Khối lượng hạt nhận tạo thành sau phóng xạ

Cập nhật lúc: 20:58 02-08-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12


Vận dụng công thức định luật phóng xạ bạn sẽ tìm được khối lượng hạt nhân sau phóng xạ. Để giải bài tập này bạn phải nắm vững kiên thức logarit và hàm số mũ.

KHỐI LƯỢNG HẠT NHÂN TẠO THÀNH SAU PHÓNG XẠ

1) Lí thuyết trọng tâm

* Xét sự phóng xạ \(_{Z}^{A}\textrm{X}\rightarrow _{Z_{1}}^{A_{1}}\textrm{Y}\), trong đó X là hạt nhân mẹ phóng xạ, Y là hạt nhân con tạo thành.

Do các hạt nhân có độ hụt khối nên không có sự bảo toàn khối lượng ở đây, tức khối lượng X giảm bằng khối lượng Y tạo thành mà chỉ có sự bảo toàn số hạt nhân: số hạt X bị phân rã chính là số hạt nhân Y tạo thành.Từ đó ta thiết lập được phương trình:

 

Phương trình liên hệ giữa m và N: \(N=n.N_{A}=\frac{m}{A}N_{A}\rightarrow \frac{N_{Y}}{N_{X}}=\frac{\frac{m_{Y}}{A_{Y}}}{\frac{m_{X}}{A_{X}}}\Leftrightarrow\frac{N_{Y}}{N_{X}}=\frac{m_{Y}}{m_{X}} .\frac{A_{X}}{A_{Y}}\) (1)

Khi đó ta có \(\frac{m_{Y}}{m_{X}} .\frac{A_{X}}{A_{Y}}=e^{\lambda t}-1\rightarrow \frac{m_{Y}}{m_{X}}=(e^{\lambda t}-1)\frac{A_{X}}{A_{Y}}(2)\)

Với các tham số đã cho, thay vào (1) hoặc (2) ta sẽ giải được giá trị t.

2) Ví dụ điển hình

Ví dụ 1. Đồng vị Kali \(_{19}^{40}\textrm{K}\)có tính phóng xạ β thành \(_{18}^{40}\textrm{Ar}\). Cho chu kỳ bán rã của \(_{19}^{40}\textrm{K}\) là T = 1,5.109 năm. Trong các nham thạch có chứa Kali mà một phần là đồng vị \(_{19}^{40}\textrm{K}\). Lúc nham thạch còn là dung nham thì chưa có Argon nào cả. Trong một mẩu nham thạch khảo sát, người ta thấy tỉ lệ số nguyên \(_{19}^{40}\textrm{K}\) \(_{18}^{40}\textrm{Ar}\) là 7. Xác định tuổi của nham thạch.

Hướng dẫn giải:

Phương trình phóng xạ \(_{19}^{40}\textrm{K}\) \(\rightarrow\) \(_{18}^{40}\textrm{Ar}\)

Số hạt nhân Kali phân rã bằng số hạt nhân Ar tạo thành nên ta có

 \(\Delta N_{K}=N_{Ar}\Leftrightarrow N_{K}(e^{\lambda t}-1)=N_{Ar}\rightarrow \frac{N_{Ar}}{N_{K}}=e^{\lambda t}-1\Leftrightarrow e^{\lambda t}-1=7\) \(\rightarrow \frac{ln2}{T}.t=ln8=2ln2\)

Từ đó ta được t = 2T = 3.109 năm.

Vậy tuổi của nham thạch là 3.109 năm.

Ví dụ 2. Lúc đầu có một mẫu poloni \(_{84}^{210}\textrm{Po}\) nguyên chất là chất phóng xạ có chu kì bán rã là 138 ngày.

Các hạt poloni phát ra tia phóng xạ và chuyển thành hạt nhân chì \(_{82}^{206}\textrm{Pb}\). Tính tuổi của mẫu chất trên nếu lúc khảo sát khối lượng chất poloni lớn gấp 4 lần khối lượng chì.

Hướng dẫn giải:

Phương trình phóng xạ \(_{84}^{210}\textrm{Po}\) \(\rightarrow\) \(_{82}^{206}\textrm{Pb}\)

Số hạt nhân Poloni phân rã bằng số hạt nhân chì (Pb) tạo thành nên ta có 

\(\Delta N_{Po}=N_{Pb}\Leftrightarrow N_{Po}(e^{\lambda t}-1)=N_{Pb}\rightarrow \frac{N_{Pb}}{N_{Po}}=e^{\lambda t}-1 (1)\)

\(\Delta N_{Po}=N_{Pb}\Leftrightarrow N_{Po}(e^{\lambda t}-1)=N_{Pb}\rightarrow \frac{N_{Pb}}{N_{Po}}=e^{\lambda t}-1 (1)\)

Từ (1) và (2) ta được 

 \(\frac{m_{Pb}}{m_{Po}}.\frac{210}{206}=e^{\lambda t}-1\Leftrightarrow \frac{1}{4}.\frac{210}{206}=e^{\lambda t}=1,255\Leftrightarrow \lambda t=0,227\) \(\Leftrightarrow \frac{ln2}{T}.t=0,227\)

Từ đó ta được \(t=\frac{0,227T}{ln2}=45,19\) (ngày).

Ví dụ 3. Chất phóng xạ \(_{84}^{210}\textrm{Po}\) có chu kì bán ra 138 ngày phóng xạ α và biến thành hạt chì \(_{82}^{206}\textrm{Pb}\). Lúc đầu có 0,2 (g) Po. Sau 414 ngày thì khối lượng chì thu được là

A. 0,175 (g).                B. 0,025 (g).                C. 0,172 (g).             D. 0,0245 (g).

Hướng dẫn giải:

Ta có \(\frac{N_{Pb}}{N_{Po}}=e^{\lambda t}-1=7=\frac{m_{Pb}}{m_{Po}}.\frac{210}{206}\rightarrow \frac{m_{Pb}}{m_{Po}}=\frac{7.206}{210}=6,896\) \(\Leftrightarrow m_{Pb}=8,86.\frac{0,2}{8}=0,172(g)\)

Ví dụ 4. 238U phân rã thành 206Pb với chu kỳ bán rã T = 4,47.109 năm. Một khối đá được phát hiện có chứa 46,97 (mg) chất 238U và 2,135 (mg) chất 206Pb. Giả sử lúc khối đá mới hình thành không chứa nguyên tố chì và tất cả lượng chì có mặt trong đó đều là sản phẩm phân rã của 238U. Tuổi của khối đá hiện nay là

A. 2,5.106 năm.            B. 3,3.108 năm.            C. 3,5.107 năm             D. 6.109 năm.

Hướng dẫn giải:

Ta có \(\frac{N_{Pb}}{N_{U}}=e^{\lambda t}-1\Leftrightarrow \frac{m_{Pb}}{m_{U}}.\frac{210}{206}=e^{\lambda t}-1\Leftrightarrow \frac{2,135}{46,97}.\frac{238}{206}=e^{\lambda t}-1\) \(\rightarrow e^{\lambda t}=1,0525\)

\(\Leftrightarrow \frac{ln2}{T}.t=0,05\rightarrow t=0.33.10^{9}=3,3.10^{8}\) năm.

Ví dụ 5. Poloni là chất phóng α tạo thành hạt nhân chì Pb. Chu kì bán rã của Po là 140 ngày. Sau thời gian t = 420 ngày (kể từ thời điểm bắt đầu khảo sát) người ta nhận được 10,3 (g) chì. Lấy khối lượng các hạt là chính là số khối của chúng. Khối lượng Po tại thời điểm t = 0 là

A. m0 = 12 (g).              B. m0 = 24 (g).           C. m0 = 32 (g).       D. m0 = 36 (g).

Hướng dẫn giải:

Ta có \(\frac{N_{Pb}}{N_{Po}}=e^{\lambda t}-1=7=\frac{m_{Pb}}{m_{Po}}.\frac{210}{206}\rightarrow \frac{m_{Pb}}{m_{Po}}=\frac{7.206}{210}=\Leftrightarrow m_{Po}=1,5(g)\) \(\rightarrow m_{0}=12(g)\)

Ví dụ 6. Cho \(_{84}^{210}\textrm{Po}\rightarrow \alpha +Pb\) biết T = 138,4 ngày. Sau 414,6 ngày thì khối lượng chì tạo thành là 20,6 g.

Tính khối lượng Po ban đầu?

Đ/s: 24 g.

Ví dụ 7. Cho quá trình phóng xạ \(_{6}^{17}\textrm{N}\rightarrow \beta ^{-}+0\) Sau t = 3T thì tỉ số khối lượng hạt nhân chì và Po là bao nhiêu?

Đ/s: 6,87.

Ví dụ 8. Cho quá trình phóng xạ . Biết chu kỳ bán rã của Nito là 7,2 s. Sau bao lâu tính từ lúc khảo sát thì tỉ số thể tích \(V_{O_{2}}=7V_{N_{2}}\). Sau t = 3T thì tỉ số khối lượng hạt nhân chì và Po là bao nhiêu?

Đ/s: 21,6 s.

Ví dụ 9. Cho quá trình phóng xạ \(_{11}^{24}\textrm{Na}\rightarrow \beta ^{-}+Mg\). Biết khối lượng Na ban đầu là 48 g và chu kỳ bán rã của Na là 15 giờ. Tính độ phóng xạ của Na khi có 24 g Magie được tạo thành?

Đ/s: H = 1,93.1018 Bq.

Ví dụ 10. Cho quá trình phóng xạ \(_{84}^{210}\textrm{ Po}\rightarrow\alpha +Pb\). Chu kỳ bán rã của Po là 140 ngày. Sau bao lâu tính từ

ban đầu thì tỉ lệ khối lượng chì và Po còn lại là 0,8?

Đ/s: t = 120,45 ngày.

Ví dụ 11. Cho Po là chất phóng xạ anpha và tạo thành hạt nhân X với chu kì bán rã T = 138 ngày. Biết lúc đầu chỉ có P0 nguyên chất, nếu bây giờ tỉ lệ số hạt nhân X với số hạt nhân Po là 7 : 1 thì tuổi của mẫu chất trên là

    A. 138 ngày               B. 276 ngày.              C. 414 ngày               D. 79 ngày.

Ví dụ 12. Cho Po là chất phóng xạ anpha và tạo thành hạt nhân X với chu kì bán rã. Biết lúc đầu chỉ có P0 nguyên chất, nếu lúc bắt đầu khảo sát tỉ lệ số hạt nhân X với số hạt nhân Po là 3 : 1 và sau đó 270 ngày tỉ số đó là 15 : 1. Chu kì T là

    A. 135 ngày               B. 276 ngày.              C. 138 ngày               D.137 ngày.

Ví dụ 13. (Khối A – 2011) Cho quá trình phóng xạ \(_{84}^{210}\textrm{ Po}\rightarrow\alpha +Pb\). Chu kỳ bán rã của Po là 138 ngày. Ban đầu, có một mẫu Po nguyên chất. Tại thời điểm t1, tỉ số giữa số hạt Po và Pb là 1/3. Tại thời điểm t2 = t1 + 276 thì tỉ lệ ấy là bao nhiêu?

Đ/s: Tỉ lệ là 1/15.

Ví dụ 14. Giả sử ban đầu có một mẫu phóng xạ X nguyên chất, có chu kỳ bán rã T và biến thành hạt nhân bền Y. Tại thời điểm t1 tỉ lệ giữa hạt nhân Y và hạt nhân X là k. Tại thời điểm t2 = t1 + 2T thì tỉ lệ đó là

    A. k + 4.                    B. 4k/3.                     C. 4k.                        D. 4k + 3.

Ví dụ 15. Cho 210Po là chất phóng xạ anpha và tạo thành hạt nhân X với chu kì bán rã T = 138 ngày. Biết lúc đầu chỉ có P0 nguyên chất, nếu bây giờ tỉ lệ khối lượng hạt nhân X và khối lượng hạt nhân Po là 103 : 15 thì tuổi của mẫu chất trên là

    A. 138 ngày.              B. 276 ngày.              C. 414 ngày               D. 79 ngày.

Ví dụ 16. Hạt nhân U238 phân rã phóng xạ qua một chuỗi hạt nhân rồi dẫn đến hạt nhân chì bền Pb206. Chu kì bán rã của toàn bộ quá trình này vào khoảng 4,5 tỷ năm. Một mẫu đá cổ hiện nay có chứa số nguyên tử U238 bằng với số nguyên tử chì Pb206. Hãy ước tính tuổi của mẫu đá cổ đó?

    A. 2,25 tỷ năm.         B. 4,5 tỷ năm.           C. 6,75 tỷ năm.         D. 9 tỷ năm.

Ví dụ 17. Urani \(_{92}^{238}\textrm{U}\) có chu kì bán rã là 4,5.109năm. Khi phóng xạ α, Urani biến thành Thori \(_{90}^{234}\textrm{Th}\). Ban đầu có 23,8 g Urani.

a) Tính số hạt và khối lượng Thori sau 9.109 năm.

b) Tính tỉ số số hạt và tỉ số khối lượng của hai hạt sau 4,5,109 năm.

Ví dụ 18. \(_{92}^{238}\textrm{U}\) sau nhiều lần phóng xạ hạt α và β biến thành chì \(_{82}^{206}\textrm{Pb}\). Biết chu kì bán rã của sự biến đổi tổng hợp này là T = 4,6.109 năm. Giả sử ban đầu một loại đá chỉ chứa urani, không có chì. Nếu hiện nay tỉ lệ các khối lượng của U238 và Pb206 là 37 thì tuổi của đá ấy là bao nhiêu năm?

Đ/s: 2.108 năm

3. Bài tập tự luyện

Câu 1. Cho 23,8 (g) \(_{92}^{238}\textrm{U}\) có chu kì bán rã là 4,5.109 năm. Khi phóng xạ α, U biến thành \(_{90}^{234}\textrm{Th}\). Khối lượng Thori được tạo thành sau 9.109 năm là

    A. 15,53 (g).              B. 16,53 (g).              C. 17,53 (g).              D. 18,53 (g)

Câu 2. Đồng vị 24Na là chất phóng xạ β và tạo thành đồng vị của Mg. Mẫu 24Na có khối lượng ban đầu m0 = 8 (g), chu kỳ bán rã của 24Na là T = 15 giờ. Khối lượng Magiê tạo thành sau thời gian 45 giờ là

    A. 8 (g).                     B. 7 (g).                     C. 1 (g).                     D. 1,14 (g).

Câu 3. Hạt nhân \(_{11}^{24}\textrm{Na}\) phân rã β và biến thành hạt nhân \(_{Z}^{A}\textrm{X}\) với chu kì bán rã là 15 giờ. Lúc đầu mẫu Natri là nguyên chất. Tại thời điểm khảo sát thấy tỉ số giữa khối lượng \(_{Z}^{A}\textrm{X}\) và khối lượng natri có trong mẫu là 0,75. Hãy tìm tuổi của mẫu natri.

    A. 1,212 giờ.             B. 2,112 giờ.              C. 12,12 giờ.             D. 21,12 giờ 

Câu 4. Pôlôni \(_{84}^{210}\textrm{Po}\) phóng xạ α với chu kì bán rã là 140 ngày đêm rồi biến thành hạt nhân con chì \(_{82}^{206}\textrm{Pb}\). Lúc đầu có 42 (mg) Pôlôni. Cho biết NA = 6,02.1023/mol. Sau 3 chu kì bán rã, khối lượng chì trong mẫu có giá trị nào sau đây?

    A. m = 36,05.10-6 (g).                                 B. m = 36,05.10–2 kg.  

    C. m = 36,05.10–3 (g).                                D. m = 36,05.10–2 mg.

Câu 5. Đồng vị phóng xạ \(_{84}^{210}\textrm{Po}\) phóng xạ α rồi biến thành hạt nhân chì \(_{82}^{206}\textrm{Pb}\). Ban đầu mẫu Pôlôni có khối lượng là m0 = 1 (mg). Ở thời điểm t1 tỉ lệ số hạt nhân Pb và số hạt nhân Po trong mẫu là 7 : 1. Ở thời điểm t2 (sau t1 là 414 ngày) thì tỉ lệ đó là 63 : 1. Cho NA = 6,02.1023 mol–1. Chu kì bán rã của Po nhận giá trị nào sau đây ?

    A. T = 188 ngày        B. T = 240 ngày        C. T = 168 ngày         D. T = 138 ngày

Câu 6. Chất phóng xạ \(_{11}^{23}\textrm{Na}\) có chu kỳ bán rã là 15 giờ phóng xạ tia β. Tại thời điểm khảo sát tỉ số giữa khối lượng hạt nhân con và \(_{11}^{23}\textrm{Na}\) là 0,25. Hỏi sau bao lâu tỉ số trên bằng 9 ?

    A. 45 giờ.                  B. 30 giờ.                   C. 35 giờ.                  D. 50 giờ.

Câu 7. Một mẫu \(_{84}^{210}\textrm{Po}\) phóng xạ α có chu kỳ bán rã là 138 ngày. Tìm tuổi của mẫu \(_{84}^{210}\textrm{Po}\) nói trên, nếu ở

thời điểm khảo sát tỉ số giữa khối lượng hạt nhân con và hạt nhân \(_{84}^{210}\textrm{Po}\) là 0,4 ?

    A. 67 ngày.                B. 70 ngày.                C. 68 ngày.                D. 80 ngày.

Câu 8. Urani \(_{92}^{238}\textrm{U}\) sau nhiều lần phóng xạ α và β biến thành \(_{84}^{210}\textrm{Po}\). Biết chu kì bán rã của sự biến đổi tổng hợp này là T = 4,6.109 năm. Giả sử ban đầu một loại đá chỉ chứa Urani, không chứa chì. Nếu hiện nay tỉ lệ của các khối lượng của Urani và chì chỉ là mU/mPb = 37, thì tuổi của loại đá ấy là

    A. 2.107 năm.            B. 2.108 năm.            C. 2.109 năm.            D. 2.1010 năm

Câu 9. Lúc đầu một mẫu Po nguyên chất phóng xạ α chuyển thành một hạt nhân bền. Biết chu kỳ phóng

xạ của \(_{84}^{210}\textrm{Po}\) là 138 ngày. Ban đầu có 2 (g) \(_{84}^{210}\textrm{Po}\). Tìm khối lượng của mỗi chấy ở thời điểm t, biết ở thời

điểm này tỷ số khối lượng của hạt nhân con và hạt nhân mẹ là 103: 35 ?

    A. mPo = 0,7 (g), mPb = 0,4 (g).                    B. mPo = 0,5 (g), mPb = 1,47 (g).

    C. mPo = 0,5 (g), mPb = 2,4 (g).                    D. mPo = 0,57 (g), mPb = 1,4 (g).

Câu 10. Hạt nhân phóng \(_{83}^{210}\textrm{Bi}\) xạ tia βbiến thành một hạt nhân X, dùng một mẫu X nói trên và quan sát trong 30 ngày, thấy nó phóng xạ α và biến đổi thành đồng vị bền Y, tỉ số \(\frac{m_{Y}}{m_{X}}=0,1595\). Xác định chu kỳ bán rã của X?

    A. 127 ngày.              B. 238 ngày.              C. 138 ngày.              D. 142 ngày

Câu 11. 238U phân rã thành 206Pb với chu kì bán rã T = 4,47.109 năm. Một khối đá được phát hiện có chứa 46,97 (mg) 238U và 2,135 (mg) 206Pb. Giả sử khối đá lúc mới hình thành không chứa nguyên tố chì và tất cả lượng chì có mặt trong đó đều là sản phẩm phân rã của 238U. Hiện tại tỉ lệ giữa số nguyên tử 238U và 206Pb là

    A. NU/NPb = 22.        B. NU/NPb = 21.     C. NU/NPb = 20.        D.NU/NPb = 19

Câu 12. Poloni (210Po) là chất phóng xạ có chu kỳ bán rã T = 3312 giờ, phát ra tia phóng xạ và chuyển thành hạt nhân chì 206Pb . Lúc đầu độ phóng xạ của Po là 4.1013 Bq, thời gian cần thiết để Po có độ phóng xạ 0,5.1013 Bq bằng

    A. 3312 giờ.              B. 9936 giờ.               C. 1106 giờ.              D. 6624 giờ.

Câu 13. Hạt nhân 24Na phân rã β và biến thành hạt nhân Mg. Lúc đầu mẫu Na là nguyên chất. Tại thời điểm khảo sát thấy tỉ số giữa khối lượng Mg và khối lượng Na có trong mẫu là 2. Lúc khảo sát

    A. số nguyên tử Na nhiều gấp 2 lần số nguyên tử Mg.

    B. số nguyên tử Na nhiều gấp 4 lần số nguyên tử Mg.

    C. số nguyên tử Mg nhiều gấp 4 lần số nguyên tử NA.                 

    D. số nguyên tử Mg nhiều gấp 2 lần số nguyên tử Na.

Câu 14. Đồng vị phóng xạ 210Po phóng xạ α và biến đổi thành một hạt nhân chì 206Pb. Tại thời điểm t tỉ lệ giữa số hạt nhân chì và số hạt nhân Po trong mẫu là 5, tại thời điểm t này tỉ số khối lượng chì và khối lượng Po là

    A. 4,905.                   B. 0,196.                   C. 5,097.                   D. 0,204.

Câu 15. Lúc đầu có 1,2 (g) chất \(_{86}^{222}\textrm{Rn}\). Biết \(_{86}^{222}\textrm{Rn}\) là chất phóng xạ có chu kỳ bán rã T = 3,6 ngày. Hỏi sau t = 1,4T số nguyên tử Radon còn lại bao nhiêu?

    A. N = 1,874.1018      B. N = 2,165.1019        C. N = 1,234.1021D.N= 2,465.1020

Câu 16. \(_{86}^{222}\textrm{Rn}\) là chất phóng xạ có chu kì bán rã là 3,8 ngày. Một mẫu Rn có khối lượng 2 (mg) sau 19 ngày

còn bao nhiêu nguyên tử chưa phân rã

    A. 1,69.1017               B. 1,69.1020               C. 0,847.1017             D. 0,847.1018

Câu 17. Có 100 (g) chất phóng xạ với chu kì bán rã là 7 ngày đêm. Sau 28 ngày đêm khối lượng chất phóng xạ đó còn lại là

    A. 93,75 (g).              B. 87,5 (g).                C. 12,5 (g).                D. 6,25 (g).

Câu 18. Chu kì bán rã của chất phóng xạ \(_{38}^{90}\textrm{Sr}\) là 20 năm. Sau 80 năm có bao nhiêu phần trăm chất phóng xạ đó phân rã thành chất khác?

    A. 6,25%.                  B. 12,5%.                  C. 87,5%.                  D. 93,75%.

Câu 19. Trong nguồn phóng xạ 32P với chu kì bán rã 14 ngày có 3.1023 nguyên tử. Bốn tuần lễ trước đó số nguyên tử \(_{115}^{32}\textrm{P}\) trong nguồn đó là

    A. 3.1023 nguyên tử.                                   B. 6.1023 nguyên tử.       

   C. 12.1023 nguyên tử.                                  D. 48.1023 nguyên tử.

Câu 20. Sau khoảng thời gian 1 ngày đêm 87,5% khối lượng ban đầu của một chất phóng xạ bị phân rã thành chất khác. Chu kì bán rã của chất phóng xạ đó là

    A. 12 giờ.                  B. 8 giờ.                     C. 6 giờ.                    D. 4 giờ.

Câu 21. Coban phóng xạ \(_{27}^{60}\textrm{Co}\) có chu kì bán rã 5,7 năm. Để khối lượng chất phóng xạ giãm đi e lần so với khối lượng ban đầu thì cần khoảng thời gian

    A. 8,55 năm.             B. 8,23 năm.              C. 9 năm.                  D. 8 năm.

Câu 22. Ban đầu có 1 (g) chất phóng xạ. Sau thời gian 1 ngày chỉ còn lại 9,3.10-10 (g) chất phóng xạ đó. Chu kỳ bán rã của chất phóng xạ đó là

    A. 24 phút.                B. 32 phút.                C. 48 phút.                D. 63 phút.

Câu 23. Chất phóng xạ \(_{11}^{23}\textrm{Na}\) có chu kì bán rã 15 giờ. So với khối lượng Na ban đầu, phần trăm khối lượng chất này bị phân rã trong vòng 5h đầu tiên bằng

    A. 70,7%.                  B. 29,3%.                  C. 79,4%.                  D. 20,6%

Câu 24. Đồng vị \(_{14}^{31}\textrm{Si}\) phóng xạ β. Một mẫu phóng xạ \(_{14}^{31}\textrm{Si}\) ban đầu trong thời gian 5 phút có 190 nguyên tử bị phân rã nhưng sau 3 giờ trong thời gian 1 phút có 17 nguyên tử bị phân rã. Xác định chu kì bán rã của chất đó.

    A. 2,5 giờ.                 B. 2,6 giờ.                  C. 2,7 giờ.                 D. 2,8 giờ.

 ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

01. C

02. B

03. C

04.C

05. D

06. A

07. A

08. B

09. B

10. C

11. D

12. B

13. D

14. A

15. C

16. A

17. D

18. D

19.C

20. B

21. B

22.C

23. D

24. B

25. A

26. B

27. D

28. C

29. A

30. B

31. A

32. D

33. C

34. A

35.C-C-B

36. B

37.C-A

38. A

39. D

40. B

41. D

42. B

43. C

44. B

45. A

 

 

 

 

 


Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021