Tóm tắt lý thuyết và bài tập trắc nghiệm nguồn điện.mắc nguồn điện thành bộ.

Cập nhật lúc: 15:34 13-10-2015 Mục tin: Vật lý lớp 11


Tóm tắt kiến thức cơ bản về nguồn điện, dòng điện và cách mắc nguồn điện cũng như giới thiệu các bài tập trắc nghiệm có đáp án giúp các em củng cố kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành.

TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NGUỒN ĐIỆN.MẮC NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ.

A.Lí thuyết:

I.NGUỒN ĐIỆN:

1.Định nghĩa:

-Nguồn điện là một cơ cấu (thiết bị )dùng để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện trong mạch.

-Mỗi nguồn điện có cấu tạo gồm hai cực là cực âm và cực dương.

2.Kí hiệu:

  (ξ ; r) Trong đó: ξ  - là suất điện động của nguồn

-r là điện trở trong của nguồn

3.Suất điện động của nguồn

Bên trong nguồn điện có lực là thực hiện công để tách các điện tích âm và điện tích dương trong nguồn tạo thành hai điện cực.Lực lạ thực hiện một công là A.Khi đó,đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện được gọi là suất điện động của nguồn điện.Nó chính là công của lực lạ khi di chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn từ cực âm sang cực dương.

\(\xi =\frac{A}{q}\)

II.MẮC NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ:

1.Mắc nối tiếp nguồn điện thành bộ:

*mắc nối tiếp nguồn điện thành bộ là cách mắc các nguồn  điện mà cực dương của nguồn này mắc với cực âm của nguồn  kia liên tiếp thành một dãy không phân nhánh.(như hình vẽ)

*Suất điện động của bộ nguồn là:

\(\xi _{b}=\xi _{1}+\xi _{2}+..+\xi _{n}\)      

*Điện trở của bộ nguồn là:

     rb = r1 + r2 + … + rn

Nếu có n nguồn giống hệt nhau (ξ ; r)thì ta có:

\(\left\{\begin{matrix} \xi _{b}=n\xi & & \\ r_{b} = n.r & & \end{matrix}\right.\)

2.Mắc song song nguồn điện giống nhau thành bộ:

*mắc song song n nguồn điện giống nhau thành bộ là cách mắc các nguồn điện mà cực dương của các nguồn này mắc vào cùng một điểm ,cực âm của các nguồn này mắc vào cùng một điểm.(như hình vẽ)

*Suất điện động của bộ nguồn là:

 \(\xi _{b}=\xi _{1}=\xi _{2}=..=\xi _{n}\) = ξ           

*Điện trở của bộ nguồn là:

      \(r_{b}=\frac{r}{n}\)

  3.Mắc hỗn hợp nguồn điện thành bộ:

Nếu có N nguồn giống hệt nhau ( ξ ; r ) được mắc thành m dãy ,

mỗi dãy có n nguồn (như hình vẽ)

thì ta có:

\(\left\{\begin{matrix} \xi _{b} = n\xi = \frac{N.\xi }{m} & & \\ r_{b}=\frac{n.r}{m}=\frac{N.r}{m^{2}}=\frac{n^{2}.r}{N} & & \end{matrix}\right.\)

Tổng số nguồn trong bộ nguồn: N = n.m

4.Mắc xung đối:

*mắc xung đối là cách mắc các máy điện mà cực dương của máy này mắc

với cực dương của nguồn  kia hoặc cực âm của máy này mắc với cực âm

của máy kia hay tổng quát là các cực cùng tên mắc với nhau liên tiếp thành

một dãy không phân nhánh.(như hình vẽ)

*Suất điện động của bộ nguồn là:

           \(\xi _{b}=\left | \xi _{1}-\xi _{2} \right |\)

*Điện trở của bộ nguồn là:          

           \(r_{b}=r_{1}+r_{2}\)

Chuyên đề :                     NGUỒN ĐIỆN.MẮC NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ.

 

       

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:

Câu 1:Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho:

A.khả năng tích điện cho hai cực của nó    

B.khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện

C.khả năng thực hiện công của nguồn điện

D.khả năng tác dụng lực của nguồn điện

Câu 2:Trong nguồn điện hóa học có sự chuyển hóa:

A.từ nội năng thành điện năng                   B.từ cơ năng thành điện năng

C.từ hóa năng thành điện năng                   D.từ quang năng thành điện năng

Câu 3: Suất điện động của nguồn điện được đo bằng :

A.lượng điện tích dịch chuyển qua nguồn điện trong một giây

B.công lực lạ thực hiện trong một giây

C.công lực lạ thực hiện khi di chuyển một điện tích dương ngược chiều điện trường.

D.điện lượng lớn nhất mà nguồn điện có thể cung cấp khi phát điện

Câu 4: Trong một mạch điện kín với nguồn điện hóa học thì dòng điện là:

A.dòng điện có chiều không đổi nhưng có cường độ dòng điện giảm dần  

B.dòng điện không đổi.

C.dòng điện có chiều không đổi nhưng có cường độ tăng giảm luân phiên         

D.dòng điện  xoay chiều

Câu 5: Một nguồn điện với suất điện động ξ ,điện trở trong r mắc với một điện trở ngoài R=r thì cường đọ dòng điện trong mạch là I.

I.Nếu thay nguồn này bằng 5 nguồn giống hệt mắc song song nhau thì cường độ dòng điện trong mạch là:

A.I’=I                        B.I’=5I                      C.I’=I/5                     D.I’=5I/3

II.Nếu thay nguồn này bằng 9 nguồn giống hệt mắc nối tiếp nhau thì cường độ dòng điện trong mạch là:

A.I’=I                        B.I’=I/9                     C.I’=1,8I                   D.I’=9I

Câu 6: Có n nguồn giống nhau mắc song song, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r. Công thức nào sau đây đúng?

A. E b = E; rb = r     B. E b= E; rb = r/n      C. E b = n. E; rb = n.r     D. E b= n.E; rb = r/n

Câu 7: Khi mắc n nguồn nối tiếp, mỗi nguồn có suất đện động E    và điện trở  trong r giống nhau thì suất điện động và điện trở của bộ nguồn cho bởi biểu thức: 

A.\(\xi _{b}=n\xi\) và \(r_{b}=\frac{r}{n}\)   B. \(\xi _{b}=m\xi\)và \(r_{b}=nr\).      C. \(\xi _{b}=n\xi\)và \(r_{b}=nr\) .    D. \(\xi _{b}=\xi\) và \(r_{b}=\frac{r}{n}\).

Câu 8: Khi mắc song song n dãy, mỗi dãy có m nguồn, mỗi nguồn có suất đện động E   và điện trở trong r giống nhau thì suất điện động và điện trở của bộ nguồn cho bởi biểu thức: 

A.\(\xi _{b}=n\xi\) và \(r_{b}=\frac{nr}{m}\).    B. \(\xi _{b}=m\xi\)và \(r_{b}=\frac{nr}{m}\).      C. \(\xi _{b}=n\xi\)và \(r_{b}=\frac{mr}{n}\) .    D. \(\xi _{b}=m\xi\) và \(r_{b}=\frac{mr}{n}\)

Câu 9: Cho mạch điện như hình vẽ, các pin giống nhau có cùng suất điện động E0 và điện trở trong r0. Cường độ dòng điện qua mạch chính có biểu thức

A. \(I=\frac{E}{R+nr}\)               B. \(I=\frac{nE}{R+r}\)                         C.  \(I=\frac{nE}{R+nr}\)            D.\(I=\frac{nE}{R+\frac{r}{n}}\)

Câu 10: Cho mạch điện như hình vẽ, các pin giống nhau có cùng suất điện động E  và điện trở trong r. Cường độ dòng điện qua mạch chính có biểu thức.

A. \(I=\frac{E}{R+r}\)               B. \(I=\frac{E}{R+nr}\)                          C.\(I=\frac{E}{R+\frac{r}{n}}\)                 D.\(I=\frac{nE}{R+\frac{r}{n}}\)

Câu 11: Cho mạch điện như hình vẽ, các pin có suất điện động E0 và điện trở trong r0 giống nhau. Cường độ dòng điện qua mạch chính có biểu thức

A.  \(I=\frac{mE_{0}}{R+r_{0}}\)                         B. \(I=\frac{mE_{0}}{R+mr_{0}}\)                                  C. \(I=\frac{mE_{0}}{R+\frac{mr_{0}}{n}}\)               D. \(I=\frac{mE_{0}}{R+\frac{nr_{0}}{m}}\)

Câu 12: Mắc bộ nguồn từ a nguồn giống nhau và điện trở của bộ nguồn bằng điện trở của một nguồn thì số a phải là số: 

A.là một số nguyên.  B. là một số lẻ.          C. Là một số chẳn.    D. là một số chính phương.

Câu 13: Muốn mắc ba pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động 3V thành bộ nguồn 6V thì: 

A.phải ghép hai pin song song và nối tiếp với pin còn lại.         

B. ghép ba pin song song.                         

C. ghép ba pin nối tiếp.                                                                   

D. không ghép được.

Câu 14: Có 6 nguồn điện, mỗi nguồn có suất điện động 3V, điện trở trong 0,5Ω, được mắc thành bộ rồi nối với mạch ngoài có điện trở 1,5Ω thì công suất mạch ngoài bằng 24W. Hỏi các nguồn phải được mắc như thế nào?

A.  6 nguồn mắc nối tiếp hoặc hai nhánh song song và mỗi nhánh có 3 nguồn mắc nối tiếp.

B. 6 nguồn mắc song song hoặc hai nhánh song song và mỗi nhánh có 3 nguồn mắc nối tiếp.

C. 6 nguồn mắc nối tiếp hoặc ba nhánh song song và mỗi nhánh có 2 nguồn mắc nối tiếp.

D.  6 nguồn mắc song song hoặc ba nhánh song song và mỗi nhánh có 2 nguồn mắc nối tiếp.

Câu 15: Một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r, mắc với điện trở ngoài R = r tạo thành một mạch điện kín, khi đó cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu ta thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch là

A. I                          B. 1,5I                       C. I/3                         D. 0,75I

Câu 16: Một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r mắc với điện trở ngoài R = r tạo thành một mạch điện kín, khi đó cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu ta thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch là

A. 3I                        B. 2I                          C. 1,5I                       D. I/3

Câu 17: Cho bộ nguồn gồm 7 pin mắc như hình vẽ, suất điện động và điện trở trong của các pin giống nhau và bằng Eo, r0. Ta có thể thay bộ nguồn trên bằng một nguồn có Eb và rb là 

A. E b = 7E o; rb = 7r0                                 B. E b = 5E o; rb = 7r0

C. E b = 7E 0; rb = 4r0                                 D. E b = 5E o; rb = 4r0

Câu 18:Cho bộ nguồn gồm 12 pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động 2V và điện trở trong 0,5W mắc như hình vẽ. Thay 12 pin bằng một nguồn có suất điện động E b và điện trở trong rb có giá trị là bao nhiêu?

A. E b = 24V; rb = 12Ω                             B. E b = 16V; rb = 12Ω

C. E b = 24V; rb = 4Ω                                D. E b = 16V; rb = 3Ω

Câu 19: Có 9 pin giống nhau được mắc thành bộ nguốn có số pin trong mỗi dãy bằng số dãy thì thu được bộ nguồn 6V – 1Ω. Suất điện động và điện trở trong của mỗi nguồn.

A.2V – 1Ω.               B. 2V - 2Ω.               C. 2V – 3Ω.              D. 6V - 3Ω.

Câu 20: Nếu ghép 3 pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động 3V thành một bộ nguồn thì bộ nguồn sẽ không đạt được giá trị suất điện động : 

A.3V.                        B. 6V.                       C. 9V.                       D. 5V.

Câu 21: Nếu ghép 3 pin giống nhau nối tiếp, mỗi pin có suất điện động 9V và có điện trở trong 2 W thành một bộ nguồn thì điện trở trong của bộ nguồn là : 

A.6Ω.                        B. 4Ω.                       C. 3Ω.                       D. 2Ω.

Câu 22: Nếu ghép 3 pin giống nhau nối tiếp, mỗi pin có suất điện động 3V và có điện trở trong 1 W thành một bộ nguồn thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là : 

A.9V và 3Ω.             B. 3V và 3Ω.            C. 9V và 1/3Ω.         D. 3V và 1/3Ω.

Câu 202: Nếu song song ghép 3 pin giống nhau, loại  9V - 1 Ω thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là

A.3V - 3Ω.                B. 9V - 3Ω.               C. 3V -1Ω.                D. 3V - 1/3Ω.

Câu 23: Nếu ghép 3 pin giống nhau nối tiếp thu được bộ nguồn 7,5V – 3W thì khi mắc ba pin đó song song thu được bộ nguồn:

A.2,5V – 1/3Ω.         B. 7,5V - 1Ω.            C. 7,5V -3Ω.             D. 2,5V - 3Ω.

Câu 24: Người ta mắc một bộ ba pin giống nhau song song thì thu được một bộ nguồn có suất điện động 9V và điện trở trong 3Ω. Mỗi pin có suất điện động và điện trở trong là:

A.27V - 9Ω.              B. 9V - 3Ω.               C. 9V - 9Ω.               D. 3V - 3Ω.

Câu 25: Có 10 pin 2,5V, điện trở trong 1Ω mắc thành 2 dãy có số pin bằng nhau. Suất điện động và điện trở trong của bộ pin này là:

A.12,5V – 2,5Ω.       B. 12,5V - 5Ω.          C. 5V – 2,5Ω.           D. 5V - 5Ω.

Câu 26:Người ta mắc nối tiếp 3 pin có sđđ lần lượt là 2,2V;1,1V;0,9V và các điện trở trong là 0,2Ω;0,4Ω;0,5Ω tạo thành nguòn điện cho mạch.Trong mạch có dòng điện cường độ 1A chạy qua.Điện trở ngoài của mạch này :

A.5,1 Ω                    B.4,5 Ω                     C.3,8 Ω                    D.3,1Ω.

Câu 27:  Có 16 pin mỗi pin có ξ = 1,8V;r=0,4Ω mắc thành hai dãy:dãy thứ nhất có x pin mắc nối tiếp,dãy thứ hai có y pin mắc nối tiếp.Nếu chọn mạch ngoài có R=6 thì dòng không qua dãy thứ hai.Số pin ở mỗi dãy là:

A.x=6;y=10              B.x=10;y=6.              C.x=8;y=8                D.x=12;y=4

Câu 28: Có 40 nguồn giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động 6V, điện trở trong 1Ω.

I. Các nguồn được mắc hỗn hợp thành n hàng (dãy) mỗi hàng có m nguồn mắc nối tiếp. Số cách mắc khác nhau là

A. 5                         B. 6                           C.7                            D. 8

II. Dùng điện trở mạch ngoài có giá trị 2,5Ω thì phải chọn cách mắc nào để công suất mạch ngoài lớn nhất?

A. n = 5; m = 8        B. n = 4; m = 10        C. n = 10; m = 4       D. n = 8; m =5

III. Khi đó, công suất cực đại bằng

A. 360W                 B. 200W                   C. 300W                   D. 400W

Câu 29: Một điện trở R=3Ω được mắc giữa hai đầu bộ nguồn mắc hỗn hợp gồm n dãy mỗi dãy có m pin ghép nối tiếp (các pin giống nhau). Suất điện động và điện trở trong mỗi pin 2V và 0,5Ω. Số nguồn ít nhất cần dùng để dòng điện qua R có cường độ 8A là

A. 96                       B. 69                         C. 36                         D. 63

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

2k7 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập mễn phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 11 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021