điện tích, khối lượng, động lượng, năng lượng.               

  D. Bảo toàn điện tích, số khối, động lượng, năng lượng.

Câu 2. Trong phản ứng hạt nhân không có định luật bảo toàn nào sau

  A. định luật bảo toàn động lượng.                       B. định luật bảo toàn số hạt nuclôn.

  C. định luật bào toàn số hạt prôtôn.                     D. định luật bảo toàn điện tích.

Câu 3. Cho phản ứng hạt nhân sau:  \(_{4}^{9}\textrm{Be}+p\rightarrow X+_{3}^{6}\textrm{Li}\). Hạt nhân X là

  A. Hêli.                        B. Prôtôn.                        C. Triti.                          D. Đơteri.

Câu 4. Cho phản ứng hạt nhân sau: \(_{17}^{37}\textrm{Cl}+X\rightarrow n+_{18}^{37}\textrm{Ar}\). Hạt  nhân X là

  A. \(_{1}^{1}\textrm{H}\).                          B. \(_{1}^{2}\textrm{D}\).                              C. \(_{1}^{3}\textrm{T}\).                             D. \(_{2}^{4}\textrm{He}\).

Câu 5. Trong phản ứng hạt nhân không có định luật bảo toàn nào sau

  A. định luật bảo toàn động lượng.                       B. định luật bảo toàn số hạt nuclôn.

  C. định luật bào toàn số hạt prôtôn.                     D. định luật bảo toàn điện tích.

Câu 6. Phản ứng hạt nhân thực chất là:

  A. mọi quá trình dẫn đến sự biến đổi hạt nhân.                                 

  B. sự tương tác giữa các nuclon trong hạt nhân.

  C. quá trình phát ra các tia phóng xạ của hạt nhân.    

  D. quá trình giảm dần độ phóng xạ của một lượng chất phóng xạ.

Câu 7. Chọn câu đúng. Trong phản ứng hạt nhân có định luật bảo toàn nào sau ?

  A. định luật bảo toàn khối lượng.                        B. định luật bảo toàn năng lượng nghỉ.

  C. định luật bảo toàn động năng.                         D. định luật bảo toàn năng lượng toàn phần.

Câu 8. Thông tin nào sau đây là sai khi nói về các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân ?

  A. Tổng số hạt nuclon của hạt tương tác bằng tổng số nuclon của các hạt sản phẩm.

  B. Tổng số các hạt mang điện tích tương tác bằng tổng các hạt mang điện tích sản phẩm.

  C. Tổng năng lượng toàn phần của các hạt tương tác bằng tổng năng lượng toàn phần của các hạt sản phẩm.

  D. Tổng các vectơ động lượng của các hạt tương tác bằng tổng các vectơ động lượng của các hạt sản phẩm.

Câu 9. Phản ứng hạt nhân là:

  A. Sự biến đổi hạt nhân có kèm theo sự tỏa nhiệt.

  B. Sự tương tác giữa hai hạt nhân (hoặc tự hạt nhân) dẫn đến sự biến đổi của chúng thành hai hạt nhân khác.

  C. Sự kết hợp hai hạt nhân nhẹ thành một hạt nhân nặng.

  D. Sự phân rã hạt nhân nặng để biến đổi thành hạt nhân nhẹ bền hơn.

Câu 10. Các phản ứng hạt nhân không tuân theo các định luật nào?

  A. Bảo toàn năng lượng toàn phần                     B. Bảo toàn điện tích

  C. Bảo toàn khối lượng                                       D. Bảo toàn động lượng

Câu 11. Chọn phát biểu đúng. Phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn nào?

  A. Bảo toàn điện tích, khối lượng, năng lượng.                                  

   B. Bảo toàn điện tích, số khối, động lượng.

  C. Bảo toàn điện tích, khối lượng, động lượng, năng lượng.

  D. Bảo toàn điện tích, số khối, động lượng, năng lượng.

Câu 12. Trong phản ứng hạt nhân: \(_{4}^{9}\textrm{Be}+_{2}^{4}\textrm{He}\rightarrow _{0}^{1}\textrm{n}+X\), hạt nhân X có:

  A. 6 nơtron và 6 proton.                                  B. 6 nuclon và 6 proton. 

  C. 12 nơtron và 6 proton.                                D. 6 nơtron và 12 proton.

Câu 13. Trong phản ứng hạt nhân không có định luật bảo toàn nào sau

  A. định luật bảo toàn động lượng.                   B. định luật bảo toàn số hạt nuclôn.

  C. định luật bào toàn số hạt prôtôn.                 D. định luật bảo toàn điện tích.

Câu 14. Chọn phát biểu đúng. Phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn nào?

  A. Bảo toàn điện tích, khối lượng, năng lượng.                                  

  B. Bảo toàn điện tích, số khối, động lượng.

  C. Bảo toàn điện tích, khối lượng, động lượng, năng lượng.               

   D. Bảo toàn điện tích, số khối, động lượng, năng lượng.

Câu 15. Cho phản ứng hạt nhân \(_{17}^{37}\textrm{Cl}+p\rightarrow _{18}^{37}\textrm{Ar}+n\), khối lượng của các hạt nhân là m(Ar) = 36,956889u, m(Cl) = 36,956563u, m(n) = 1,008670u, m(p) = 1,007276u, 1u = 931,5MeV/c2. Năng lượng mà phản ứng này toả ra hoặc thu vào là bao nhiêu?

  A. Toả ra 1,60132MeV.                                    B. Thu vào 1,60218MeV.                

  C. Toả ra 2,562112.10-19J.                               D. Thu vào 2,562112.10-19J.

Câu 16. Cho phản ứng hạt nhân \(\alpha +_{13}^{27}\textrm{Al}\rightarrow _{15}^{30}\textrm{P}+n\), khối lượng của các hạt nhân là m = 4,0015u, mAl = 26,97435u, mP = 29,97005u, mn = 1,008670u, 1u = 931,5Mev/c2. Năng lượng mà phản ứng này là?

A. Toả ra 4,275152MeV.                                    B. Thu vào 2,673405MeV.              

C. Toả ra 4,275152.10-13J.                                 D. Thu vào 2,67197.10-13J.

Câu 17. Cho phản ứng hạt nhân \(_{4}^{9}\textrm{Be} +_{1}^{1}\textrm{H}\rightarrow _{2}^{4}\textrm{He}+_{3}^{7}\textrm{Li}\). Hãy cho biết đó là phản ứng tỏa năng lượng hay thu năng lượng. Xác định năng lượng tỏa ra hoặc thu vào. Biết mBe = 9,01219 u; mp = 1,00783 u; mLi = 6,01513 u;  mX = 4,0026 u; 1u = 931,5 MeV/c2.

  A. Tỏa 2,132MeV.                                             B. Thu 2,132MeV.  

  C. Tỏa 3,132MeV.                                             D. Thu 3,132MeV.

Câu 18(TN2012): Cho phản ứng hạt nhân: \(_{84}^{210}\textrm{Po}\rightarrow _{Z}^{A}\textrm{X}+_{82}^{206}\textrm{Pb}\). Hạt X

  A. \(_{2}^{4}\textrm{He}\)                         B. \(_{2}^{3}\textrm{He}\)                         C. \(_{1}^{1}\textrm{H}\)                          D. \(_{2}^{3}\textrm{H}\)

Câu 19(TN2007): Cho phản ứng hạt nhân:  α + \(_{13}^{27}\textrm{Al}\) → X + n. Hạt nhân X là

  A. \(_{10}^{20}\textrm{Ne}\)                        B. \(_{12}^{24}\textrm{Mg}\)                        C. \(_{11}^{23}\textrm{Na}\)                        D. \(_{15}^{30}\textrm{P}\)

Câu 20(TN2008): Cho phản ứng hạt nhân  α + \(_{13}^{27}\textrm{Al}\) → \(_{15}^{30}\textrm{P}\) + X thì hạt X là

  A. prôtôn.                   B. êlectrôn.                   C. nơtrôn.                   D. pôzitrôn.

Câu 21(TN2008): Khi nói về phản ứng hạt nhân, phát biểu nào sau đây là đúng?

  A. Tổng động năng của các hạt trước và sau phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn.

  B. Năng lượng toàn phần trong phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn.

  C. Tổng khối lượng nghỉ của các hạt trước và sau phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn.

  D. Tất cả các phản ứng hạt nhân đều thu năng lượng.

Câu 22(TN2010) Cho phản ứng hạt nhân \(_{Z}^{A}\textrm{X}+_{4}^{9}\textrm{Be}\rightarrow _{6}^{12}\textrm{C}+_{0}^{1}\textrm{n}\). Trong phản ứng này X là

  A. prôtôn.                   B. hạt α.                      C. êlectron.                  D. pôzitron.

II. KIẾN THỨC NÂNG CAO:

Câu 1 (CĐ2007). Xét một phản  ứng hạt nhân:  H12 + H12 → He23 +  n01 . Biết khối lượng của các hạt nhân H12 MH = 2,0135u; mHe = 3,0149u; mn  = 1,0087u; 1 u = 931 MeV/c2. Năng lượng phản ứng trên toả ra là

  A. 7,4990 MeV           B. 2,7390 MeV            C. 1,8820 MeV            D.3,1654 MeV

Câu 2. Cho phản ứng hạt nhân: \(_{1}^{3}\textrm{T}+_{1}^{2}\textrm{D}\rightarrow _{2}^{4}\textrm{He}+X+17,6MeV\). Tính năng lượng toả ra từ phản ứng trên khi tổng hợp được 2g Hêli.

  A.52,976.1023MeV     B.5,2976.1023MeV      C.2,012.1023MeV      D.2,012.1024MeV 

Câu 3. Biết phản ứng nhiệt hạch \(_{1}^{2}\textrm{D}+_{1}^{2}\textrm{D}\rightarrow _{2}^{4}\textrm{Ne}+n\) tỏa ra một năng lượng bằng 3,25MeV. Biết độ hụt khối của \(_{1}^{2}\textrm{D}\) là \(\Delta m_{D}=0,0024u\) và 1u = 931,5MeV/c2. Năng lượng liên kết của hạt nhân \(_{2}^{4}\textrm{He}\) là:

  A. 8,52MeV                B. 9,24MeV                 C. 7,72MeV                 D. 5,22MeV

Câu 4 (CĐ2009): Cho phản ứng hạt nhân: \(_{11}^{23}\textrm{Na}+_{1}^{1}\textrm{H}\rightarrow _{2}^{4}\textrm{He}+_{10}^{20}\textrm{Ne}\). Lấy khối lượng các hạt nhân \(_{11}^{23}\textrm{Na}\); \(_{10}^{20}\textrm{Ne}\); \(_{2}^{4}\textrm{He}\); \(_{1}^{1}\textrm{H}\) lần lượt là 22,9837 u; 19,9869 u; 4,0015 u; 1,0073 u và 1u = 931,5 MeV/c2. Trong phản ứng này, năng lượng

  A. thu vào là 3,4524 MeV.                              B. thu vào là 2,4219 MeV.       

  C. tỏa ra là 2,4219 MeV.                                 D. tỏa ra là 3,4524 MeV.

Câu 5(CĐ2010): Cho phản ứng hạt nhân \(_{1}^{3}\textrm{H}+_{1}^{2}\textrm{H}\rightarrow _{2}^{4}\textrm{He}+_{0}^{1}\textrm{n}+17,6MeV\). Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được 1 g khí heli xấp xỉ bằng

  A. 4,24.108J.               B. 4,24.105J.                C. 5,03.1011J.              D. 4,24.1011J.

Câu 6(CĐ2010): Dùng hạt prôtôn có động năng 1,6 MeV bắn vào hạt nhân liti (\(_{3}^{7}\textrm{Li}\)) đứng yên. Giả sử sau phản ứng thu được hai hạt giống nhau có cùng động năng và không kèm theo tia \(\gamma\). Biết năng lượng tỏa ra của phản ứng là 17,4 MeV. Động năng của mỗi hạt sinh ra là

  A. 19,0 MeV.              B. 15,8 MeV.               C. 9,5 MeV.                 D. 7,9 MeV.

Câu 7(CĐ2011) Dùng hạt \(\alpha\) bắn phá hạt nhân nitơ đang đứng yên thì thu được một hạt proton và hạt nhân ôxitheo phản ứng: \(\alpha +_{7}^{14}\textrm{N}\rightarrow _{8}^{17}\textrm{O}+_{1}^{1}\textrm{p}\). Biết khối lượng các hạt trong phản ứng trên là: \(m_{\alpha }=4,0015u\); \(m_{N }=13,9992u\); \(m_{O}=16,9947u\)\(m_{p}=1,0073u\). Nếu bỏ qua động năng của các hạt sinh ra thì động năng tối thiểu của hạt \(\alpha\) là

  A. 1,503 MeV.            B. 29,069 MeV.           C. 1,211 MeV.             D. 3,007 Mev.

Câu 8(CĐ2013): Dùng một hạt có động năng 7,7 MeV bắn vào hạt nhân N đang đứng yên gây ra phản ứng \(\alpha +_{7}^{14}\textrm{N}\rightarrow _{8}^{17}\textrm{O}+_{1}^{1}\textrm{p}\). Hạt  prôtôn bay ra theo phương vuông góc với phương bay tới của hạt \(\alpha\). Cho khối lượng các hạt nhân  \(m_{\alpha }=4,0015u\)\(m_{N }=13,9992u\)\(m_{O}=16,9947u\)\(m_{p}=1,0073u\). Biết 1u = 931,5 MeV/c2. Động năng của hạt O là

  A. 6,145 MeV.            B. 2,214 MeV.             C. 1,345 MeV.            D. 2,075 MeV.

Câu 9(CĐ2012): Cho phản ứng hạt nhân :\(_{1}^{2}\textrm{D}+_{1}^{2}\textrm{D}\rightarrow _{2}^{3}\textrm{He}+_{0}^{1}\textrm{n}\). Biết khối lượng của \(_{1}^{2}\textrm{D};_{2}^{3}\textrm{He};_{0}^{1}\textrm{n}\) lần lượt là mD=2,0135u; mHe = 3,0149 u; mn = 1,0087u. Năng lượng tỏa ra của phản ứng trên bằng

A. 1,8821 MeV.             B. 2,7391 MeV.          C. 7,4991 MeV.           D. 3,1671 MeV

Câu 10(CĐ2013): Một lò phản ứng phân hạch có công suất 200 MW. Cho rằng toàn bộ năng lượng mà lò phản ứng này sinh ra đều do sự phân hạch của 235U và đồng vị này chỉ bị tiêu hao bởi quá trình phân hạch. Coi mỗi năm có 365 ngày; mỗi phân hạch sinh ra 200 MeV; số A-vô-ga-đrô NA = 6,02.1023 mol-1. Khối lượng 235U mà lò phản ứng tiêu thụ trong 3 năm là

  A. 461,6 g.                  B. 461,6 kg.                 C. 230,8 kg.                D.  230,8 g.

Câu 11(ĐH2010) Dùng một prôtôn có động năng 5,45 MeV bắn vào hạt nhân Be đang đứng yên. Phản ứng tạo ra hạt nhân X và hạt α. Hạt α bay ra theo phương vuông góc với phương tới của prôtôn và có động năng 4 MeV. Khi tính động năng của các hạt, lấy khối lượng các hạt tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử bằng số khối của chúng. Năng lượng tỏa ra trong phản ứng này bằng

 A. 3,125 MeV.             B. 4,225 MeV.             C. 1,145 MeV.            D. 2,125 MeV.

Câu 12(ĐH2010) Cho phản ứng hạt nhân \(_{1}^{3}\textrm{H}+_{1}^{2}\textrm{D}\rightarrow _{2}^{4}\textrm{He}+_{0}^{1}\textrm{n}+17,6MeV\). Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được 1g khí heli xấp xỉ bằng

  A. 4,24.108J.               B. 4,24.105J.                C. 5,03.1011J.              D. 4,24.1011J.

Câu 13(ĐH2010) Dùng hạt prôtôn có động năng 1,6 MeV bắn vào hạt nhân liti (\(_{3}^{7}\textrm{Li}\)) đứng yên. Giả sử sau phản ứng thu được hai hạt giống nhau có cùng động năng và không kèm theo tia \(\gamma\). Biết năng lượng tỏa ra của phản ứng là 17,4 MeV. Động năng của mỗi hạt sinh ra là

  A. 19,0 MeV.              B. 15,8 MeV.               C. 9,5 MeV.                D. 7,9 MeV.

Câu 14(ĐH2010) Pôlôni \(_{84}^{210}\textrm{Po}\) phóng xạ α và biến đổi thành chì Pb. Biết khối lượng các hạt nhân Po; α; Pb lần lượt là: 209,937303 u; 4,001506 u; 205,929442 u và 1 u =931,5MeV/\(c^{2}\). Năng lượng tỏa ra khi một hạt nhân pôlôni phân rã xấp xỉ bằng

A. 5,92 MeV.                B. 2,96 MeV.               C. 29,60 MeV.            D. 59,20 MeV.

Câu 15(ÐH2008): Hạt nhân \(_{88}^{226}\textrm{Ra}\) biến đổi thành hạt nhân \(_{86}^{222}\textrm{Rn}\) do phóng xạ

  A. \(\alpha\) và \(\beta ^{-}\).                 B. \(\beta ^{-}\).                           C. \(\alpha\).                            D. \(\beta ^{+}\)

Câu 16(ÐH2009): Cho phản ứng hạt nhân: \(_{1}^{3}\textrm{T}+_{1}^{2}\textrm{D}\rightarrow _{2}^{4}\textrm{He}+X\). Lấy độ hụt khối của hạt nhân T, hạt nhân D, hạt nhân He lần lượt là 0,009106 u; 0,002491 u; 0,030382 u và 1u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng tỏa ra của phản ứng xấp xỉ bằng

A. 15,017 MeV.            B. 200,025 MeV.         C. 17,498 MeV.           D. 21,076 MeV

Câu 17(ĐH2011): Giả sử trong một phản ứng hạt nhân, tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng nhỏ hơn tổng khối lượng các hạt sau phản ứng là 0,02 u. Phản ứng hạt nhân này

  A. thu năng lượng 18,63 MeV.                        B. thu năng lượng 1,863 MeV.

  C. tỏa năng lượng 1,863 MeV.                         D. tỏa năng lượng 18,63 MeV.

Câu 18(ĐH2011): Bắn một prôtôn vào hạt nhân \(_{3}^{7}\textrm{Li}\) đứng yên. Phản ứng tạo ra hai hạt nhân X giống nhau bay ra với cùng tốc độ và theo các phương hợp với phương tới của prôtôn các góc bằng nhau là 600. Lấy khối lượng của mỗi hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của nó. Tỉ số giữa tốc độ của prôtôn và tốc độ của hạt nhân X là

  A. 4.                              B. 1/4.                           C. 2.                            D. 1/2.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021