Trắc nghiệm tổng hợp dao động điều hòa

Cập nhật lúc: 13:03 27-04-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12


30 bài tập tổng hợp dao động điều hòa hay và khó có đáp án giúp các bạn tự luyện để rèn luyện kiến thức đã học.

TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP  DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

Câu 1: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox theo phương trình x = 5cos4πt (x tính bằng cm, t tính bằng s). Tại thời điểm t = 5s, vận tốc của chất điểm này có giá trị bằng

    A. 5cm/s.                   B. 20π cm/s.              C. -20π cm/s.             D. 0 cm/s.

Câu 2: Một vật DĐĐH với biên độ 1cm và tần số 2Hz. Khi t=0,125s kể từ khi bắt đầu dao động thì vật ở vị trí cân bằng được chọn làm gốc tọa độ và đang chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ. Phương trình dao động của vật này là:

    A. \(x=cos(4\pi t)cm\)                                  B.\(x=cos(4\pi t+\pi )cm\)   

    C.\(x=cos(4\pi t-\frac{\pi }{2})cm\)                          D.\(x=sin(4\pi t+\pi )cm\)

Câu 3: Hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số có biên độ: A1= 8cm ; A2= 6cm. Biên độ dao động tổng hợp có thể nhận giá trị nào sau đây

    A. 48cm                     B. 1cm                      C. 15cm                     D. 8cm

Câu 4: Một chất điểm dđđh với chu kì 0,5π (s) và biên độ 2cm. Vận tốc của chất điểm tại vị trí cân bằng có độ lớn bằng

    A. 4 cm/s.                  B. 8 cm/s.                  C. 3 cm/s.                  D. 0,5 cm/s.

Câu 5: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có m =100g, k = 100N/m. Kéo vật từ vị trí cân bằng xuống dưới một đoạn 3cm và tại đó truyền cho nó một vận tốc v = 30πcm/s(lấy π2= 10). Biên độ dao động của vật là:

    A. 2cm                       B. 2\(\sqrt{3}\)cm                 C. 4cm                       D. 3\(\sqrt{2}\)cm

Câu 6: Hai lò xo có độ cứng là k1, k2 và một vật nặng m = 1kg. Khi mắc hai lò xo song song thì tạo ra một con lắc dđđh với \(\omega _{1}=10\sqrt{5}\) rad/s, khi mắc nối tiếp hai lò xo thì con lắc dao động với \(\omega _{2}=2\sqrt{30}\) rad/s. Giá trị của k1, k2

    A. 100N/m, 200N/m                                     B. 200N/m, 300N/m

   C. 100N/m, 400N/m                                      D. 200N/m, 400N/m

Câu 7. Một con lắc DĐĐH với biên độ 5cm. Xác định vị trí của vật nặng mà ở đó thế năng bằng động năng của vật.

    A. ±2,5cm.                 B. \(\pm \frac{5}{\sqrt{2}}cm\).             C. ±5cm.                  D. Tại vị trí cân bằng.

Câu 8: Cho một vật dđđh có pt \(x=10cos(2\pi t-\pi /6)\)(cm). Vật đi qua vị trí cân bằng lần đầu tiên vào thời điểm:

    A. 1/3 (s)                   B. 1/6 (s)                   C. 2/3 (s)                   D. 1/12 (s)

Câu 9. Cơ năng của con lắc lò xo dđđh là W=3.10-4J, lực đàn hồi cực đại tác dụng lên vật là Fm=3.10-2N. Chu kỳ dao động là T=1s, pha ban đầu của dao động là π/4. Phương trình dao động của vật là:

    A.\(x=\sqrt{2}sin(2\pi t+\frac{\pi }{4})\)                          B.\(x=4cos(2\pi t+\frac{\pi }{4})\)

    C.\(x=6sin(4\pi t+\frac{\pi }{4})\)                              D.\(x=2cos(2\pi t+\frac{\pi }{4})\)

Câu 10. Vật nặng của một con lắc đơn có khối lượng 1g được nhiễm điện q =+2,5.10-7C rồi đặt vào một điện trường đều có cường độ điện trường E = 2.104V/m thẳng đứng hướng lên trên. Lấy g=10m/s2. Tần số dao động nhỏ của con lắc sẽ thay đổi ra sao so với khi không có điện trường?

    A. Giảm \(\sqrt{2}\) lần.        B. Tăng \(\sqrt{2}\) lần.         C. Giảm 2 lần.          D. Tăng 2 lần.

Đáp án: 1D-3D-4B-5D-6B-8A-10A

Bạn đọc tải file đính kèm tại đây: 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021