Lý thuyết giao thoa sóng cơ

Cập nhật lúc: 14:48 31-05-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12


Bài viết này giúp bạn đọc hiểu được định nghĩa giao thoa sóng, điều kiện để xảy ra hiện tượng giao thoa và các xác định được cực đại, cực tiểu trong trường giao thoa.

2.2. Hai nguồn dao động cùng pha ( \(\Delta \varphi =\varphi _{1}-\varphi _{2}=0\)hoặc 2kπ)

+ Độ lệch pha của hai sóng thành phần tại M: \(\Delta \varphi =\frac{2\pi }{\lambda }(d_{2}-d_{1})\)

+ Biên độ sóng tổng hợp:  AM =2.A. \(\left | cos\frac{\pi }{\lambda } .(d_{2}-d_{1})\right |\)

   Amax= 2.A khi:+ Hai sóng thành phần tại M cùng pha => ∆φ=2.k.π (\(k\in Z\))

                              + Hiệu đường đi d = d2 – d1= k.λ

   Amin= 0     khi:+ Hai sóng thành phần tại M ngược pha nhau « ∆φ=(2.k+1)π (\(k\in Z\))

                              + Hiệu đường đi d=d2 – d1=(k + \(\frac{1}{2}\)).λ

+ Để xác định điểm M dao động với Amax hay Amin ta xét tỉ số  \(\frac{d_{2}-d_{1}}{\lambda }\)

 -Nếu  \(\frac{d_{2}-d_{1}}{\lambda }\)=k = số nguyên thì M dao động với Amax và M nằm trên cực đại giao thoa thứ k

 - Nếu  \(\frac{d_{2}-d_{1}}{\lambda }\) = k + \(\frac{1}{2}\)  thì tại M là cực tiểu giao thoa thứ (k+1)

+ Khoảng cách giữa hai đỉnh liên tiếp của hai hypecbol cùng loại (giữa hai cực đại (hai cực tiểu) giao thoa): λ/2.

 

+ Số đường dao động với Amax và Amin :

    v Số đường dao động với Amax (luôn là số lẻ) là số giá trị của k thỏa mãn điều kiện

         (không tính hai nguồn):

        * Số Cực đại: \(-\frac{1}{\lambda }< k< \frac{1}{\lambda }\)             và \(k\in Z\)

   Vị trí của các điểm cực đại giao thoa xác định bởi: \(d_{1}=k.\frac{\lambda }{2}+\frac{AB}{2}\)(thay các giá trị tìm được của k vào)

    v Số đường dao động với Amin (luôn là số chẵn) là số giá trị của k thỏa mãn điều kiện

      (không tính hai nguồn):

        * Số Cực tiểu: \(-\frac{1}{\lambda } -\frac{1}{2}< k< \frac{1}{\lambda }-\frac{1}{2}\)       và \(k\in Z\)

                          Hay  \(-\frac{1}{\lambda } < k +0,5< \frac{1}{\lambda }\)

   Vị trí của các điểm cực tiểu giao thoa xác định bởi: \(d_{1}=k.\frac{\lambda }{2}+\frac{AB}{2}+\frac{\lambda }{4}\) (thay các giá trị  của k vào).

  =>  Số cực đại giao thoa bằng số cực tiểu giao thoa + 1.

c. Số điểm (đường) dao động cực đại, cực tiểu giữa hai điểm M, N thỏa mãn :

      \(\Delta d_{M}\leq (d_{1}-d_{2})=(\Delta \varphi _{M}-\Delta \varphi )\frac{\lambda }{2\pi }\leq \Delta d_{N}\)  (3)

( Hai điểm M, N cách hai nguồn lần lượt là d1M, d2M, d1N, d2N. )

  Ta đặt ∆dM= d1M - d2M ; ∆dN = d1N - d2N, giả sử: ∆dM < ∆dN

Với số giá trị nguyên của k thỏa mãn biểu thức trên là số điểm (đường)  cần tìm giữa hai điểm M và N.

Chú ý: Trong công thức (3) Nếu M hoặc N trùng với nguồn thì không dủng dấu BẰNG

(chỉ dùng dấu < )  Vì nguồn là điểm đặc biệt không phải là điểm cực đại hoặc cực tiểu!

 d.Tìm số đường dao động cực đại và không dao động giữa hai điểm M, N bất kỳ

Hai điểm M, N  cách hai nguồn lần lượt là d1M, d2M, d1N, d2N.

Đặt ∆dM = d1M - d2M ; ∆dN = d1N - d2N và giả sử ∆dM < ∆dN.

   + Hai nguồn dao động cùng pha:

 * Cực đại:  ∆dM < kλ   < ∆dN

 * Cực tiểu: ∆dM < (k+0,5)λ < ∆dN

   + Hai nguồn dao động ngược pha:

 * Cực đại:  ∆dM < (k+0,5)λ < ∆dN

 * Cực tiểu: ∆dM < kλ  < ∆dN

         Số giá trị nguyên của k thoả mãn các biểu thức trên là số đường cần tìm.

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP

Bài toán 1. Bài toán xác định số cực đại - cực tiểu

Cực đại cực tiểu trên đoạn S1S2 (trên đường nối hai nguồn)

      Max:  \(-\frac{1}{\lambda }\leq k\leq \frac{1}{\lambda }\)                                                      Min: \(-\frac{1}{\lambda }-\frac{1}{2}\leq k\leq \frac{1}{\lambda }-\frac{1}{2}\)

      \(N_{max}=2\left [ \frac{l}{\lambda } \right ]+1\)                                                    \(N_{min}=2\left [ \frac{l}{\lambda } +\frac{1}{2}\right ]\)    

Ví dụ 1: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 12,5cm dao động cùng pha với tần số 10Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 20cm/s. Tính số đường dao động cực đại, cực tiểu trên mặt nước là:

Hướng dẫn: Cực đại: \(-\frac{1}{\lambda }\leq k\leq \frac{1}{\lambda }\)  Trong đó: l = 12,5 cm và  \(\lambda =\frac{v}{f}=\frac{20}{10}\) = 2 cm

      Thay vào: => \(-\frac{12,5}{2}\leq k\leq \frac{12,5}{2}\Leftrightarrow -6,25\leq k\leq 6,25\Rightarrow\) Có 13 giá trị của k nên có 13 đường

Cực tiểu làm tương tự....

 Bài toán 2. Bài toán đường trung trực

      Cho 2 nguồn sóng S1; S2 giống nhau cùng dao động điều hòa với phương trình: u1 = u2 = U0cos(ωt). Gọi I là dao điểm của đường trung trực và hai nguồn S1; S2. Trên đường trung trực ta chọn lấy điểm M sao cho M dao động cùng pha với hai nguồn và gần I nhất.

      a. Hãy viết phương trình dao động tại M

      b. Xác định IM

      c. Gọi C là điểm bất kỳ nằm trên đường trung trực của hai nguồn. Xác định trên đoạn CI có bao nhiêu điểm dao động cùng pha với hai nguồn.

      d. Gọi N là điểm bất kỳ nằm trên đường trung trực của hai nguồn. Xác định trên đoạn NI có bao nhiêu điểm dao động ngược pha với hai nguồn.

Bài toán 3. Bài toán xác định biên độ giao thoa sóng khi độ lệch pha khác 0

      Tại vị trí M bất kỳ. AM = |2U0cos[ \(-\frac{\Delta \varphi }{2}+\frac{\pi (d_{2}-d_{1})}{\lambda }\) ]|

      Tại trung điểm của S1S2: AM = |2.Uo cos( \(-\frac{\Delta \varphi }{2}\) )|

      Hai nguồn cùng pha: AM = 2U0

      Hai nguồn ngược pha: AM = 0

      Hai nguồn vuông pha: AM = U0\(\sqrt{2}\)

      Hai nguồn lệch pha \(\frac{\pi }{3}\): AM = U0\(\sqrt{3}\)

Ví dụ 3: Thực hiện thí nghiệm giao thoa sóng cơ trên mặt nước với hai nguồn cùng pha có tần số 10 Hz, vận tốc truyền sóng trên mặt nước là v = 50 cm/s. Hỏi tại vị trí M cách nguồn 1 một đoạn d1 = 17,5 cm và cách nguồn 2 một đoạn d2 = 25 cm, là điểm cực đại hay cực tiểu, cực đại hay cực tiểu số mấy?

Hướng dẫn: Ta có: d2 - d1 = 25 - 17,5 = 7,5cm và  \(\lambda =\frac{v}{f}=\frac{50}{10}\)= 5 cm. Vì ∆d = 1,5.λ  => k = 1

       => Nằm trên đường cực tiểu số 2.

Ví dụ 4: Thực hiện thí nghiệm giao thoa sóng cơ trên mặt nước với hai nguồn cùng pha có tần số là 10 Hz. M là một điểm cực đại có khoảng cách đến nguồn 1 là d1 = 25 cm và cách nguồn 2 là d2 = 35 cm. Biết giữa M và đường trung trực còn có 1 cực đại nữa. Xác định vận tốc truyền sóng trên mặt nước?

Vì giữa M và đường trung trực còn 1 đường cực đại nữa, nên M nằm trên đường cực đại thứ 2 Þ k = 2. Ta có: ∆dM = d2 - d1 = 35 - 25 = 2.λ

      => λ= 5 cm => v = λ.f = 5.10 = 50 cm 

C. MỘT SỐ CÂU HỎI TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC

Câu 1 (ĐH 2013): Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp dao động cùng pha đặt tại hai điểm A và B cách nhau 16cm. Sóng truyền trên mặt nước với bước sóng 3cm. Trên đoạn AB, số điểm mà tại đó phần tử nước dao động với biên độ cực đại là:

            A. 9                                   B. 10                               C. 11                           D. 12.

Câu 2 (ĐH 2014): Trong một thí nghiệm giao thoa sóng nước, hai nguồn S1 và S2 cách nhau 16cm, dao động theo phương vuông góc với mặt nước, cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số 80Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40cm/s. Ở mặt nước, gọi d là đường trung trực của đoạn S1S2. Trên d, điểm M ở cách S1 10cm; điểm N dao động cùng pha với M và gần M nhất sẽ cách M một đoạn có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?

            A. 7,8mm                            B. 6,8mm                         C. 9,8mm                    D. 8.8mm

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021