85 bài tập trắc nghiệm về con lắc đơn

Cập nhật lúc: 15:18 27-04-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12


85 bài tập trắc nghiệm về con lắc đơn chủ yếu là dạng bài tính chu kỳ dao động của con lắc đơn có giá trị nhỏ, bài toán đồng hồ chạy nhanh chậm trong một ngày đêm.

85 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ CON LẮC ĐƠN

1.190. Con lắc đơn đang đứng yên ở vị trí cân bằng. Lúc t = 0 truyền cho con lắc vận tốc v0 = 20cm/s nằm ngang theo chiều dương thì nó dao động điều hoà với chu kì T = 2π/5s. Phương trình dao động của con lắc dạng li độ góc là

    A.  α = 0,1cos(5t-π/2) (rad).                       B.  α = 0,1sin(5t + π) (rad).

    C.  α = 0,1sin(t/5)(rad).                              D.  α = 0,1sin(t/5 + π )(rad).

1.191. Một con lắc đơn có chiều dài l = 2,45m dao động ở nơi có g = 9,8m/s2. Kéo con lắc lệch cung độ dài 5cm rồi thả nhẹ cho dao động. Chọn gốc thời gian vật bắt đầu dao dộng. Chiều dương hướng từ vị trí cân bằng đến vị trí có góc lệch ban đầu. Phương trình dao động của con lắc là

    A. s = 5cos( \(\frac{t}{2}-\frac{\pi }{2}\) )(cm).                          B. s = 5cos( \(\frac{t}{2} +\frac{\pi }{2}\) )(cm).

    C. s = 5cos( 2t- \(\frac{\pi }{2}\) )(cm).                              D. s = 5cos(2t )(cm).

1.192. Một con lắc đơn dao động điều hoà với phương trình  α = 0,14cos(2πt - π/2)(rad). Thời gian ngắn nhất để con lắc đi từ vị trí có li độ góc 0,07(rad) đến vị trí biên gần nhất là

    A. 1/6s.                      B. 1/12s.                    C. 5/12s.                    D. 1/8s.

1.193. Một con lắc đơn dao động điều hoà với phương trình s = 6cos(0,5πt - π/2)(cm). Khoảng thời gian ngắn nhất để con lắc đi từ vị trí có li độ s = 3cm đến li độ cực đại S0 = 6cm là

    A. 1s.                         B. 4s.                         C. 1/3s.                       D. 2/3s.

1.194. Một con lắc đơn dao động điều hoà, với biên độ (dài) S0. Khi thế năng bằng một nửa cơ năng dao động toàn phần thì li độ bằng

    A. s = \(\pm \frac{S_{0}}{2}\).               B. s = \(\pm \frac{S_{0}}{4}\).               C. s =\(\pm \frac{\sqrt{2}S_{0}}{2}\) .           D. s =\(\pm \frac{\sqrt{2}S_{0}}{4}\) .

1.195. Cho con lắc đơn dài l =1m, dao động tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10m/s2. Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng một góc  \(\alpha _{0}\) = 600 rồi thả nhẹ. Bỏ qua ma sát. Tốc độ của vật khi qua vị trí có li độ góc  α = 300

    A. 2,71m/s.                B. 7,32m/s.                C. 2,71cm/s.              D. 2,17m/s.

1.196. Một con lắc đơn có chiều dài l = 1m được kéo ra khỏi vị trí cân bằng một góc  \(\alpha _{0}\) = 50 so với phương thẳng đứng rồi thả nhẹ cho vật dao động. Cho g = \(\pi ^{2}\) = 10m/s2. Vận tốc của con lắc khi về đến vị trí cân bằng có giá trị là

    A. 0,028m/s.              B. 0,087m/s.              C. 0,278m/s.              D. 15,8m/s.

1.197. Một con lắc đơn có chu kì dao động T = 2s tại nơi có g = 10m/s2. Biên độ góc của dao động là 60. Vận tốc của con lắc tại vị trí có li độ góc 30 có độ lớn là

    A. 28,7cm/s.              B. 27,8cm/s.              C. 25m/s.                   D. 22,2m/s.

1.198. Một con lắc đơn có chiều dài l = 1m, dao động điều hoà ở nơi có gia tốc trọng trường g = \(\pi ^{2}\) = 10m/s2. Lúc t = 0, con lắc đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương với vận tốc 0,5m/s. Sau 2,5s vận tốc của con lắc có độ lớn là

    A. 0.                           B. 0,125m/s.              C. 0,25m/s.               D. 0,5m/s.

1.199. Cho con lắc đơn có chiều dài l = 1m, vật nặng m = 200g tại nơi có g = 10m/s2. Kéo con lắc khỏi vị trí cân bằng một góc \(\alpha _{0}\) = 450 rồi thả nhẹ cho dao động. Lực căng của dây treo con lắc khi qua vị trí có li độ góc  α = 300

    A. 2,37N.                  B. 2,73N.                   C. 1,73N.                  D. 0,78N.

1.200. Cho con lắc đơn có chiều dài l = 1m, vật nặng m = 200g tại nơi có g = 10m/s2. Kéo con lắc khỏi vị trí cân bằng một góc \(\alpha _{0}\) = 450 rồi thả nhẹ cho dao động. Lực căng của dây treo con lắc khi vận tốc của vật bằng 0 là

    A. 3,17N.                  B. 0.                          C. N.                          D. 14,1N.

Đáp án :

1.190A-1.191D-1.192A-1.193D-1.194-1.195A-1.196C-1.197A-1.198A-1.199A-1.200C

Bạn đọc tải file đính kèm tại đây: 

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021