100 Bài tập trắc nghiệm lý thuyết về điện xoay chiều hay và khó

Cập nhật lúc: 00:38 23-06-2015 Mục tin: Vật lý lớp 12


100 bài tập lý thuyết toàn bộ chương dòng điện xoay chiều được trình bày từ dễ đến khó, hệ thống hóa bài tập theo từng phần giúp bạn đọc tự luyện để làm tốt bài toán.

100 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT VỀ ĐIỆN XOAY CHIỀU HAY VÀ KHÓ

Câu 1. .Một điện trở thuần R mắc vào  mạch điện xoay chiều tần số 50Hz, muốn dòng điện trong mạch sớm pha hơn điện áp giữa hai đầu đoạn mạch một góc π/2

      A. người ta phải thay điện trở nói trên bằng một cuộn cảm

      B. người ta phải mắc thêm vào mạch một tụ điện nối tiếp với điện trở.

      C. người ta phải thay điện trở nói trên bằng một tụ điện.

      D. người ta phải mắc thêm vào mạch một cuộn cảm nối tiếp với điện trở.

 Câu 2. .Khi tần số dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm tăng lên 4 lần thì cảm kháng của cuộn cảm

      A. tăng lên 2 lần.              B. tăng lên 4 lần.           C. giảm đi 4 lần.         D. giảm đi 2 lần.

 Câu 3. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

      A. Công suất của dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào công suất hao phí trên đường dây tải điện.

      B. Công suất của dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.

      C. Công suất của dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch.

      D. Công suất của dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào bản chất của mạch điện và tần số dòng điện trong mạch.

 Câu 4. Chọn câu trả lời sai: Trong mạch điện xoay chiều gồm R,L,C nối tiếp. Khi hiện tượng cộng hưởng xảy ra thì:

      A. ZL=ZC                                                                  B. U=UR

      C. Công suất tiêu thụ trong mạch lớn nhất               D. UL=UC=0

Câu 5. Chọn trả lời sai. Dòng điện xoay chiều là:

      A. Dòng điện mà cường độ biến thiên theo dạng sin.    

      B. Dòng điện đổi chiều một cách tuần hoàn.

      C. Dòng điện dao động điều hoà.                   

      D. Dòng điện mà cường độ biến thiên theo dạng cos.

 Câu 6. .Công thức tính tổng trở của đoạn mạch RLC măc nối tiếp là

      A. \(Z=\sqrt{R^{2}-(Z_{L}+Z_{C})^{2}}\)                              B. \(Z=\sqrt{R^{2}+(Z_{L}+Z_{C})^{2}}\)        

      C. \(Z=\sqrt{R^{2}+(Z_{L}-Z_{C})^{2}}\)                              D.\(Z=R+Z_{L}+Z_{C}\)

 Câu 7. Công suất của dòng điện xoay chiều trên đoạn mạch RLC nối tiếp không phụ thuộc vào đại lượng nào sau đây?

      A. Hiệu điện thế cực đại giữa hai đầu đoạn mạch.

      B. Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua mạch.

      C. Độ lệch pha giữa dòng điện và hiệu điện thế giữa hai bản tụ.

      D. Tỉ số giữa điện trở thuần và tổng trở của mạch.

 Câu 8. Chọn phát biểu sai?

      A. Trong đoạn mạch chỉ chứa điện trở R thì cường độ dòng điện và điện áphai  đầu mạch luôn luôn cùng pha nhau..

      B. Trong đoạn mạch chỉ có cuộn dây thuần cảm kháng, dđiện luôn chậm pha hơn điện áp tức thời một góc 900

          C. Cường độ dòng điện qua cuộn dây: I0 = U0L/ZL.

      D. Cường độ dòng điện qua mạch điện:I0 = U/R

 Câu 9.  Công thức xác định dung kháng của tụ điện C đối với tần số f là

      A. ZC = \(\frac{1}{2\pi fC}\)              B. ZC = 2π ƒC                 C. ZC = π ƒC             D. ZC =  \(\frac{1}{\pi fC}\)

 Câu 10. Chọn câu Đúng.

      A. Dung kháng của tụ điện tỉ lệ nghịch với chu kỳ của dòng điện xoay chiều.

      B. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ biến thiên sớm pha π/2 đối với dòng điện.

      C. Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều qua tụ điện tỉ lệ nghịch với tần số dòng điện.

      D. Tụ điện cho cả dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đi qua.

 Câu 11. Mạch điện nào sau đây có hệ số công suất nhỏ nhất?

      A. Điện trở thuần R nối tiếp với cuộn cảm L.

      B. Điện trở thuần R1 nối tiếp với điện trở thuần R2.

      C. Điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện C.                             

      D. Cuộn dây thuần cảm L nối tiếp với tụ điện C.

 Câu 12. Trong các dụng cụ tiêu thụ điện như quạt, tủ lạnh, động cơ, người ta năng cao hệ số công suất nhằm:

      A. Tăng cường độ dòng điện                     B. Tăng công suất tiêu thụ  

      C. Giảm cường độ dòng điện                    D. Giảm công suất tiêu thụ

 Câu 13.  Mạch RLC nối tiếp có 2πf\(\sqrt{LC}\)  = 1. Nếu cho R tăng 2 lần thì hệ số công suất của mạch:

      A. Không đổi             B. Tăng bất kỳ         C. Tăng 2 lần          D. Giảm 2 lần

 Câu 14.  Một bàn ủi được coi như một đoạn mạch có điện trở R được mắc vào mạng điện AC 110V -50Hz. Khi mắc nó vào mạng AC 110V - 60Hz thì công suất toả nhiệt của bàn ủi:

      A. Có thể tăng, có thể giảm.                       B. Giảm đi.

      C. Tăng lên.                                                D. Không đổi.

 Câu 15. Hai cuộn dây R1, L1và R2, L2 mắc nối tiếp nhau và đặt vào một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U. Gọi U1và U2 là điện áp hiệu dụng tương ứng giữa hai cuộn R1, L1 và R2, L2 Điều kiện U = U1+U2 là:

      A. L1L2 = R1R2           B. L1 + L2 = R1 + R2       C. L1/R1 = L2/R2     D. L1/R2 = L2/R1

 Câu 16. Công suất tỏa nhiệt trong mỗi mạch điện phụ thuộc vào:

      A. Các thành phần cấu tạo nên mạch       B. Cảm kháng        

      C. Điện trở                                               D. Dung kháng

 Câu 17. Công suất của một đoạn mạch xoay chiều còn được tính bằng công thức nào dưới đây:

      A. P = U.I;           B. P = R.I.cosπ.            C. P = Z.I 2 cosπ;        D. P = Z.I 2;

 Câu 18.  Phát biểu nào sau đây là đúng với mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ điện?

      A. Dòng điện sớm pha hơn điện áp một góc π/4.                    

      B. Dòng điện sớm pha hơn điện áp một góc π/2.

      C. Dòng điện trễ pha hơn điện áp một góc π/4.                       

      D. Dòng điện trễ pha hơn điện áp một góc π/2.

 Câu 19. Trong đoạn mạch R , L, C mắc nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng . Tăng dần tần số của dòng điện và giữ nguyên các thông số khác của mạch , kết luận nào sau đây không đúng?

      A. Hiệu điện thế hiệu dụng trên điện trở giảm                         

      B. Hệ số công suất của đoạn mạch giảm

      C. Cường độ hiệu dụng của dòng giảm    

      D. Hiệu điện thế hiệu dụng trên tụ điện tăng

 Câu 20.  Công thức xác định cảm kháng của cuộn cảm L đối với tần số f là

      A. ZL = \(\frac{1}{2\pi fL}\)             B. ZL = 2πƒL           C. ZL = πƒL             D. ZL =\(\frac{1}{\pi fL}\)  

..................................................................................................................................................................

 Câu 90.  Đoạn mạch RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng. Tăng dần tần số của dòng điện và giữ nguyên các thông số khác của mạch, kết luận nào dưới đây không đúng?

      A. Hiệu điện thế trên điện trở giảm.

      B. Cường độ dòng điện giảm, cảm kháng của cuộn dây tăng, hiệu điện thế trên cuộn dây không đổi.

      C. Cảm kháng của cuộn dây tăng, hiệu điện thế trên cuộn dây thay đổi.

      D. Hiệu điện thế trên tụ thay đổi.

 Câu 91.  Mạch điện nào sau đây có hệ số công suất lớn nhất?

      A. Điện trở thuần R1 nối tiếp với điện trở thuần R2.     

      B. Điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện C

      C. Điện trở thuần R nối tiếp với cuộn cảm L.                                

       D. Cuộn cảm L nối tiếp với tụ điện C

 Câu 92. Dòng điện xoay chiều qua đoạn mạch chỉ có cuộn cảm hay tụ điện giống nhau ở điểm nào?

      A. Đều biến thiên trễ pha π/2 đối với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.

      B. Đều có cường độ hiệu dụng tỉ lệ với hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch.

      C. Đều có cường độ hiệu dụng tăng khi tần số dòng điện tăng.

      D. Đều có cường độ hiệu dụng giảm khi tần số điểm điện tăng.

 Câu 93.  Trong đoạn mạch RLC, mắc nối tiếp đang xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Tăng dần tần số dòng điện và giữ nguyên các thông số của mạch, kết luận nào sau đây là không đúng?

      A. Hệ số công suất của đoạn mạch giảm.                 B. Hiêu điện thế hiệu dụng trên điện trở giảm.

      C. Cường độ hiệu dụng của dòng điện giảm.           D. điện áp hiệu dụng trên tụ điện tăng.

 Câu 94. Dung kháng của một đoạn mạch RLC nối tiếp có giá trị nhỏ hơn cảm kháng. Ta làm thau đổi chỉ một trong các thông số của đoạn mạch bằng cách nêu sau đây. Cách nào có thể làm cho hiện tượng cộng hưởng điện xảy ra?

      A. Giảm điện trở của đoạn mạch.             B. Giảm tần số dòng điện.

      C. Tăng điện dung của tụ điện.                 D. Tăng hệ số tự cảm của cuộn dây.

 Câu 95. Chọn phát biểu đúng trong trường hợp ωL > \(\frac{1}{\omega C}\) của mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp?

      A. Điện áphai đầu điện trở thuần R đạt cực đại.

      B. Hệ số công suất cos φ >1

      C. Trong mạch có cộng hưởng điện.

      D. Cường độ dòng điện chậm pha hơn điện áphai đầu đoạn mạch.

 Câu 96. Chọn kết luận sai khi nói về mạch điện xoay chiều không phân nhánh RLC ?

      A. Cường độ dòng điện hiệu dụng  trong mạch được tính bởi công thức: I = \(\frac{U}{\sqrt{R^{2}+(Z_{L}-Z_{C})^{2}}}\)

      B. Cường độ dòng điện hiệu dụng  trong mạch bằng cường độ dòng điện cực đại chia cho  \(\sqrt{2}\)

      C. Điện áp hai đầu đoạn mạch có thể nhanh pha, cùng pha hoặc chậm pha so với dòng điện.

      D. Hệ số công suất của đoạn mạch luôn luôn nhỏ hơn 1.

 Câu 97. Chọn câu trả lời đúng: Hệ số công suất của một đoạn mạch điện xoay chiều gồm R,L,C mắc nối tiếp được tính bởi công thức:

      A. cosφ=Z.L           B. cosφ=\(\frac{R}{Z}\)             C. cosφ= \(\frac{Z_{L}}{Z}\)           D. cosφ=\(\frac{Z_{C}}{Z}\)

 Câu 98. Giá trị đo của vônkế và ampekế xoay chiều chỉ:

      A. Giá trị tức thời của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.

      B. Giá trị trung bình của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.

      C. Giá trị hiệu dụng của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.

      D. Giá trị cực đại của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.

 Câu 99.  Khẳng định nào sau đây là đúng? Khi điện áp giữa hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp sớm pha π/4 đối với dòng điện trong mạch thì

      A. tần số của dòng điện trong mạch nhỏ hơn giá trị cần xảy ra hiện tượng cộng hưởng.

      B. tổng trở của mạch bằng hai lần thành phần điện trở thuần R của mạch.

      C. hiệu số giữa cảm kháng và dung kháng bằng điện trở thuần của mạch.

      D. điện áp giữa hai đầu điện trở sớm pha π/4 so với điện áp giữa hai đầu tụ điện

 Câu 100. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh khi điện dung của tụ điện thay đổi và thoả mãn điều kiện \(\omega =\frac{1}{\sqrt{LC}}\)  thì

      A. Cường độ dòng điện cùng pha với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.

      B. Công suất tiêu thụ trong mạch đạt cực đại.

      C. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt cực đại.

      D. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt cực đại.

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021