Đề kiểm tra 45 phút - Vật Lí 10 - Năm học 2016 - 2017 - THPT Đoàn Thượng - Hải Dương. (Có đáp án và lời giải chi tiết)

Cập nhật lúc: 10:48 25-09-2017 Mục tin: Vật lý lớp 10


Đề kiểm tra 45 phút - Vật Lí 10 - Năm học 2016 - 2017 của trường THPT Đoàn Thượng - Hải Dương. Có đáp án và lời giải chi tiết.

 

 

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG

TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG

ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT

MÔN VẬT LÝ 10 NĂM HỌC 2016 - 2017

 

       

A. Phần trắc nghiệm: 10 câu (3 điểm) - Mã đề : 132

Câu 1: Phương trình vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều  là phương trình nào trong các phương trình sau

A. v = 6  - 4t  (m/s)          B. v = 6  (m/s)          C. v = - 6 + 4t  (m/s)           D. v =  6 + 4t (m/s)

Câu 2: Trường hợp nào sau đây không thể coi vật là chất điểm

A. mặt trăng quay quanh trái đất       

B. ô tô chuyển động qua một chiếc cầu bắc qua một con sông nhỏ

C. ô tô chuyển động từ Hải Dương đi Hải Phòng

D. trái đất quay quanh mặt trời

Câu 3: Chọn phát biểu đúng về vận tốc (v) và gia tốc (a) trong chuyển động thẳng nhanh dần đều:

A. a luôn âm.           B. a luôn cùng dấu với v.        C. a luôn trái dấu với v.          D. a luôn dương

Câu 4: Chọn phát biểu sai.

Véctơ gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều

A. có phương và chiều không đổi                                           B. luôn hướng vào tâm quỹ đạo

C. luôn vuông góc với véc tơ vận tốc                                                D. có độ lớn không đổi

Câu 5: Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng là (x tính bằng đơn vị m; t tính bằng đơn vị s). Vận tốc của chất điểm tại thời điểm t = 1s là:

A.  10 m/s.                   B.   8 m/s                     C.  6 m/s                      D.   13 m/s

Câu 6: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 5 + 60t;  (x đo bằng kilômét và t đo bằng giờ). Toạ độ của chất điểm tại thời điểm t = 1h là:

A. 110 km                   B. 5 km                       C. 110 m                     D. 60 km

Câu 7: Chuyển động của vật nào sau đây gần đúng nhất với chuyển động rơi tự do

A. Chiếc lá rơi     B. Quả bóng bàn rơi           C. Giọt nước mưa rơi     D. Cành cây rơi

Câu 8: Một chuyển động được mô tả bởi phương trình  x = 12 – 5t – 0,3 t2 (x tính theo đơn vị m, t tính theo đơn vị s). Độ lớn của gia tốc là

A.5 m/s2                B. 0,6 m/s2                   C. 0,3 m/s2                         D. -0,6 m/s2                    

Câu 9. Các công thức liên hệ giữa tốc độ dài với tốc độ góc, và gia tốc hướng tâm với tốc độ dài của chất điểm chuyển động tròn đều là:

A.\(v = \omega .r,{\rm{ }}{a_{ht}} = {v^2}r\) .    B.\(v = {\omega  \over r}{\rm{, }}{a_{ht}} = {{{v^2}} \over r}\) .       C.\(v = \omega .r,{\rm{ }}{a_{ht}} = {{{v^2}} \over r}\) .     D.\(v = \omega .r,{\rm{ }}{a_{ht}} = {v \over r}\) .

Câu 10: Khi đồng hồ chạy đúng. Tốc độ góc của kim giây là

A. \({\pi  \over {60}}rad/s\)              B. \({{30} \over \pi }{\rm{ }}rad/s\)               C.\(60\pi {\rm{ }}rad/s\)              D.\({\pi  \over {30}}rad/s\)

B. Phần tự luận (7 điểm) - Đề chẵn

Câu 1 (2 điểm):

a. Một đoàn tàu chuyển động  thẳng đều với  tốc độ không đổi 48 km/h . Tính quãng đường đoàn tàu đi được trong 2giờ.

b. Lúc 8 giờ sáng một ô tô xuất phát từ Hải Dương chuyển động thẳng đều về phía Hải Phòng với tốc độ không đổi 54 km/h. Chọn trục Ox trùng với đường thẳng quĩ đạo, chiều dương là chiều chuyển động, mốc thời gian là lúc 8h. Viết phương trình chuyển động của ô tô?

Câu 2 (2 điểm):

a. Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với tốc độ 15m/s thì hãm phanh, sau 30 giây thì dừng hẳn. Tính gia tốc?

b. Cho đồ thị  vận tốc của vật như hình vẽ: 

Xác định  tính chất của chuyển động và  gia tốc trong đọan BC và CD?

Câu 3 (2 điểm):

a. Một chất điểm chuyển động tròn đều trên một đường tròn bán kính 5m với tốc độ dài 15m/s.  Tính tốc độ góc và chu kì chuyển động ?

b.  Một vật được thả rơi tự do từ điểm A có độ cao 16m so với đất. Gọi M, N, P là 3 điểm có độ cao giảm dần và chia quãng đường rơi của vật thành 4 phần bằng nhau. Tính vận tốc của vật khi chạm đất và thời gian vật rơi qua đoạn MN. Lấy g = 10m/s2

Câu 4 (1 điểm):

Quả cầu C được treo bằng sợi dây mảnh không dãn gắn cố định vào điểm A trên tường và vắt qua ròng rọc B. Cho ròng rọc B chuyển động theo phương ngang với tốc độ không đổi 2m/s theo phương ngang như hình 24. Tính  tốc độ của C đối với A? 

 

..........Hết..........

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG

TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG

 

ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT

MÔN VẬT LÝ 10 NĂM HỌC 2016 - 2017

A. Phần trắc nghiệm: 10 câu( 3 điểm) - Mã đề : 135

Câu 1: Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng:  (x tính bằng m; t tính bằng s). Vận tốc của chất điểm tại thời điểm t = 1s là:

A.   10 m/s.                  B. 0 m/s                       C.  8 m/s                      D.   4 m/s

Câu 2: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 10 + 4t;  (x đo bằng mét và t đo bằng giây). Toạ độ của chất điểm tại thời điểm t = 0,5s là:

A. 10m                        B. 14m                                    C. 12 m                       D. 2m

Câu 3: Phương trình vận tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều  là phương trình nào trong các phương trình sau

A. v = 6  - 4t (m/s)      B. v = 6 (m/s)              C.  v = - 6 - 4t(m/s)     D. v=   6 + 4t ( m/s)

Câu 4. Chọn phát biểu sai khi nói về vecto vận tốc của chuyển động tròn đều :

A. có phương tiếp tuyến với quĩ đạo tại điểm đang xét         B. luôn hướng vào tâm quỹ đạo

C. có phương vuông góc với véc tơ gia tốc                           D. có độ lớn không đổi

Câu 5. Khi đồng hồ chạy đúng.  Tốc độ góc của kim phút là

A. \({\pi  \over {180}}rad/s\)              B. \({{300} \over \pi }{\rm{ }}rad/s\)             C.\(600\pi {\rm{ }}rad/s\)            D.

Câu 6: Chuyển động của vật nào sau đây gần đúng nhất với chuyển động rơi tự do

A. Giọt sương rơi       B. Chiếc khăn rơi        C.  Quả cầu lông rơi    D. Cành cây rơi

Câu 7: Một chuyển động được mô tả bởi phương trình  x = 5 +8t – 2t2 ( x tính theo đơn vị m, t tính theo đơn vị s). Độ lớn của gia tốc là

A. 4 m/s2                     B. 2 m/s2                      C. 8 m/s2                             D. -4 m/s2                    

Câu 8: Trường hợp nào sau đây không thể coi vật là chất điểm

A. mặt trăng quay quanh trái đất                                B. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau

C. ô tô chuyển động từ Hải Dương lên Hà Nội         D. trái đất quay quanh mặt trời

Câu 9: Chọn phát biểu đúng về vận tốc(v) và gia tốc(a) trong chuyển động thẳng chậm dần đều :

A. a luôn âm.   B. a luôn cùng dấu với v.        C. a luôn ngược dấu với v.     D. a luôn dương

Câu 10. Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc w với chu kỳ T và giữa tốc độ góc w với tần số f trong chuyển động tròn đều là:

A.\(\omega  = {{2\pi } \over T}{\rm{, }}\omega  = 2\pi .f\) .   B.\(\omega  = 2\pi .T,{\rm{ }}\omega  = 2\pi .f\)   C.\(\omega  = 2\pi .T,{\rm{ }}\omega  = {{2\pi } \over f}\) .   D.\(\omega  = {{2\pi } \over T}{\rm{, }}\omega  = {{2\pi } \over f}\) .

B. Phần tự luận (7 điểm) - Đề lẻ

Câu 1 (2 điểm):

a, Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường thẳng đều với tốc độ 6km/h. Tính thời gian đi biết quãng đường từ nhà đến trường dài 1,2 km?

b, Lúc 7 giờ sáng một ô tô xuất phát từ Hải Phòng chuyển động thẳng đều về phía Hà Nội với tốc độ không đổi 60 km/h. Chọn trục Ox trùng với đường thẳng quĩ đạo, chiều dương là chiều chuyển động, mốc thời gian là lúc 7h. Viết phương trình chuyển động của ô tô?

Câu 2 (2 điểm):

a) Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với tốc độ 10m/s thì hãm phanh, sau 5 giây thì dừng hẳn. Tính gia tốc?

b) Cho đồ thị  vận tốc của vật như hình vẽ:

Xác định tính chất của chuyển động và gia tốc trong đọan AB và BC?

Câu 3 (2 điểm):

a) Một chất điểm chuyển động tròn đều trên một đường tròn bán kính 20m với tốc độ góc là 2 rad/s. Tính tốc độ dài và tần số chuyển động?

b)  Một vật được thả rơi tự do từ điểm A có độ cao 16m so với đất. Gọi M, N, P là 3 điểm có độ cao giảm dần và chia quãng đường rơi của vật thành 4 phần bằng nhau. Tính thời gian kể từ khi bắt đầu rơi cho đến khi chạm đất và thời gian vật rơi qua đoạn NP. Lấy g = 10m/s2

Câu 4 (1 điểm):

Quả cầu C được treo bằng sợi dây mảnh không dãn gắn cố định vào điểm A trên tường và vắt qua ròng rọc B. Cho ròng rọc B chuyển động theo phương ngang với tốc độ không đổi 3m/s theo phương ngang như hình 24. Tính  tốc độ của C đối với A?

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Phần trắc nghiệm 10 câu - 3 điểm

Mã đề : 132

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

B

B

A

C

A

C

B

C

D

Mã đề: 135

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

C

A

B

D

A

A

B

C

A

 

Phần tự luận - 7 điểm

Câu

Đề chẵn

Điểm

Đề lẻ

 

1

a. S = v.t

       = 96km

b. 

\(\eqalign{
& x = {x_0} + {v_0}t \cr
& x = 54t(km) \cr} \)

0,50

0,50

0,50

0,50

a. t = S/v

       = 0,2h

b.

\(\eqalign{
& x = {x_0} + {v_0}t \cr
& x = 60t(km) \cr} \)

 

 

 

 

2

a.

\(a = {{v - {v_0}} \over {t - {t_0}}} = {{0 - 15} \over {30}} =  - 0,5(m/{s^2})\)

Vật chuyển động thẳng đều

b. Đoạn BC: 

          

a = 0

 

 

Đoạn CD:

Vật chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc

\(a = {{v - {v_0}} \over {t - {t_0}}} = {{0 - 10} \over 6} =  - {5 \over 3}(m/{s^2})\)

0,50

 

 

0,50

 

 

 

0,25

 

 

0,25

0,25

 

0,25

a.\(a = {{v - {v_0}} \over {t - {t_0}}} = {{0 - 10} \over 5} =  - 2(m/{s^2})\)

b. Đoạn AB:

Vật chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc

 \(a = {{v - {v_0}} \over {t - {t_0}}} = {{10 - 20} \over {20}} =  - 0,5(m/{s^2})\)

 

Đoạn BC:

Vật chuyển động thẳng đều

          

a = 0

 

 

3

a. \(v = \omega R = 40m/s\)

\(T = {{2\pi } \over \omega } = \pi (s)\)

b.

\(t = \sqrt {{{2h} \over g}}  = \sqrt {3,2} s\)

\({t_1} = \sqrt {{{2.AN} \over g}}  = \sqrt {1,6} s\)

\({t_2} = \sqrt {{{2.AP} \over g}}  = \sqrt {2,4} s\)

 \(\Rightarrow \Delta t = {t_2} - {t_1}\)

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

 

0,25

 

0,25

 

0,25

a. \(\omega  = {v \over R} = 3(rad/s)\)

 \(f = {\omega  \over {2\pi }} = {{1,5} \over \pi }(Hz)\)

b.

\(v = \sqrt {2gh}  = 8\sqrt 5 m/s\)

\9{t_1} = \sqrt {{{2.AM} \over g}}  = \sqrt {0,8} s\)

\({t_2} = \sqrt {{{2.AN} \over g}}  = \sqrt {1,6} s\)

 \(\Rightarrow \Delta t = {t_2} - {t_1}\)

 

 

 

4

 

\(\overrightarrow {{v_{C,A}}}  = \overrightarrow {{v_{C,B}}}  + \overrightarrow {{v_{B,A}}} {\rm{ }}{\rm{, }}\overrightarrow {{v_{C,B}}} {\rm{ }} \bot {\rm{ }}\overrightarrow {{v_{B,A}}} \)

Dây không giãn nên \({v_{C,B}} = {v_{B,A}} = 3m/s\)

 Vậy \({v_{C,A}} = 3\sqrt 2 {\rm{ }}m/s\)

 

0,50

 

0,25

0,25

 

\(\overrightarrow {{v_{C,A}}}  = \overrightarrow {{v_{C,B}}}  + \overrightarrow {{v_{B,A}}} {\rm{ }}{\rm{, }}\overrightarrow {{v_{C,B}}} {\rm{ }} \bot {\rm{ }}\overrightarrow {{v_{B,A}}} \)

Dây không giãn nên \({v_{C,B}} = {v_{B,A}} = 2m/s\)

 Vậy \({v_{C,A}} = 2\sqrt 2 {\rm{ }}m/s\)

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 10 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021