200 bài tập trắc nghiệm lý thuyết sóng ánh sáng ( hay )

Cập nhật lúc: 22:42 11-07-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12


200 bài tập lý thuyết về sóng ánh sáng giúp bạn đọc nắm chắc kiến thức đã học.

200 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT SÓNG ÁNH SÁNG

TÁN SẮC ÁNH SÁNG

1. Phát biểu nào dưới đây là không đúng

A. Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng khi một chùm ánh sáng phức tạp truyền qua một lăng kính bị phân tách thành các ánh sáng đơn sắc khác nhau.

B. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau, có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

C. Ánh sáng có bước sóng càng dài thì chiết suất của môi trường đối với ánh sáng đó càng lớn

D. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính

2. Khi rọi một chùm hẹp ánh sáng Mặt trời xuống mặt nước trong một bể bơi thì thấy ở đáy bể một vệt sáng. Vệt sáng này

A. có màu trắng dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc.                  

B. có nhiều màu dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc

C. có nhiều màu khi chiếu xiên và có màu trắng khi chiếu vuông góc

D. chỉ có một màu dù chiếu xiên hay chiều vuông góc

3. Khi sóng ánh sáng truyền từ một môi trường này sang một môi trường khác thì

A. tần số không đổi nhưng bước sóng thay đổi.               

B. bước sóng thay đổi nhưng tần số không đổi.

C. tần số và bước sóng đều không đổi                              

D. tần số và bước sóng đều thay đổi

4. Khi một chùm sáng đơn sắc truyền từ không khí vào thủy tinh thì.

A. tần số tăng, bước sóng giảm                       B. tần số giảm ,bước sóng tăng

C. tần số không đổi ,bước sóng tăng               D. tần số không đổi ,bước sóng giảm

5. Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng là sự phụ thuộc của chiết suất môi trường vào

A. bước sóng của ánh sáng                               B. màu sắc của môi trường

C. màu của ánh sáng                                         D. lăng kính mà ánh sáng đi qua

6. Chọn phát biểu sai

A. Lăng kính tách ánh sáng trắng chiếu đến nó thành chùm sáng màu sắc khác nhau gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng, dải màu này gọi là quang phổ của ánh sáng trắng

B. Ánh sáng trắng là tổng hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến đổi từ đỏ đến tím.

C. Với một môi trường nhất định thì chiết suất của môi trường với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau và có giá trị tăng dần từ đỏ đến tím.

D. Ánh sáng trắng chỉ có 7 màu.

7. Câu nào sau đây về hiện tượng tán sắc ánh sáng là sai.

A. Hiện tượng tán sắc ánh sáng là do chiết suất của một môi trường trong suốt khác nhau đối với các ánh sáng  đơn sắc có màu khác nhau.

B. Trong hiện tượng tán sắc của ánh sáng trắng qua lăng kính thì tia đỏ có góc lệch nhỏ nhất.

C. Trong hiện tượng tán sắc của ánh sáng trắng qua lăng kính thì tia tím có góc lệch nhỏ nhất.

D. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

8. Ánh sáng trắng là ánh sáng.

A. có một màu sắc xác định                             B. không bị tán sắc khi đi qua lăng kính

C. có bước sóng xác định                                 D. có thể tổng hợp được từ ba màu cơ bản

9. Ánh sáng trắng là

A. tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím

B. tập hợp của nhiều loại ánh sáng đơn sắc khác nhau

C. là loại ánh sáng đơn sắc.

D. là tập hợp của 7 màu đơn sắc khác nhau.

10. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng.

A. có một bước sóng xác định trong một khoảng nào đó.                

B. không bị tán sắc khi đi qua lăng kính

C. có vận tốc không đổi khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác.

D. bị tách thành dải màu khi chiếu từ không khí vào nước.

11. Chiếu ánh sáng Mặt trời vào một lăng kính, tia sáng nào bị lệch về phía đáy nhiều nhất.

A. Tia đỏ                 B. Tia xanh               C. Tia trắng                 D. Tia tím

12. Ánh sáng Mặt trời là tổng hợp từ bao nhiêu loại ánh sáng đơn sắc khác nhau.

A. 3                         B. 5                           C.7                               D. vô số

13. Chiếu một tia sáng Mặt trời qua lăng kính, ta sẽ thấy tất cả bao nhiêu loại tia sáng nằm giữa tia đỏ và tia vàng.

A. 3                         B. 7                           C. 6                              D. vô số

14. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng

A. Chiết suất của một chất đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau, chiết suất của chất đó đối với ánh sáng đỏ là lớn nhất và của chất đó đối với ánh sáng tím là nhỏ nhất.

B. Chiết suất của một chất đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau, chiết suất của chất đó đối với ánh sáng đỏ là nhỏ nhất và của chất đó đối với ánh sáng tím là lớn nhất.

C. Chiết suất của một chất đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau, chiết suất của chất đó đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím là nhỏ nhất và của chất đó đối với ánh sáng vàng là lớn nhất.

D. Chiết suất của một chất đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là như nha

15. Vận tốc ánh sáng trong một môi trường là

A. như nhau đối với mọi loại ánh sáng.

B. khác nhau với các loại ánh sáng khác nhau, ánh sáng vàng có vận tốc lớn nhất

C. khác nhau với các loại ánh sáng khác nhau, vận tốc của ánh sáng đỏ là lớn nhất và của ánh sáng tím là nhỏ nhất

D. khác nhau với các loại ánh sáng khác nhau, vận tốc của ánh sáng đỏ là nhỏ nhất và của ánh sáng tím là lớn nhất

16. Một tấm gỗ tròn được chia thành 7 phần mỗi phần là một hình viên phân, trên mỗi phần ta sơn một trong 7 màu: đỏ, cam , vàng, lục , lam , chàm, tím. Khi tấm gỗ quay đủ nhanh quanh trục đi qua tâm và vuông góc với tấm gỗ, ta sẽ thấy tấm gỗ

A. có màu trắng                                               B. vẫn có đủ 7 màu                         

C. có màu vàng                                                D. có màu đỏ

17. Vận tốc ánh sáng trong không khí là 3.108 m/s. Vận tốc của ánh sáng đó trong kim cương có chiết suất 5/2 là

A. 12.107 m/s              B. 1,2.107 m/s              C. 1,2.108 m/s               D. 6.107 m/s                

GIAO THOA ÁNH SÁNG

18. Chọn phát biểu đúng về ý nghĩa thí nghiệm giao thoa ánh sáng .

A. Kết quả thí nghiệm giao thoa ánh sáng chứng tỏ ánh sáng là quá trình lan truyền dao động cơ học của các phần tử môi trường. Tại vị trí các vân sáng, các phần tử môi trường dao động mạnh nhất.

B. Thí nghiệm giao thoa ánh sáng chứng tỏ ánh sáng mang năng lượng

C. Hiện tượng giao thoa là một bằng chứng thực nghiệm quan trọng khẳng định ánh sáng có tính chất sóng.

D. Hiện tượng giao thoa ánh sáng cho thấy vận tốc truyền ánh sáng phụ thuộc chiết suất n của môi trường theo công thức v = c/n

19. Tìm phát biểu sai khi nói về hiện tượng giao thoa ánh sáng

A. Hiện tượng giao thoa ánh sáng chỉ giải thích được bằng sự giao thoa của hai sóng kết hợp.

B. Hiện tượng giao thoa là một bằng chứng thực nghiệm quan trọng khẳng định ánh sáng có tính chất sóng.

C. Trong miền giao thoa, những vạch sáng ứng với những chỗ hai sóng gặp nhau tăng cường lẫn nhau.

D. Trong miền giao thoa, những vạch tối ứng với những chỗ hai sóng tới không gặp được nhau.

20. Tìm kết luận đúng về hiện tượng giao thoa ánh sáng.

A. Giao thoa ánh sáng là sự tổ hợp của hai chùm sáng chiếu vào cùng một chỗ.

B. Giao thoa của hai chùm sáng của hai bong đèn chỉ xảy ra khi chúng cùng đi qua kính lọc sắc.

C. Giao thoa ánh sáng chỉ xảy ra đối với ánh sáng đơn sắc.

D. Giao thoa ánh sáng chỉ xảy ra khi hai chùm sóng anh sáng là hai chùm sáng kết hợp

21. Tại vị trí vân tối.

A. Hiệu quang trình đến hai nguồn kết hợp thỏa mãn : \(d_{2}-d_{1}=(2k +1)\frac{\lambda }{2}\)  với k \(\in\) Z

B. Độ lệch pha của hai sóng từ hai nguồn kết hợp thỏa mãn \(\Delta \varphi =(2k+1)\frac{\pi }{2}\) với k \(\in\) Z

C. Hiệu khoảng cách đến hai nguồn kết hợp thỏa mãn \(d_{2}-d_{1}=(2k +1){\lambda }\) với k \(\in\) Z

D. Hai sóng đến từ hia nguồn kết hợp vuông pha với nhau

22. Tìm phát biểu sai về hai nguồn sóng kết hợp.

A. Hai nguồn sóng ánh sáng có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian gọi là hai sóng kết hợp

B. Hai chùm sáng kết hợp thường được tạo ra từ một nguồn và được tách ra thành hai đường khác nhau.

C. Hai chùm sáng kết hợp tựa như hai ảnh của một nguồn qua các dụng cụ như: lưỡng lăng kính, hệ gương Fres-nen…

D. Ánh sáng từ hai bóng đèn là hai sóng ánh sáng kết hợp nếu chúng có cùng loại và thắp sáng ở cùng một hiệu điện thế

23. Hai sóng kết hợp là hai sóng.

A. xuất phát từ hai nguồn kết hợp.

B. có cùng tần số, có hiệu số pha ở hai thời điểm xác định của hai sóng thay đổi theo thời gian.

C. phát ra từ hai nguồn nhưng đan xen vào nhau

D. thỏa mãn điều kiện cùng pha

24. Tìm phát biểu sai về xác định vị trí vân giao thoa

A. Hiệu đường đi của hai sóng từ S1 và S2 dến A là \(d_{2}-d_{1}=\frac{ax}{D}\)

B. Tại các vân sáng : \(d_{2}-d_{1}=k\lambda\) \(k=0;\pm 1;\pm 2;\pm 3...\) suy ra vị trí vân sáng bậc k là \(x_{k}=k\frac{\lambda D}{a}\)

C. Tại các vân tối : \(d_{2}-d_{1}=(2k-1)\frac{\lambda }{2}\) suy ra vị trí vân tối thứ k trên màn M là \(x_{tk}=\pm (k-\frac{1}{2})\frac{\lambda D}{a}\)        ( k = 1,2,3,…)

D. Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp lớn hơn khoảng cách giữa hai vân tối liên tiếp

25. Trong thí nghiệm giao thoa với khe I-âng, ánh sáng có bước sóng λ. Tại điểm M trên màn cách S1 và S2 lần lượt là d1 và d2 sẽ có vân sáng khi:

A. \(d_{2}-d_{1}=k\lambda\) với (\(k=0;\pm 1;\pm 2;...\))                         

B. \(d_{2}-d_{1}=(\frac{k}{2}+1)\lambda\) với (\(k=0;\pm 1;\pm 2;...\))

C. \(d_{2}-d_{1}=k\frac{\lambda }{2}\) với (\(k=0;\pm 1;\pm 2;...\))                         

D. \(d_{2}-d_{1}=(k+\frac{1}{2})\lambda\) với (\(k=0;\pm 1;\pm 2;...\))

26. Trong thí nghiệm I-âng, khoảng cách từ vân trung tâm đến vân sáng bậc k được tính bằng công thức

A. \(x_{k}=k\frac{\lambda D}{a}\) với (\(k=0;\pm 1;\pm 2;...\))                   B. \(x_{k}=(k+\frac{1}{2})\frac{\lambda D}{a}\) với (\(k=0;\pm 1;\pm 2;...\))                 

C. \(x_{k}=(2k+1)\frac{\lambda D}{a}\) với (\(k=0;\pm 1;\pm 2;...\))      D. \(x_{k}=(k-\frac{1}{2})\frac{\lambda D}{a}\) với (\(k=0;\pm 1;\pm 2;...\))        

27. Trong thí nghiệm I-âng, khoảng cách từ vân trung tâm đến vân tối thứ k được tính bằng công thức

A. \(x_{k}=k\frac{\lambda D}{a}\) với (\(k=0;\pm 1;\pm 2;...\))                   B. \(x_{k}=(k+\frac{1}{2})\frac{\lambda D}{2a}\) với (\(k=0;\pm 1;\pm 2;...\))

C. \(x_{k}=(k-\frac{1}{2})\frac{\lambda D}{a}\) với (\(k=0;\pm 1;\pm 2;...\))       D. \(x_{k}=(k+\frac{1}{2})\frac{\lambda D}{a}\) với (\(k=0;\pm 1;\pm 2;...\))

28. Công thức tính khoảng vân i là:

A. \(i=\frac{\lambda D}{a}\)                        B. \(i=\frac{\lambda a}{D}\)                        C. \(i=\frac{aD}{\lambda }\)                       D. \(i=\frac{a}{D\lambda }\)

29. Hiện tượng giao thoa ứng dụng trong việc:

A. đo chính xác bước sóng ánh sáng                 

B. kiểm tra vết nứt trên bề mặt các sản phẩm công nghiệp bằng kim loại

C. xác định độ sâu của biển                               

D. siêu âm trong y học

30. Tìm phát biểu sai khi nói về thí nghiệm giao thoa ánh sáng .

A. Hai nguồn sáng đơn sắc sử dụng trong thí nghiệm phải là hai nguồn kết hợp

B. Khoảng cách giữa hai nguồn nhỏ hơn nhiều lần so với khoảng cách từ hai nguồn đến màn

C. Nếu một nguồn phát bức xạ λ1 và một nguồn phát bức xạ λ2 thì ta thu được hệ thống vân giao thoa trên màn

D. Nếu hai nguồn phát ánh sáng trắng, khi giao thoa thì vân trung tâm là vân sáng trắng

                                                                                                                                 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021