Bài tập nâng cao khó về dao động điều hòa

Cập nhật lúc: 12:35 27-04-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12


Bài tập hay, cực khó về dao động điều hòa giúp các bạn tự luyện để củng cố kiến thức.

BÀI TẬP NÂNG CAO KHÓ VỀ DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

Câu 1: Một con lắc lò xo đang dao động tắt dần, cơ năng ban đầu của nó là 5J. Sau ba chu kỳ dao động thì biên độ của nó giảm đi 20%. Phần cơ năng của con lắc chuyển hoá thành nhiệt năng tính trung bình trong mỗi chu kỳ dao động của nó là:

    A. 0,6J                       B. 1J                          C. 0,5J                       D. 0,33J

 Câu 2. Một con lắc lò xo gồm lò xo có hệ số đàn hồi 60 (N/m) và quả cầu có khối lượng 60 (g), dao động trong một chất lỏng với biên độ ban đầu 12 (cm). Trong quá trình dao động con lắc luôn chịu tác dụng của một lực cản có độ lớn không đổi. Khoảng thời gian từ lúc dao động cho đến khi dừng hẳn là 120 s. Độ lớn lực cản là                             

    A. 0,002 N                B. 0,003 N                 C. 0,004 N                D. 0,005 N

 Câu 3. Một vật khối lượng 100 (g) gắn với một lò xo có độ cứng 100 N/m, dao động trên mặt phẳng ngang với biên độ ban đầu 10 (cm). Lấy gia tốc trọng trường 10 m/s2. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,1. Tìm tổng chiều dài quãng đường mà vật đi được cho tới lúc dừng lại.

    A. 5 m                       B. 4 m                       C. 6 m                       D. 3 m

 Câu 4. Một con lắc đơn có chiều dài 0,992 (m), quả cầu nhỏ có khối lượng 25 (g). Cho nó dao động tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8 m/s2 với biên độ góc 40, trong môi trường có lực cản tác dụng. Biết con lắc đơn chỉ dao động được 50 (s) thì ngừng hẳn. Xác định độ hao hụt cơ năng trung bình sau một chu kì.

    A. 20 mJ                    B. 22 mJ                    C. 27 mJ                   D. 24 mJ

 Câu 5. Một con lắc đồng hồ được coi như 1 con lắc đơn có chu kì dao động T = 2s, vật nặng có khối lượng m = 1kg. Biên độ góc dao động lúc đầu là ao = 50. Do chịu tác dụng của một lực cản không đổi FC = 0,011(N) nên nó chỉ dao động được một thời gian t(s) rồi dừng lại. Cho g = 10m/s2. Xác định t(s).

    A. t = 20s                   B. t = 80s                    C. t = 10s                  D. t = 40s.

Bạn đọc tải file đính kèm tại đây: 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021