200 bài tập trắc nghiệm lượng tử ánh sáng hay

Cập nhật lúc: 16:33 17-07-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12


200 bài tập trắc nghiệm lý thuyết và bài tập giúp bạn nắm vữn kiến thức chương lượng tử ánh sáng và rèn luyện kỹ năng nhớ nhanh, giải nhanh.

200 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG HAY

HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN

1. Tìm phát biểu đúng về hiện tượng Héc-xơ

A. Thí nghiệm của Hec-xơ chỉ có thể giải thích bằng thuyết lượng tử ánh sáng

B. Chiếu ánh sáng thích hợp có bước sóng đủ dài vào một tấm kim loại thì làm cho các electron ở mặt kim loại bị bật ra

C. Khi chiếu ánh sáng không thích hợp thì các electron không bật ra mà chỉ có các nơtron không mang điện bật ra nên hai lá kim loại không cụp lại

D. Hiện tượng trong thí nghiệm của Hec-xơ gọi là hiện tượng bức xạ electron

2. Hiện tượng quang điện ngoài là

A. hiện tượng các electron bị bật ra khỏi bản kim loại khi bản kim loại bị đốt nóng

B. hiện tượng các tấm kim loại trở nên nhiễm điện âm khi bị ánh sáng chiếu vào.

C. hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại

D. hiện tượng điện trở suất của chất bán dẫn giảm rất mạnh khi tăng nhiệt độ qua giá trị giới hạn

3. Thí nghiệm của Héc-xơ về hiện tượng quang điện là

A. khi chiếu tia tử ngoại vào một tấm kẽm nhiễm điện dương, tấm kẽm bị mất điện tích trở thành trung hòa.

B. khi chiếu tia tử ngoại vào một tấm kẽm nhiễm điện âm, tấm kẽm bị mất điện tích trở thành trung hòa.

C. khi chiếu tia tử ngoại vào một tấm kẽm trung hòa, tấm kẽm nhiễm trở lên nhiễm điện dương

D. khi chiếu tia tử ngoại vào một tấm kẽm nhiễm điện âm, tấm kẽm bị mất bớt điện tích âm

4. Nếu chắn chùm sáng hồ quang bằng môt tấm thủy tinh dày (một chất hấp thụ mạnh ánh sáng tử ngoại) thì hiện tượng quang điện không xảy ra. Điều đó chứng tỏ

A. hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi cường độ của chùm sáng kích thích lớn

B. hiện tượng quang điện chỉ xảy ra đối với ánh sáng nhìn thấy

C. hiện tượng quang điện chỉ xảy ra đối với tia hồng ngoại

D. hiện tượng quang điện chỉ xảy ra đối với tia tử ngoại

5. Quang electron là

A. các electron bị ánh sáng làm bật ra khỏi bề mặt kim loại trong hiện tượng quang điện

B. các electron trên bề mặt tinh thể kim loại

C. các electron tự do

D. các electron liên kết, nằm sâu trong tinh thể kim loại

6. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng quang điện ngoài

A. là hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi tấm kim loại bị nung nóng đến nhiệt độ cao

B. là hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi ánh sáng thích hợp chiếu vào nó.

C. là hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi tấm kim loại bị nhiễm điện do tiếp xúc với một vật đã bị nhiễm điện khác.

D. là hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại do tấm kim loại cọ xát các vật bằng len, dạ.

7. Trong các trường hợp nào sau đây, electron nào được gọi là electron quang điện

A. electron trong dây dẫn thông thường

B. electron chuyển từ tấm kim loại này sang tấm kim loại khác khi hai tấm cọ xát

C. electron bứt ra từ catot của tê bào quang điện.

D. electron tạo ra trong chất bán dẫn

8. Trong hiện tượng quang điện khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào catot của tế bào quang điện thì electron ………Vì vậy, hiện tượng này còn được gọi là hiện tượng quang điện ngoài. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.

A. sẽ bị bật ra khỏi catot                                                           

B. phá vỡ liên kết để trở thành electron dẫn

C. chuyển động mạnh hơn                                                        

D. chuyển lên quỹ đạo có bán kính lớn hơn

9. Chọn phát biểu đúng. Chiếu một chùm ánh sáng vàng λ = 0,6µm vào một tấm kẽm tích điện âm thì thấy

A. tấm kẽm tăng điện tích âm                             B. tấm kẽm giảm điện tích âm.

C. tấm kẽm không thay đổi điện tích âm            D. tấm kẽm sẽ tích điện dương

10. Không có electron bật ra khỏi kim loại khi chiếu một chùm sáng đơn sắc vào nó vì

A. chùm sáng có cường độ quá nhỏ          

B. bước sóng của ánh sáng lớn hơn giới hạn quang điện

C. công thoát của electron nhỏ hơn năng lượng của photon       

D. kim loại hấp thụ quá ít ánh sáng đó

11. Giới hạn quang điện của Natri là 0,5µm. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra khi chiếu vào catot bằng natri chùm bức xạ nào sau đây

A. chùm ánh sáng trắng                                       B. chùm tia hồng ngoại         

C. chùm tia tử ngoại                                            D. chùm tia Rơn-ghen

12. Giới hạn quang điện của đồng là 0,3µm. Hiện tượng quang điện sẽ xảy ra khi chiếu vào catot bằng đồng chùm bức xạ nào sau đây

A. chùm sóng viba của rađa                                B. chùm tia hồng ngoại          

C.chùm ánh sáng tím nhìn thấy được                  D. chùm tia tử ngoại từ đèn hơi thủy ngân

13. Chùm bức xạ nào sau đây gây ra hiện tượng quang điện cho hầu hết các kim loại

A. chùm tia X (tia Rơn-ghen)                              B. chùm tia tử ngoại          

C. chùm ánh sáng nhìn thấy                                D. chùm tia hồng ngoại         

14. Tìm phát biểu sai về thí nghiệm với tế bào quang điện

A. Với mỗi kim loại làm catot, ánh sáng kích thích phải có bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng một giới hạn λ0 nào đó thì hiện tượng quang điện mới xảy ra

B. Dòng quang điện được tạo nên do các electron quang điện bật ra khi được chiếu ánh sáng thích hợp đã chạy về anot dưới tác dụng của điện trường giữa anot và catot

C. Bỏ tấm kính lọc sắc giữa đèn hồ quang và tế bào quang điện thì hiện tượng quang điện không xảy ra được nữa

D. Ánh sáng kích thích có bước sóng lớn hơn giới hạn quang điện λ0 thì dù chùm sáng có cường độ mạnh cũng không gây ra hiện tượng quang điện

15. Tìm phát biểu sai về thí nghiệm với tế bào quang điện

A. Đường đặc trưng Vôn-Ampe cũa tế bào quang điện cho thấy, khi UAK có giá trị còn nhỏ mà tăng thì dòng quang điện cũng tăng

B. Khi UAK đạt đến một giá trị nào đó thì cường độ dòng quang điện đạt đến giá trị bão hòa Ibh

C. Giá trị cường độ dòng quang điện bão hòa tỉ lệ thuận với cường độ chùm sáng chiếu vào tế bào quang điện

D. Khi UAK < 0 thì dòng quang điện triệt tiêu vì các electron quang điện khi đó không về được anot để tạo nên dòng điện

16. Chọn câu sai khi nói đến những kết quả rút ra từ thí nghiệm với tế bào quang điện.

A. Hiệu điện thế giữa anot và catot của tế bào quang điện luôn có giá trị âm khi dòng quang điện triệt tiêu

B. Dòng quang điện vẫn tồn tại ngay cả khi hiệu điện thế giữa anot và catot của tế bào quang điện bằng không.

C. Cường độ dòng quang điện bão hòa không phụ thuộc vào cường độ chùm sáng kích thích

D. Giá trị của hiệu điện thế hãm phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích

17. Tìm phát biểu sai về đặc tuyến Vôn –ampe của tế bào quang điện

A. Khi UAK = 0 ta vẫn có dòng quang điện I0 0. Điều đó chứng tỏ các electron bật ra từ kim loại làm catot có một động năng ban đầu.

B. UAK < - U0 < 0 thì I = 0 chứng tỏ rằng điện áp ngược đã đủ mạnh để kéo mọi electron quang điện trở lại catot dù chúng có động năng ban đầu

C. Khi UAK đủ lớn (UAK > U1) dòng quang điện đạt bão hòa. Gía trị cường độ dòng quang điện bão hòa chỉ phụ thuộc bước sóng của bức xạ chiếu đến và không phụ thuộc cường độ chùm sáng mạnh hay yếu.

D. Thực nghiệm chứng tỏ giá trị dòng quang điện bão hòa tỉ lệ thuận với cường độ chùm sáng chiếu vào tế bào quang điện

18. Dòng quang điện là:

A. dòng điện qua tế bào quang điện khi xảy ra hiện tượng quang điện với hiệu điện thế giữa anot và catot bằng 0.

B. dòng điện qua tế bào quang điện khi xảy ra hiện tượng quang điện

C. dòng điện trong mạch khi đặt hiệu điện thế hãm lên mạch

D. dòng điện qua tế bào quang điện khi đạt giá trị bão hòa

19. Tìm phát biểu sai về các định luật quang điện

A. Đối với mỗi kim loại dùng làm catot có một bước sóng giới hạn nhất định gọi là giới hạn quang điện.

B. Với ánh sáng kích thích hợp, cường độ dòng quang điện bão hòa tỉ lệ thuận với cường độ của chùm sáng kích thích.

C. Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi bước sóng λ của ánh sáng kích thích lớn hơn giới hạn quang điện

D. Động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện không phụ thuộc vào cường độ chùm sáng kích thích mà chỉ phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích và bản chất kim loại dùng làm catot

20. Một chùm sáng đơn sắc tác dụng lên bề mặt kim loại làm bứt các electron ra khỏi kim loại này. Nếu tăng cường độ chùm sáng đó lên 3 lần thì

A. động năng ban đầu cực đại của electron quang điện tăng 3 lần

B. động năng ban đầu cực đại của electron quang điện tăng 9 lần

C. công thoát của electron giảm 3 lần

D. số lượng electron thoát ra khỏi kim loại đó mỗi giây tăng 3 lần

21. Giới hạn quang điện là

A. bước sóng nhỏ nhất của ánh sáng kích thích để hiện tượng quang điện có thể xảy ra

B. bước sóng dài nhất của ánh sáng kích thích để hiện tượng quang điện có thể xảy ra

C. cường độ cực đại của ánh sáng kích thích để hiện tượng quang điện có thể xảy ra

D. cường độ cực tiểu của ánh sáng kích thích để hiện tượng quang điện có thể xảy ra

22. Tìm công thức liên hệ giữa giới hạn quang điện λ0 và công thoát A của kim loại làm catot, vận tốc ánh sáng c và hằng số plăng  h là

A. \( \lambda _{0}=\frac{hA}{c}\)                       B. \( \lambda _{0}=\frac{A}{hc}\)                   C. \( \lambda _{0}=\frac{A}{c}\)                     D. \( \lambda _{0}=\frac{hc}{A}\)

23. Tìm phát biểu sai về định luật quang điện

A. Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi ánh sáng kích thích chiếu vào kim loại có bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng bước sóng λ0 gọi là giới hạn quang điện của kim loại đó: λ < λ0

B. Các kim loại kiềm và một vài kim loại kiềm thổ, có giới hạn quang điện λ0 trong miền ánh sáng nhìn thấy

C. Các kim loại thường dùng có giới hạn quang điện trong miền hồng ngoại

D. Động năng ban đầu cực đại của electron phụ thuộc vào bản chất kim loại dùng làm catot

24. Khi chiếu ánh sáng có bước sóng λ < λ0 vào catot của một tế bào quang điện thì dòng quang điện I = 0 khi UAK = Uh < 0. Nếu chiếu ánh sáng có bước sóng λ < λ vào catot thì độ lớn hiệu điện thế hãm Uh

A. không thay đổi                 B. giảm đi                       C. tăng lên                        D. đạt giá trị bằng 0

25. Hiệu điện thế hãm

A. phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích và bản chất của kim loại dùng làm catot.

B. phụ thuộc vào cường độ của chùm sáng kích thích

C. tỉ lệ với cường độ chùm sáng kích thích

D. phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích

26. Kết luận nào sau đây là sai khi dòng quang điện bão hòa xuất hiện.

A. Tất cả các electron bứt ra trong mỗi giây đều chạy hết về anot

B. Không có electron nào bứt ra quay trở về catot

C. Có sự cân bằng giữa số electron bay ra khỏi catot với số electron bị hút trở lại catot

D. Ngay cả các electron có vận tốc ban đầu rất nhỏ cũng bị kéo về anot

27. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cường độ dòng quang điện bão hòa.

A. Cường độ dòng quang điện bão hòa tỉ lệ nghịch với cường độ chùm sáng kích thích

B. Cường độ dòng quang điện bão hòa không phụ thuộc vào cường độ chùm sáng kích thích

C. Cường độ dòng quang điện bão hòa tỉ lệ thuận với cường độ chùm sáng kích thích

D. Cường độ dòng quang điện bão hòa tăng theo quy luật hàm số mũ với cường độ chùm sáng kích thích

28. Cường độ dòng quang điện sẽ biến đổi như thế nào khi tăng dần hiệu điện thế giữa anot và catot

A. Cường độ dòng quang điện tăng dần                       

B. Cường độ dòng quang điện giảm dần                       

C. Cường độ dòng quang điện tăng dần và khi UAK vượt quá một giá trị tới hạn nào đó thì dòng quang điện nào đó thì dòng quang điện giữ giá trị không đổi.

D. Cường độ dòng quang điện biến thiên theo định luật hàm si hay cosin

29. Khi đã có dòng quang điện chạy trong tế bào quang điện thì nhận định nào sau đây là sai

A. Một phần năng lượng của phôton dùng để thực hiện công thoát electron

B. Hiệu điện thế hãm luôn có giá trị âm

C. Cường độ dòng quang điện khi chưa bão hòa phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa anot và catot

D. Cường độ dòng quang điện bão hòa tỉ lệ nghịch với cường độ chùm sáng kích thích

30. Động năng ban đầu của các electron quang điện sẽ có giá trị cực đai khi

A. các electron quang điện là các electron nằm ngay trên bề mặt tinh thể kim loại

B. các electron quang điện là các electron nằm sâu trong tinh thể kim loại

C. các electron quang điện là các electron liên kết

D. các electron quang điện là các electron tự do

31. Khi hiện tượng quang điện xảy ra, nếu giữ nguyên bước sóng ánh sáng kích thích và tăng cường độ chùm sáng kích thích thì

A. động năng ban đầu cực đại của các electron tăng lên   

B. cường độ dòng quang điện bão hòa tăng lên

C. hiệu điện thế hãm tăng lên                                         

D. các quang electron đến anot với vận tốc lớn hơn

185. Một trong những đặc điểm của hiện tượng quang – phát quang là

A. chỉ khi được kích thích bằng tia tử ngoại mới có hiện tượng phát quang

B. chất phát quang được kích thích bởi ánh sáng có bước sóng nào thì phát ra ánh sáng có bước sóng đó

C. tần số của ánh sáng phát quang nhỏ hơn tần số của ánh sáng kích thích

D. bước sóng của ánh sáng phát quang nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng kích thích

186. Các vạch trong miền nhìn thấy của quang phổ của Hidro thuộc

A. dãy Lai-man                                                              B. dãy Ban-me                

C. dãy Pa-sen                                                                 D. cả dãy Ban-me và dãy Pa-sen

187. Sau khi nguyên tử phát xạ một photon, electron trong nguyên tử Hidro

A. chuyển đến quỹ đạo gần hạt nhân hơn            

B. chuyển đến quỹ đạo xa hạt nhân hơn

C. vẫn ở quỹ đạo cũ nhưng có tốc độ chậm đi    

D. vẫn ở quỹ đạo cũ nhưng tốc độ không đổi

188. Sự phát xạ cảm ứng xảy ra khi

A. một nguyên tử ở trạng thái kích thích hấp thụ thêm một photon có cùng tần số

B. có sự phát xạ đồng thời của hai nguyên tử có cùng năng lượng

C. sự phát ra photon khi có ánh sáng tần số cao chiếu vào nguyên tử

D. sự phát xạ ánh sáng khi nguyên tử bị kích thích bằng dòng điện cảm ứng

189. Nguyên tắc hoạt động của laze

A. dựa trên sự phát xạ photon dưới tác dụng của ánh sáng kích thích

B. sử dụng hiện tượng phát xạ cảm ứng

C. dựa trên sự phát xạ electron từ nguyên tử bị cảm ứng bởi tác động của ánh sáng kích thích

D. sử dụng hiện tượng cảm ứng điện từ

190. Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến tính chất lượng tử ánh sáng

A. Hiện tượng quang - phát quang                                 B. Hiện tượng quang điện ngoài

C. Hiện tượng giao thoa ánh sáng                                  D. Hiện tượng quang điện trong

191. Ánh sáng huỳnh quang và ánh sáng lân quang có cùng tính chất nào sau đây

A. Có tần số nhỏ hơn tần số ánh sáng kích thích

B. Đều do chất rắn bị kích thích phát ra

C. Do các tinh thể phát ra, khi được kích thích bằng ánh sáng có bước sóng ngắn

D. Đều tồn tại trong khoảng thời gian dài hơn 10-8s

192. Sự phát quang của vật nào dưới đây là sự phát quang

A. tế bào quang điện                                                       B. tia lửa điện ở ổ cắm điện     

C. đi-ôt phát quang                                                         D. đèn pha ô tô

193. Chọn phát biểu sai về tia laze. Tia laze

A. thường là chùm sáng phân kì mạnh                          B. thường có cường độ lớn

C. là chùm sáng kết hợp                                                 D. có tính đơn sắc cao

194. Hiện nay laze không được dùng trong trường hợp nào

A. thiết bị đọc đĩa CD                                                    B. phẫu thuật mắt cận            

C. chữa bệnh ung thư                                                     D. điều khiển tàu vũ trụ

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021