VẬT LÝ LỚP 8

Áp suất

Cập nhật lúc: 15:32 28-08-2017 Mục tin: VẬT LÝ LỚP 8


Tài liệu giúp các em phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất; viết được công thức tính và đơn vị của áp suất. Bên cạnh việc cung cấp lí thuyết, tài liệu còn hướng dẫn các em giải quyết một số bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập. Từ đó, giúp các em vận dụng được công thức tính áp suất để giải các bài toán về áp lực, áp suất.

Xem thêm: Áp suất

 ÁP SUẤT

A. Lí thuyết trọng tâm

- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép

- Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép:  p = F/s

- Đơn vị của áp suất là paxcan (Pa): 1Pa = 1N/m2

Đơn vị áp suất trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là paxcan (Pa). Vì Pa quá nhỏ nên trong thực tế người ta dùng đơn vị lớn hơn là bar: 1 bar = 105Pa

Ngoài ra người ta cũng dùng đơn vị atmotphe Làm đơn vị áp suất. Atmotphe là áp suất gây bởi 1 cột thuỷ ngân cao 76cm: 1at = 103 360 Pa

B. Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK

Câu C1 (H.7.3 SGK)

a, Lực của máy kéo tác dụng lên mặt đường

b, Cả hai lực

Câu C2

Bảng 7.1: Bảng so sánh.

Áp lực (F)

Diện tích bị ép (S)

Độ lún (h)

F2 > F1

S2 = S1

h2 > h1

F3 = F1

S3 < S1

h3 > h1

Câu C3:

(1) Càng mạnh

(2) Càng nhỏ

Câu C4

Lưỡi dao càng mỏng thì dao càng sắc, vì dưới tác dụng của cùng 1 áp lực, nếu diện tích bị ép càng nhỏ (lưỡi dao mài mỏng) thì tác dụng của áp lực càng lớn (dao càng dễ cắt gọt các vật)

Câu C5

Áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang là:

px  = F/S = 340000/1,5 = 226666,6 N/m2

Áp suất của ô tô lên mặt đường nằm ngang là: pô = F/S = 20000/250 = 80 N/cm2 = 800000N/m2

Áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang còn nhỏ hơn nhiều lần áp suất của ô tô. Do đó xe tăng chạy được trên đất mềm.

Máy kéo nặng nề hơn ô tô lại chạy được trên nền đất mềm là do máy kéo dùng xích có bản rộng nên áp suất gây ra bởi trọng lượng của máy kéo nhỏ. Còn ô tô dùng bánh (diện tích bị ép nhỏ), nên áp suất gây bởi trọng lượng của ô tô lớn hơn.

C. Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SBT

Câu 7.1: Đáp án D

Câu 7.2: Đáp án B

Câu 7.3

Loại xẻng có đầu nhọn nhấn vào đất dễ dàng hơn vì diện tích bị ép nhỏ hơn loại xẻng có đầu bằng. Khi tác dụng cùng một áp lực thì áp suất của xẻng có đầu nhọn lớn hơn áp suất của xẻng có đầu bằng.

Câu 7.4

Áp lực ở 3 trường hợp bằng nhau vì trọng lượng của viên gạch không đổi

-         Ở vị trí a, áp suất lớn nhất vì diện tích bị ép nhỏ nhất

-         Ở vị trí c, áp suất nhỏ nhất vì diện tích bị ép lớn nhất

Câu 7.5

Trọng lượng của người: P = p.S = 17000.0,03 = 510N

Khối lượng của người: m = P/10 = 51kg

Câu 7.6

Áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất là:

p = P/S  = (60.10 + 4.10)/(4.0,0008) = 640/0,0032 = 200000 N/m2

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 8 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021