660 câu bài tập trắc nghiệm lý thuyết vật lý 12 ( có đáp án)

Cập nhật lúc: 16:01 12-08-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12


660 câu trắc nghiệm lý thuyết Vật lý của cả chương vật lý 12 giúp bạn củng cố kiến thức lý thuyết. Đặc biệt rất nhiều câu trong hai chương dao động cơ và dòng điện xoay để bạn tự luyện.

666 CÂU TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT VẬT LÝ 12

DAO ĐỘNG CƠ HỌC

Câu 01. Con lắc đơn dao động nhỏ trong một điện trường đều có phương thẳng đứng hướng xuống, vật nặng có điện tích dương; biên độ A và chu kỳ dao động T. Vào thời điểm vật đi qua vị trí cân bằng thì đột ngột tắt điện trường. Chu kỳ và biên độ của con lắc khi đó thay đổi như thế nào? Bỏ qua mọi lực cản.

A. Chu kỳ tăng; biên độ giảm.                        B. Chu kỳ giảm biên độ giảm.

C. Chu kỳ giảm; biên độ tăng.                        D. Chu kỳ tăng; biên độ tăng.

Câu 02. Trong dao động điều hoà của con lắc đơn, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Lực kéo về phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.

B. Lực kéo về phụ thuộc vào chiều dài của con lắc.

C. Tần số góc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật.

D. Chu kỳ dao động của vật tỷ lệ thuận với biên độ

Câu 03. Con lắc đơn dao động nhỏ trong một điện trường đều có phương thẳng đứng hướng xuống, vật nặng có điện tích dương. Vào thời điểm vật đi qua vị trí cân bằng thì đột ngột tắt điện trường. Chu kỳ của con lắc khi đó thay đổi như thế nào? Bỏ qua mọi lực cản.
A.
Chu kỳ tăng hoặc giảm còn tuỳ thuộc quả nặng đi theo chiều nào.

B. Chu kỳ giảm.

C. Chu kỳ không đổi.

D. Chu kỳ tăng.

Câu 04. Xét một con lắc đơn dao động tại một nơi nhất định (bỏ qua lực cản). Khi lực căng của sợi dây có giá trị bằng độ lớn trọng lực tác dụng lên con lắc thì lúc đó
A.
lực căng sợi dây cân bằng với trọng lực.

B. vận tốc của vật dao động cực tiểu.

C. lực căng sợi dây không phải hướng thẳng đứng.

D. động năng của vật dao động bằng nửa giá trị cực đại.

Câu 05. Khi một vật dao động điều hòa thì
A.
lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

B. gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

C. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ.

D. vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằ

Câu 06.
Một con lắc đơn treo vào đầu một sợi dây mảnh bằng kim loại, vật nặng có khối lượng riêng D. Khi dao động nhỏ trong bình chân không thì chu kì dao động là T. Bỏ qua mọi ma sát, khi dao động nhỏ trong một chất khí có khối lượng riêng εD (ε <<1) thì chu kỳ dao động là.

A. T/(1 + ε/2).             B. T(1 + ε/2).               C. T(1 - ε/2).                D. T/(1 - ε/2)

Câu 07. Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đọan ổn định, phát biểu nào dưới đây là SAI?

A. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.

B. Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ.

C. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức.

D. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng bức.

Câu 08. Trong dao động điều hoà của con lắc đơn, phát biểu nào sau đây là đúng.

A. Lực kéo về phụ thuộc vào chiều dài của con lắc.

B. Lực kéo về phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.

C. Gia tốc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật.

D. Tần số góc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật.

Câu 09. Lực nào sau đây có thể gây ra dao động điều hòa cho một vật?

A. Lực hấp dẫn.

B. Lực tĩnh điện tác dụng lên vật nhiễm điện.

C. Lực từ tác dụng lên chất sắt từ.

D. Lực nâng của chất lỏng lên một vật nổi trên bề mặt chất lỏng.

Câu 10. Một sợi dây mảnh có chiều dài l đang treo một vật có khối lượng m đã tích điện q (q< 0), trong một điện trường đều có véc tơ cường độ điện trường \(\vec{E}\) nằm ngang, hướng sang phải thì

A. khi cân bằng, dây treo lệch sang phải so với phương thẳng đứng.

B. chu kỳ dao động bé của vật treo không phụ thuộc vào khối lượng vật treo.

C. khi cân bằng, dây treo lệch sang trái so với phương thẳng đứng một góc α có tanα = mg /(qE) .

D. chu kỳ dao động bé của vật treo phụ thuộc vào khối lượng vật treo.
Câu 11.
Một con lắc có chu kỳ T khi đặt trong một thang máy đứng yên. Chù kỳ của con lắc sẽ tăng lên trong giai đoạn chuyển động nào của thang máy:
A.
Đi xuống chậm dần đều            B. Đi xuống nhanh dần đều

C. Đi lên đều                                 D. Đi lên nhanh dần đều

Câu 12. Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng?
A.
Cứ mỗi chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng.
B.
Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
C.
Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.
D.
Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số của li độ.

Câu 13. Một con lắc lò xo có thể dao động không ma sát dọc theo trục Ox nằm ngang với chu kì T. Lúc t = 0, vật dao động đang đứng yên tại vị trí cân bằng, người ta tác dụng lực không đổi có phương trùng với trục Ox (sao cho hệ dao động điều hòa). Thời điểm lần đầu tiên vật đổi chiều chuyển động là

A. T/4.                      B. T/2.                    C. T.                    D. 5T/12.

Câu 14. Một vật nhỏ đang dao động điều hòa dọc theo trục Ox (O là vị trí cân bằng) với biên độ A, với chu kì T. Chọn phương án SAI. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian

A. T/4 kể từ khi vật ở vị trí cân bằng là A.

B. T/4 kể từ khi vật ở vị trí mà tốc độ dao động triệt tiêu là A.

C. T/2 là 2A.

D. T/4 không thể lớn hơn A.

Câu 15. Gia tốc của chất điểm dao động điều hoà bằng 0 khi

A. lực kéo về có độ lớn cực đại.                        B. li độ cực tiểu.

C. vận tốc cực đại và cực tiểu.                           D. vận tốc bằng không

Câu 16. Đối với trường hợp hai nguồn kết hợp bất kì (không cùng pha), trong miền giao thoa của hai sóng, những điểm có biên độ dao động cực tiểu thì

A. hiệu đường đi từ hai nguồn đến điểm đó bằng một số nguyên lần bước sóng.

B. hiệu đường đi từ hai nguồn đến điểm đó bằng một số bán nguyên lần bước sóng.

C. độ lệch pha của hai sóng kết hợp tại điểm đó bằng một số nguyên lần 2π.

D. độ lệch pha của hai sóng kết hợp tại điểm đó bằng một số bán nguyên lần 2π.

Câu 17. Khi nói về một vật dao động điều hoà, phát biểu nào sau đây sai ?

A. Gia tốc của vật biến thiên điều hoà theo thời gian.

B. Cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

C. Lực kéo về tác dụng lên vật biến thiên điều hoà theo thời gian.

D. Thế năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây về động năng và thế năng trong dao động điều hoà là không đúng ?

A. Thế năng biến đổi tuần hoàn với tần số gấp 2 lần tần số của li độ.

B. Động năng và thế năng biến đổi tuần hoàn cùng chu kỳ.

C. Tổng động năng và thế năng không phụ thuộc vào thời gian.

D. Động năng biến đổi tuần hoàn với cùng chu kỳ vận tốC.

Câu 19. Trong dao động điều hoà, lực kéo về đổi chiều khi

A. cơ năng bằng không.                                 B. vận tốc bằng không.

C. vật đổi chiều chuyển động.                       D. gia tốc bằng không.

Câu 20. Một lò xo có độ cứng k treo một vật có khối lượng M. Khi hệ đang cân bằng, ta đặt nhẹ nhàng lên vật treo một vật khối lượng m thì chúng bắt đầu dao động điều hòa. Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Biên độ dao động của hệ 2 vật là mg/k.

B. Sau thời điểm xuất phát bằng một số nguyên lần chu kỳ, nếu nhấc m khỏi M thì dao động tắt hẳn luôn.

C. Nhấc vật m khỏi M tại thời điểm chúng ở độ cao cực đại thì vật M vẫn tiếp tục dao động.

D. Tần số góc của dao động này là \(\omega =\sqrt{k/(M+m)}\)

Câu 21. Một con lắc lò xo có giá treo cố định, dao động điều hòa trên phương thẳng đứng thì độ lớn lực tác dụng của hệ dao động lên giá treo bằng

A. độ lớn hợp lực của lực đàn hồi lò xo và trọng lượng của vật treo.

B. độ lớn trọng lực tác dụng lên vật treo.

C. độ lớn của lực đàn hồi lò xo.

D. trung bình cộng của trọng lượng vật treo và lực đàn hồi lò xo.

Câu 22. Gia tốc của một chất điểm dao động điều hoà bằng không khi

A. vận tốc cực đại hoặc cực tiểu                  . li độ cực đại.

C. li độ cực tiểu.                                           D. vận tốc bằng không.

Câu 23. Khi nói về một vật đang dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Vectơ gia tốc của vật đổi chiều khi vật có li độ cực đại.

B. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động về phía vị trí cân bằng.

C. Vectơ gia tốc của vật luôn hướng ra xa vị trí cân bằng.

D. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động ra xa vị trí cân bằng.

Câu 24. Khi nói về một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây sai?

A. Lực kéo về tác dụng lên vật biến thiên điều hòa theo thời gian.

B. Động năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

C. Vận tốc của vật biến thiên điều hòa theo thời gian.

D. Cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian

Câu 25. Một con lắc đơn dao động điều hoà quanh vị trí cân bằng của nó với ly độ cong là S, biên độ cong So, chu kỳ T và vận tốc tức thời v. Tìm biểu thức đúng mối quang hệ S, So, T và v?
A. \(S^{2} + \frac{T^{2}}{4\pi ^{2}}.v^{2} ={S_{0}}^{2}\)                                  B. \(\frac{4\pi ^{2}}{T^{2}} S^{2} + v^{2} ={S_{0}}^{2}\) 

C. \(S^{2} + \frac{4\pi ^{2}}{T^{2}}.v^{2} ={S_{0}}^{2}\)                                  D.\(\frac{T^{2}}{4\pi ^{2}} S^{2} + v^{2} ={S_{0}}^{2}\)

Câu 26. Phát biểu nào sau đây sai về các dao động cơ?

A. Một vật dao động điều hoà với tần số góc ω thì gia tốc của vật biến đổi theo thời gian theo phương trình: a = Acos(ωt + φ) (với A là độ lớn gia tốc cực đại).

B. Một vật dao động duy trì thì có chu kì dao động chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ.

C. Một vật dao động tự do thì tác dụng lên vật chỉ có nội lực.
D. Con lắc lò xo dao động cưỡng bức thì tần số dao động luôn bằng: \(f=\frac{1}{2\pi } \sqrt{\frac{k}{m}}\)
Câu 27. Một con lắc đơn có vật nhỏ mang điện tích q. Nếu cho con lắc đơn dao động nhỏ trong điện trường đều E thẳng đứng thì chu kỳ nó bằng  \(T_{1}\) , nếu giữ nguyên độ lớn của E nhưng đổi chiều thì chu kỳ dao động nhỏ là \(T_{2}\) . Nếu không có điện trường thì chu kỳ dao động nhỏ con lắc đơn là T. Mối liên hệ giữa chúng?

A. \(T^{2} =T_{1}.T_{2}\)           B. \(\frac{2}{T} =\frac{1}{T_{1}} +\frac{1}{T_{2}}\)             C. \(\frac{2}{T^{2}} =\frac{1}{{T_{1}}^{2}} + \frac{1}{{T_{2}}^{2}}\)          D. \(T^{2} = {T_{1}}^{2} + {T_{2}}^{2}\)

Câu 28. Một con lắc đơn treo hòn bi kim loại có khối lượng m và nhiễm điện. Đặt con lắc trong điện trường đều có các đường sức điện nằm ngang. Biết lực điện tác dụng bằng trọng lực tác dụng lên vật. Tại vị trí O vật đang bằng, ta tác dụng lên một quả cầu một xung lực theo phương vuông góc sợi dây, sau đó hòn bi dao động điều hòa với biên độ góc \(\alpha _{0}\) bé. Biết sợi dây nhẹ, không dãn và không nhiễm điện. Gia tốc rơi tự do là g. Sức căng dây treo khi vật qua O là:

A. \(2\sqrt{2}mg ( {\alpha _{0}}^{2} +1)\)                                           B. \(mg\sqrt{2}\alpha _{0} (\alpha _{0}+1)\)         

C. \(2({\alpha _{0}}^{2}+\sqrt{2})mg\)                                             D. \(mg\sqrt{2}({\alpha _{0}}^{2}+1)\)

Câu 29. Người ta kéo quả cầu của con lắc đơn để dây treo hợp với vị trí cân bằng một góc \(60^{0}\) rồi thả không vận tốc đầu. Bỏ qua lực cản. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Con lắc dao động không điều hòa, năng lượng dao động không bảo toàn.

B. Con lắc dao động tuần hoàn, năng lượng dao động không bảo toàn.

C. Con lắc dao động tuần hoàn, năng lượng dao động bảo toàn.

D. Con lắc dao động không tuần hoàn, năng lượng dao động bảo toàn

Câu 30. Chọn câu không đúng khi nói về năng lượng trong dao động điều hòa.

A. Khi vật đang chuyển động ra xa vị trí cân bằng thì thế năng của vật đang tăng.

B. Cả động năng và thế năng của hệ đều biến đổi tuần hoàn theo thời gian với cùng tần số.

C. Khi vật dao động đi qua vị trí cân bằng thì động năng của hệ lớn nhất.

D. Động năng lớn nhất của hệ không chỉ phụ thuộc vào cách kích thích dao động mà còn phụ thuộc vào việc chọn trục tọa độ và gốc thời gian

Câu 31. Một vật dao động điều hòa theo phương trình: x= Acos( \(2\pi ft + \varphi\) ); với A đo bằng cm, t đo
bằng s. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Gia tốc lớn nhất của vật trong quá trình dao động là \(4\pi ^{2}f^{2}A (cm/s^{2})\)
B. Khoảng thời gian ngắn nhất để li độ dao động của vật lặp lại như cũ là  \(\frac{1}{f}\)( s ) .

C. Vận tốc lớn nhất của vật trong quá trình dao động là 2 π A (crn/s).

D. Trong mỗi phút, vật thực hiện được dao động toàn phần.

Câu 32. Trong dao động điều hòa, lực đàn hồi và lực kéo về

A. biến thiên với cùng tần số                               B. luôn hướng về vị trí cân bằng

C. bằng 0 tại vị trí cân bằng                                D. đạt cực đại tại hai biên

Câu 33. Dao động của con lắc đồng hồ là

A. dao động duy trì.                                             B. dao động tắt dần.

C. dao động tự do.                                                D. dao động cưỡng bức.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021