Bài tập trắc nghiệm sóng cơ có hướng dẫn giải chi tiết

Cập nhật lúc: 20:15 16-06-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12


Bài viết giới thiệu lý thuyết và bài tập sóng cơ từ dễ đến khó có hướng dẫn giải chi tiết giúp bạn đọc nắm trắc kiến thức từng chuyên đề.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SÓNG CƠ CÓ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Chủ đề 1: Đại cương về sóng cơ học.

2.1. Sóng cơ là gì?

A. Sự truyền chuyển động cơ trong không khí.

B. Những dao động cơ học lan truyền trong môi trường vật chất.

C. Chuyển động tương đối của vật này so với vật khác.

D. Sự co dãn tuần hoàn giữa các phần tử môi trường.

2.2. Bước sóng là gì?

A. Là quãng đường mà mỗi phần tử của môi trường đi được trong 1 giây.

B. Là khoảng cách giữa hai phần tử của sóng dao động ngược pha.

C. Là khoảng cách giữa hai phần tử sóng gần nhau nhất dao động cùng pha.

D. Là khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau nhất của mỗi phần tử sóng.

2.3. Một sóng cơ có tần số 1000Hz truyền đi với tốc độ 330 m/s thì bước sóng của nó có giá trị nào sau đây?

A. 330 000 m.                 B. 0,3 m-1.            C. 0,33 m/s.                   D. 0,33 m.

2.4. Sóng ngang là sóng:

A. lan truyền theo phương nằm ngang.

B. trong đó các phần tử sóng dao động theo phương nằm ngang.

C. trong đó các phần tử sóng dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.

D. trong đó các phần tử sóng dao động theo cùng một phương với phương truyền sóng.

2.5 Bước sóng là:

A. quãng đường sóng truyền đi trong 1s;

B. khoảng cách giữa hai bụng sóng sóng gần nhất.

C. khoảng cách giữa hai điểm của sóng có li độ bằng không ở cùng một thời điểm.

D. khoảng cách giữa hai điểm của sóng gần nhất có cùng pha dao động.

2.6. Phương trình sóng có dạng nào trong các dạng dưới đây:

A. \(x=Asin(\omega t+\varphi )\)                B. \(u=Asin\omega (t-\frac{x}{\lambda })\) ;

C. \(u=Asin2\pi (\frac{t}{T}-\frac{x}{\lambda })\);           D.\(u=Asin\omega (\frac{t}{T}+\varphi )\) .

2.7. Một sóng cơ học có tần số f lan truyền trong môi trường vật chất đàn hồi với tốc độ v, khi đó bước sóng được tính theo công thức

A. λ = v.f;               B. λ = v/f;             C. λ = 2v.f;           D. λ = 2v/f

2.8. Phát biểu nào sau đây không đúng với sóng cơ học?

A. Sóng cơ học có thể lan truyền được trong môi trường chất rắn.

B. Sóng cơ học có thể lan truyền được trong môi trường chất lỏng.

C. Sóng cơ học có thể lan truyền được trong môi trường chất khí.

D. Sóng cơ học có thể lan truyền được trong môi trường chân không.

2.9. Phát biểu nào sau đây về sóng cơ học là không đúng?

A. Sóng cơ học là quá trình lan truyền dao động cơ học trong một môi trường liên tục.

B. Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương ngang.

C. Sóng dọc là sóng có các phần tử dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.

D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ.

2.10. Phát biểu nào sau đây về đại lượng đặc trưng của sóng cơ học là không đúng?

A. Chu kỳ của sóng chính bằng chu kỳ dao động của các phần tử dao động.

B. Tần số của sóng chính bằng tần số dao động của các phần tử dao động.

C. Tốc độ của sóng chính bằng tốc độ dao động của các phần tử dao động.

D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ.

2.11. Sóng cơ học lan truyền trong môi trường đàn hồi với tốc độ v không đổi, khi tăng tần số sóng lên 2 lần thì bước sóng

A. tăng 4 lần.                   B. tăng 2 lần.                 C. không đổi.                 D. giảm 2 lần.

2.12. Vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào

A. năng lượng sóng.                            B. tần số dao động.

C. môi trường truyền sóng.                 D. bước sóng

2.13. Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển thấy nó nhô  lên cao 10 lần trong 18s, khoảng cách giữa hai ngọn sóng kề nhau là 2m. Tốc độ truyền sóng trên mặt biển là

A. v = 1m/s.           B. v = 2m/s.                   C. v = 4m/s.                   D. v = 8m/s.

2.14. Một người quan sát một chiếc phao trên mặt hồ thấy nó nhô  lên cao 10 lần trong 36s, khoảng cách giữa 3 đỉnh sóng lân cận là 24m. Tốc độ truyền sóng trên mặt hồ là

A. v = 2,0m/s.        B. v = 2,2m/s.                  C. v = 3,0m/s.               D. v = 6,7m/s.

2.15. Tại điểm M cách tâm sóng một khoảng x có phương trình dao động \(u^{M}=4sin(200\pi t-\frac{2\pi x}{\lambda })cm\). Tần số của sóng là

A. f = 200Hz.          B. f = 100Hz.                  C. f = 100s.                   D. f = 0,01s.

Hướng dẫn giải và trả lời chương 3

3.1. Chọn B.

Hướng dẫn: Dựa vào định nghĩa sóng cơ.

3.2. Chọn C.

Hướng dẫn: Dựa vào định nghĩa bước sóng.

3.3. Chọn D.

Hướng dẫn: Dùng công thức  λ= v.T = v/f.

3.4. Chọn C.

Hướng dẫn: Theo định nghĩa sóng ngang.

3.5. Chọn D.

Hướng dẫn: Theo định nghĩa bước sóng.

3.6. Chọn C.

Hướng dẫn: Theo phương trình sóng.

3.7. Chọn B.

Hướng dẫn: Theo định nghĩa: Bước sóng là quãng đường sóng truyền được trong một chu kỳ nên công thức tính bước sóng là λ = v.T = v/f với v là vận tốc sóng, T là chu kỳ sóng, f là tần số sóng.

3.8. Chọn D.

Hướng dẫn: Sóng cơ học chỉ lan truyền được trong môi trường vật chất đàn hồi. Đó là các môi trường rắn, lỏng, khí.

3.9. Chọn B.

Hướng dẫn: Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.

3.10. Chọn C.

Hướng dẫn: Vận tốc sóng là vận tốc truyền pha dao động. Vận tốc sóng phụ thuộc vào bản chất của môi trường đàn hồi, đỗi với một môi trường đàn hồi nhất định thì vận tốc sóng là không đổi. Vận tốc dao động của các phần tử là đạo hàm bậc nhất của li độ dao động của phần tử theo thời gian. Vận tốc sóng và vận tốc dao động của các phần tử là khác nhau.

3.11. Chọn D.

Hướng dẫn: Vận dụng công thức tính bước sóng λ = v.T = v/f, khi tăng tần số lên 2 lần thì bước sóng giảm đi 2 lần.

3.12. Chọn C.

Hướng dẫn: Xem hướng dẫn câu 3.8.

3.13. Chọn A.

Hướng dẫn: Phao nhô lên cao 10 lần trong thời gian 18s, tức là trong 18s phao thực hiện 9 lần dao động, chu kỳ sóng là T = 2s. Khoảng cách giữa hai ngọn sóng kề nhau là 2m, suy ra bước sóng λ = 2m. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là v = λ/T = 1m/s.

3.14. Chọn C.

Hướng dẫn: Xem hướng dẫn và làm tương tự câu 3.10.

3.15. Chọn B.

Hướng dẫn: Từ phương trình sóng \(u_{M}=4sin(200\pi t-\frac{2\pi x}{\lambda })cm\) , ta suy ra tần số góc ω = 200π(rad/s) tần số sóng f = 100Hz.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021