Định luật ôm đối với đoạn mạch chỉ chứa R - Mạch cầu cân bằng

Cập nhật lúc: 15:57 15-10-2015 Mục tin: Vật lý lớp 11


Kiến thức cơ bản về định luật Ôm đối với đoạn mạch chỉ chứa R sẽ giúp bạn làm được tất cả các bài tập liên quan đến định luật Ôm.

 ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH CHỈ CHỨA R - MẠCH CẦU CÂN BẰNG

I. KIẾN THỨC

1) Định luật ôm đối với đoạn mạch chỉ chứa R: \(I=\frac{U}{R}\)

Trường hợp ngoài điện trở, trong mạch còn có các dụng cụ đo(Vôn kế và Ampe kế ) thì căn cứ vào dữ kiện cho trong đề để biết đó có phải là dụng cụ đo lý tưởng (nghĩa là Vôn kế có Rv = ∞, Ampe kế có RA = 0) hay không.

Hiệu điện UAB = VA - VB = I.R I.

R: gọi là độ giảm thế (độ sụt thế hay sụt áp) trên điện trở.

Điện trở mắc nối tiếp: \(R_{m}=R_{1}+R_{2}+R_{3}+...+R_{n}\) 

                                     \(I_{m}=I_{1}=I_{2}=I_{3}=...=I_{n}\)

                                     \(U_{m}=U_{1}+U_{2}+U_{3}+...+U_{n}\)

Điện trở mắc song song: \(\frac{1}{R_{m}}=\frac{1}{R_{1}}+\frac{1}{R_{2}}+...+\frac{1}{R_{n}}\)

                                         \(I_{m}=I_{1}+I_{2}+I_{3}+...+I_{n}\)

                                          \(U_{m}=U_{1}=U_{2}=U_{3}=...=U_{n}\)

CHÚ Ý: * Nối tắt là:..nối 2 đầu linh kiện dây dẫn có điện trở nhỏ, coi dòng điện chạy qua dây ko chạy qua linh kiện, khi đó coi như bỏ qua ko có linh kiện đó- coi đoạn đó là dây nối.

Trong trường hợp không biết rõ chiều dòng điện trong mạch điện thì ta tự chọn một chiều dòng điện và theo dòng điện này mà phân biệt nguồn điện nào là máy phát (dòng điện đi ra từ cực dương và đi vào cực âm), đâu là máy thu (dòng điện đi vào cực dương và đi ra từ cưc âm).

Nếu ta tìm được I > 0: chiều dòng điện ta chọn chính là chiều thực của dòng điện trong mạch.

Nếu ta tìm được I < 0: chiều dòng điện thực trong mạch ngược với chiều ta đã chọn ban đầu.

* Phương pháp:

+ Phân tích đoạn mạch (từ trong ra ngoài).

+ Tính điện trở của từng phần mạch và cả đoạn mạch (từ trong ra ngoài).

+ Sử dụng định luật Ôm để tính cường độ dòng điện chạy qua từng điện trở và hiệu điện thế giữa hai đầu các phần mạch theo yêu cầu bài toán.

VD1. Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó R1 = R2 = 4 Ω; R3 = 6 Ω; R4 = 3 Ω; R5 = 10 Ω; UAB = 24 V. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và cường độ dòng điện qua từng điện trở.

VD2. Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó R1 = 2,4 Ω; R3 = 4 Ω; R2 = 14 Ω; R4 = R5 = 6 Ω; I3 = 2 A. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở.

VD3. Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó R1 = R3 = R5 = 3 Ω; R2 = 8 Ω; R4 = 6 Ω; U5 = 6 V. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và cường độ dòng điện chạy qua từng điện trở.

VD4. Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó R1 = 8 Ω; R3 = 10 Ω; R2 = R4 = R5 = 20 Ω; I3 = 2 A. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB, hiệu điện thế và cường độ dòng điện trên từng điện trở.

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

2k7 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập mễn phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 11 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021